Dịch đề & phân tích đáp án IELTS Reading Cambridge 14 Test 2

Cam 14 Test 2 Passage 1: ALEXANDER HENDERSON (1831 – 1913) 

PHẦN 1: DỊCH ĐỀ

A. Alexander Henderson was born in Scotland in 1831 and was (Q9) the son of a successful merchant. His grandfather, also called Alexander, had founded the family business, and later became the first chairman of the National Bank of Scotland. The family had extensive landholdings in Scotland. Besides its residence in Edinburgh, it owned Press Estate, 650 acres of farmland about 35 miles southeast of the city. The family often stayed at Press Castle, the large mansion on the northern edge of the property, (Q1) and Alexander spent much of his childhood in the area, playing on the beach near Eyemouth or fishing in the streams nearby.

Alexander Henderson sinh ra tại Scotland năm 1831, là con trai của một thương gia giàu có. Ông nội của ông, còn được gọi với cái tên Alexander, thành lập doanh nghiệp gia đình và sau đó trở thành chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng quốc gia Scotland. Gia đình ông sở hữu đất đai rộng lớn ở Scotland. Bên cạnh mảnh đất lớn của họ ở Edinburgh, họ còn  sở hữu khu đất Press, gồm 650 hecta đất nông nghiệp cách thành phố 35 dặm về phía đông nam. Gia đình họ thường ở tại Press Castle trong một căn biệt thự lớn ở rìa phía bắc của mảnh đất. Alexander đã dành phần lớn thời thơ ấu của mình ở đây nô đùa trên bãi biển gần Eybest hay câu cá ở con suối gần đó.

B. Even after he went to school at Murcheston Academy on the outskirts of Edinburgh, Henderson returned to Press at weekends. In 1849 he began a three-year apprenticeship to become an accountant. (Q2) Although he never liked the prospect of a business career, he stayed with it to please his family. In October 1855, however, he emigrated to Canada with his wife Agnes Elder Robertson and they settled in Montreal.

  • apprenticeship (noun) /əˈprentɪʃɪp/: học việc
    ENG: a period of time working as an apprentice; a job as an apprentice
  • emigrate (verb) /ˈemɪɡreɪt/: di cư
    ENG: (from…) (to…) to leave your own country to go and live permanently in another country

Thậm chí sau khi nhập học tại học viện Murcheston, tọa lạc tại vùng ngoại ô thành phố Edinburgh, Henderson vẫn quay lại biệt thự Press vào cuối tuần. Năm 1849, ông bắt đầu quãng thời gian 3 năm học việc để trở thành một kế toán viên. Dù không bao giờ thích viễn cảnh về sự nghiệp kinh doanh, ông vẫn ở lại để làm hài lòng gia đình. Tuy nhiên, tháng 10 năm 1855, ông đã cùng vợ mình, bà Agnes Elder Robertson, di cư đến Canada và định cư tại Montreal.

C. Henderson learned photography in Montreal around the year 1857 and quickly took it up as a serious amateur. He became a personal friend and colleague of the Scottish-Canadian photographer William Notman. (Q3) The two men made a photographic excursion to Niagara Falls in 1860 and they cooperated on experiments with magnesium flares as a source of artificial light in 1865. They belonged to the same societies and were among the founding members of the Art Association of Montreal. Henderson acted as chairman of the association’s first meeting, which was held in Notman’s studio on 11 January 1860.

  • amateur (adj) /ˈæmətə(r)/: nghiệp dư
    ENG: doing something for pleasure or interest, not as a job
  • Artificial (adj) /ˌɑːtɪˈfɪʃl/: nhân tạo
    ENG: made or produced to copy something natural; not real

Tại Montreal, Henderson học nhiếp ảnh vào khoảng năm 1857 và nhanh chóng đảm nhiệm vị trí một nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Ông trở thành bạn và đồng nghiệp của một nhiếp ảnh gia người Canada gốc Scotland William Notman. Năm 1860, hai người đã thực hiện một chuyến du ngoạn nhiếp ảnh đến Thác Niagara và cùng hợp tác trong các thí nghiệm về nguồn sáng nhân tạo với ngọn lửa magiê năm 1865. Họ thuộc cùng một tầng lớp và là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội Nghệ thuật Montreal. Henderson đóng vai trò là chủ tịch của cuộc họp đầu tiên của hiệp hội, được tổ chức tại studio Notman, vào ngày 11 tháng 1 năm 1860.

D. (Q4) In spite of their friendship, their styles of photography were quite different. While Notmans landscapes were noted for their bold realism, Henderson for the first 20 years of his career produced romantic images, showing the strong influence of the British landscape tradition. His artistic and technical progress was rapid and in 1865 he published his first major collection of landscape photographs. The publication had limited circulation (only seven copies have ever been found), and was called Canadian Views and Studies. The contents of each copy vary significantly and have proved a useful source for evaluating Henderson’s early work.

  • evaluate (verb) /ɪˈvæljueɪt/: đánh giá
    ENG: to form an opinion of the amount, value or quality of something after thinking about it carefully

Dù là bạn thân nhưng phong cách nhiếp ảnh của họ khá khác biệt. Trong khi tranh phong cảnh của Notmans được chú ý bởi sự chân thực táo bạo, Henderson trong 20 năm đầu đã tạo ra những bức tranh lãng mạn, mang đậm sức ảnh hưởng mạnh mẽ của tranh phong cảnh truyền thống nước Anh. Tiến bộ nghệ thuật và kĩ thuật của ông đã phát triển nhanh chóng, năm 1865, ông đã xuất bản bộ sưu tập ảnh phong cảnh lớn đầu tiên của mình. Ấn phẩm có số lượng phát hành hạn chế (chỉ có bảy bản đã được tìm thấy) và được gọi là Quan điểm và Nghiên cứu của người Canada. Nội dung của mỗi bản sao khác nhau đáng kể và đã chứng minh một nguồn hữu ích để đánh giá tác phẩm ban đầu của Henderson.

E. (Q5) In 1866, he gave up his business to open a photographic studio, advertising himself as a portrait and landscape photographer. (Q6) From about 1870 he dropped portraiture to specialize in landscape photography and other views. His numerous photographs of city life revealed in street scenes, houses, and markets are alive with human activity, and although his favourite subject was landscape he usually composed his scenes around such human pursuits as farming the land, cutting ice on a river, or sailing down a woodland stream. There was sufficient demand for these types of scenes and others he took depicting the lumber trade, steamboats and waterfalls to enable him to make a living. (Q10) There was little competing hobby or amateur photography before the late 1880s because of the time-consuming techniques involved and the weight of the equipment. (Q11) People wanted to buy photographs as souvenirs of a trip or as gifts, and catering to this market, Henderson had stock photographs on display at his studio for mounting, framing, or inclusion in albums.

  • give up (phrasal verb): từ bỏ
    ENG: to stop trying to do something

Năm 1866, ông ấy đã từ bỏ việc kinh doanh để mở một studio nhiếp ảnh, quảng bá bản thân là một nhiếp ảnh gia chân dung và ngoại cảnh. Từ năm 1870, ông bỏ việc chụp chân dung để tập trung vào chụp phong cảnh và các góc ảnh khác. Vô vàn bức ảnh của ông về cuộc sống thành phố được tiết lộ qua những cảnh đường xá, nhà cửa và những phiên chợ sống động với hoạt động của con người. Dù chủ đề yêu thích của ông là phong cảnh, ông vẫn luôn sáng tác các cảnh quay của mình xung quanh những công việc hằng ngày của con người như làm ruộng, cắt băng trên sông hay chèo thuyền xuôi theo dòng suối trong rừng. Người ta thường có nhu cầu mua những loại ảnh này hoặc một vài loại khác mà ông ấy đã phác họa sự buôn lậu gỗ, tàu hơi nước và thác nước để cho phép ông kiếm sống. Cuối những năm 1880, có rất ít sự cạnh tranh hay nhiếp ảnh gia nghiệp dư bởi kĩ thuật thì tốn thời gian và thiết bị nặng. Mọi người muốn mua những bức ảnh làm kỉ niệm một chuyến đi hoặc làm quà tặng. Để phục vụ cho thị trường này, Henderson đã trưng bày những bức ảnh này tại Studio để gắn, đóng khung hoặc đưa vào những bộ sưu tập.

F. Henderson frequently exhibited his photographs in Montreal and abroad, in London, Edinburgh, Dublin, Paris, New York, and Philadelphia. He met with greater success in 1877 and 1876 in New York when he won first prizes in the exhibition held by E and HT Anthony and Company for landscapes using the Lambertype process. In 1878 his work won second prize at the world exhibition in Paris.

Henderson thường trưng bày các bức ảnh của mình ở Montreal và nước ngoài như London, Edinburgh, Dublin, Paris, New York và Philadelphia. Ông đã đạt được nhiều thành công vào năm 1877 và 1876 tại New York khi giành được giải thưởng đầu tiên trong triển lãm do nhà cung cấp và phân phối tư vật ảnh E và HT tổ chức cho các tranh phong cảnh sử dụng quy trình Lambertype. Năm 1878, tác phẩm của ông đã giành giải nhì tại triển lãm thế giới ở Paris.

G. In the 1870s and 1880s Henderson travelled widely throughout Quebec and Ontario, in Canada, documenting the major cities of the two provinces and many of the villages in Quebec. (Q12) He was especially fond of the wilderness and often travelled by canoe on the Blanche, du Lièvre, and other noted eastern rivers. He went on several occasions to the Maritimes and in 1872 he sailed by yacht along the lower north shore of the St Lawrence River. (Q7) That same year, while in the lower St Lawrence River region, he took some photographs of the construction of the Intercolonial Railway. This undertaking led in 1875 to a commission from the railway to record the principal structures along the almost-completed line connecting Montreal to Halifax. Commissions from other railways followed. In 1876 he photographed bridges on the Quebec, Montreal, Ottawa and Occidental Railway between Montreal and Ottawa. (Q8/13) In 1885 he went west along the Canadian Pacific Railway (CPR) as far as Rogers Pass in British Columbia, where he took photographs of the mountains and the progress of construction.

  • wilderness (noun) /ˈwɪldənəs/: sự hoang dã
    ENG: a large area of land that has never been developed or used for growing crops because it is difficult to live there

Trong những năm 1870 và 1880, Henderson đã đi du lịch khắp Quebec và Ontario, Canada nhằm ghi lại hình ảnh các thành phố lớn của hai tỉnh này và nhiều ngôi làng ở Quebec. Ông đặc biệt yêu thích vùng hoang dã thường đi ca nô trên con sông Blanche, Du Lièvre và các dòng sông phía Đông nổi tiếng khác. Ông đã nhiều lần đến Maritimes, vào năm 1872, ông đã đi thuyền dọc theo bờ phía bắc của sông St Lawrence. Trong chuyến đi này, ông đã chụp một vài bức ảnh về công trình xây dựng Đường sắt liên thuộc địa. Công việc này đã dẫn đến một nhiệm vụ mới vào năm 1875 từ ủy ban đường sắt chụp lại các cấu trúc chính dọc theo tuyến đường sắp sửa hoàn thành nối từ Montreal đến Halifax. Các nhiệm vụ từ các tuyến đường sắt khác cũng theo sau đó. Năm 1876, ông chụp ảnh những cây cầu trên Quebec, Montreal, Ottawa và Đường sắt ngẫu nhiên giữa Montreal và Ottawa. Năm 1885, ông đi về phía tây dọc theo Đường sắt Thái Bình Dương của Canada (CPR) đến tận Đèo Rogers ở British Columbia, nơi ông chụp ảnh những ngọn núi và tiến độ xây dựng.

H. In 1892 Henderson accepted a full-time position with the CPR as manager of a photographic department which he was to set up and administer. His duties included spending four months in the field each year. That summer he made his second trip west, photographing extensively along the railway line as far as Victoria. He continued in this post until 1897, when he retired completely from photography.

Năm 1892, Henderson chấp nhận vị trí toàn thời gian tại CPR với tư cách là người quản lý của một bộ phận nhiếp ảnh mà ông sẽ thành lập và điều hành. Nhiệm vụ của ông dành bốn tháng cho lĩnh vực này mỗi năm. Mùa hè năm đó, ông thực hiện chuyến đi thứ hai về phía tây, chụp những bức ảnh dọc theo tuyến đường sắt dài bất tận đến Victoria. Ông theo đuổi dự án này cho đến năm 1897, khi ông hoàn toàn nghỉ hưu.

I. When Henderson died in 1913, his huge collection of glass negatives was stored in the basement of his house. Today collections of his work are held at the National Archives of Canada, Ottawa, and the McCord Museum of Canadian History, Montreal.

  • basement (noun) /ˈbeɪsmənt/: tầng hầm
    ENG: a room or rooms in a building, partly or completely below the level of the ground

Năm 1913, khi Henderson qua đời, bộ sưu tập kính âm đồ sộ của ông được lưu giữ dưới tầng hầm của nhà ông. Ngày nay, bộ sưu tập những tác phẩm của ông được lưu trữ tại viện Lưu trữ quốc gia Canada, Ottawa và bảo tàng lịch sử McCord, Montreal.

Bạn đang chuẩn bị cho kì thi IELTS?

Hãy tham khảo khóa học IELTS của cô Thanh Loan

 

Với 10 năm kinh nghiệm, cô Thanh Loan tự tin mang đến khóa học chất lượng nhất, phương pháp giảng dạy cô đọng dễ hiểu, giáo trình tự biên soạn đầy đủ cho lộ trình từ cơ bản đến luyện đề chuyên sâu. Đặc biệt, học viên luôn được quan tâm sát sao nhất, nhiệt tình, hỗ trợ học viên không giới hạn, thúc đẩy kỷ luật học tập tốt để đạt mục tiêu.

 

Cam 14 Test 2 Passage 2: BACK TO THE FUTURE OF SKYSCRAPER DESIGN 

PHẦN 1: DỊCH ĐỀ

A. The Recovery of Natural Environments in Architecture by Professor Alan Short is the culmination of 30 years of research and award-winning green building design by Short and colleagues in Architecture, Engineering, Applied Maths and Earth Sciences at the University of Cambridge. “The crisis in building design is already here,’ said Short. ‘Policy makers think you can solve energy and building problems with gadgets. You can’t. As global temperatures continue to rise, we are going to continue to squander more and more energy on keeping our buildings mechanically cool until we have run out of capacity.

  • gadget (noun) /ˈɡædʒɪt/: thiết bị điện tử
    ENG: a small tool or device that does something useful

Sự tái sinh môi trường tự nhiên trong công trình kiến trúc của giáo sư Alan Short là một đỉnh cao của 30 năm nghiên cứu và thiết kế tòa nhà xanh đã từng đoạt giải thưởng bởi Short và các đồng nghiệp về Kiến trúc, Kỹ thuật, Toán ứng dụng và Khoa học trái đất tại Đại học Cambridge. Theo ông, lỗ hổng trong thiết kế công trình luôn tồn tại. Các nhà hoạch định chính sách nghĩ rằng bạn có thể giải quyết các vấn đề về năng lượng và nhà ở với các thiết bị điện tử. Nhưng thực tế không phải như vậy. Khi nhiệt độ toàn cầu tăng, chúng ta sẽ tiếp tục lãng phí nhiều năng lượng hơn cho việc làm mát tòa nhà cho đến hết công suất.

B. Short is calling for a sweeping reinvention of how skyscrapers and major public buildings are designed – to end the reliance on sealed buildings which exist solely via the ‘life support’ system of vast air condifioning units. Instead, he shows it is entirely possible to accommodate natural ventilation and cooling in large buildings by looking into the past, before the widespread introduction of air conditioning systems, (Q18) which were ‘relentlessly and aggressively marketed’ by their inventors.

Ông Short đang kêu gọi một sự tái cấu trúc triệt để về cách thiết kế các tòa nhà chọc trời và tòa nhà công cộng lớn, nhằm chấm dứt sự phụ thuộc giữa các toàn nhà khép kín với hệ thống điều hòa không khí mà người ta còn gọi là sự hỗ trợ đời sống con người. Thay vào đó, ông cho rằng, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh thông gió tự nhiên và làm mát trong các tòa nhà lớn bằng những kinh nghiệm cha ông để lại trước khi quảng bá rộng rãi hệ thống điều hòa nhiệt độ, các nhà đầu tư quảng cáo mãnh liệt điều này.

C. Short points out that to make most contemporary buildings habitable, they have to be sealed and air conditioned. The energy use and carbon emissions this generates is spectacular and largely unnecessary. Buildings in the West account for 40-50% of electricity usage, generating substantial carbon emissions, and the rest of the world is catching up at a frightening rate. (Q15) Short regards glass, steel and air-conditioned skyscrapers as symbols of status, rather than practical ways of meeting our requirements.

  • habitable (adj) /ˈhæbɪtəbl/: có thể ở được
    ENG: suitable for people to live in
  • substantial (adj) /səbˈstænʃl/: lớn, đáng kể
    ENG: large in amount, value or importance
  • meet the requirements (verb phrase): đáp ứng nhu cầu
    ENG: to give people what they need

Theo Mr.Short, hầu hết mọi tòa nhà hiện nay có thể ở được khi được thiết kế khép kín và lắp điều hòa không khí. Việc sử dụng năng lượng và khí thải car-bon mà nó tạo ra là kinh khủng và phần lớn không cần thiết. Các tòa nhà phương Tây chiếm đến 40-50 phần trăm lượng điện sử dụng, thải ra lượng carbon đáng kể và phần còn lại trên thế giới đang bắt kịp với tốc độ đáng sợ. Ông cũng cho hay các tòa nhà chọc trời bằng kính, thép và máy lạnh là biểu tượng của địa vị hơn là phương pháp thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu con người.

D. (Q19) Short’s book highlights a developing and sophisticated art and science of ventilating buildings through the 19th and earlier-20th centuries, including the design of ingeniously ventilated hospitals. Of particular interest were those built to the designs of John Shaw Billings, including the first Johns Hopkins Hospital in the US city of Baltimore (1873 – 1889). We spent three years digitally modelling Billings’ final designs,’ says Short. (Q17/20/21) We put pathogens in the airstreams, modelled for someone with tuberculosis (TB) coughing in the wards and we found the ventilation systems in the room would have kept other patients safe from harm.

  • sophisticated (adj) /səˈfɪstɪkeɪtɪd/: tinh vi, phức tạp
    ENG: (of a machine, system, etc.) clever and complicated in the way that it works or is presented
  • ingeniously (adv) /ɪnˈdʒiːniəsli/: tinh xảo
    ENG: ​in a way that uses clever new ideas

Cuốn sách của Short làm nổi bật cái nhìn nghệ thuật tinh vi tiên tiến và sự nghiên cứu khoa học về các tòa nhà thông gió trong suốt thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, bao gồm thiết kế về các bệnh viện với hệ thống thông gió tinh xảo. Nổi bật trong số đó là việc xây dựng lên những thiết kế của John Shaw Billings, bao gồm bệnh viện John Hopkins của thành phố Baltimore – Hoa Kỳ (1873 – 1889). Ông Short cho biết chúng tôi đã dành 3 năm để mô hình hóa các thiết kế cuối cùng của ông Billings. Chúng tôi đặt mầm bệnh trong ống hơi, mô phỏng lại tình huống một bệnh nhân bệnh lao ho trong phòng bệnh và nhận ra các hệ thống thông gió trong phòng giúp bệnh nhân khác an toàn.

E. (Q16/22) We discovered that 19th-century hospital wards could generate up to 24 air changes an hour – that’s similar to the performance of a modern-day, computer-controlled operating theatre. We believe you could build wards based on these principles now. Single rooms are not appropriate for all patients. (Q23) Communal wards appropriate for certain patients – older people with dementia, for example – would work just as well in today’s hospitals, at a fraction of the energy cost. Professor Short contends the mindset and skill-sets behind these designs have been completely lost, lamenting the disappearance of expertly designed theatres, opera houses, and other buildings where up to half the volume of the building was given over to ensuring everyone got fresh air.

  • communal (adj) /kəˈmjuːnl/: chung, cộng đồng
    ENG: shared by, or for the use of, a number of people, especially people who live together
  • contend (verb) /kənˈtend/: cho rằng, nghĩ rằng
    ENG: (formal) to say that something is true, especially in an argument
  • lament (noun) /ləˈment/: than thở
    ENG: to have or express very sad feelings about somebody/something

Chúng tôi phát hiện ra rằng, một phòng bệnh ở thế kỉ 19 có thể tạo ra tới 24 lần thay đổi không khí trong một giờ, điều này tương đương với hiệu suất hoạt động của một nhà hát được điều khiển bởi máy tính trong thời hiện đại. Ngày nay, chúng tôi tin rằng bạn có thể xây dựng được những phòng bệnh dựa trên những cơ sở này. Phòng đơn không thích hợp cho tất cả bệnh nhân. Phòng cộng đồng  phù hợp cho các bệnh nhân nhất định, ví dụ như người già mắc bệnh mất trí nhớ, rất hiệu quả trong các bệnh viện ngày nay với chi phí năng lượng thấp. Ông Short cho rằng tư duy và kỹ năng đằng sau những thiết kế này đã bị mất hoàn toàn, than thở về sự biến mất của các nhà hát, nhà hát opera và các tòa nhà khác được thiết kế chuyên nghiệp, nơi có tới một nửa thể tích của tòa nhà để đảm bảo mọi người có được không khí trong lành.

F. (Q24/25) Much of the ingenuity present in 19th-century hospital and building design was driven by a panicked public clamouring for buildings that could protect against what was thought to be the lethal threat of miasmas – toxic air that spread disease. Miasmas were feared as the principal agents of disease and epidemics for centuries, and were used to explain the spread of infection from the Middle Ages right through to (Q26) the cholera outbreaks in London and Paris during the 1850s. (Q14) Foul air, rather than germs, was believed to be the main driver of “hospital fever”, leading to disease and frequent death. The prosperous steered clear of hospitals. While miasma theory has been long since disproved, Short has for the last 30 years advocated a return to some of the building design principles produced in its wake.

  • panick (verb) /ˈpænɪk/: lo lắng
    ENG: ​to suddenly feel frightened so that you cannot think clearly and you say or do something stupid, dangerous, etc.; to make somebody do this
  • lethal (adj) /ˈliːθl/: chết người
    ENG: causing or able to cause death
  • epidemic (noun) /ˌepɪˈdemɪk/: dịch bệnh
    ENG: a large number of cases of a particular disease or medical condition happening at the same time in a particular community
  • steer/ keep/ stay clear of somebody/something (idiom): tránh
    ENG: ​to avoid a person or thing because they may cause problems
  • advocate (verb) /ˈædvəkət/: đồng thuận
    ENG: to support something publicly

Phần lớn sự khéo léo bộc lộ trong thiết kế bệnh viện và tòa nhà thế kỷ 19 được thúc đẩy từ sự lo lắng của công chúng cho các tòa nhà có thể chống lại mối đe dọa chết người của khí độc – không khí độc hại lây lan mầm bệnh. “Miasmas” được coi là tác nhân chính gây bệnh và dịch bệnh trong nhiều thế kỷ, và được sử dụng để giải thích sự lây lan từ thời Trung cổ cho đến khi dịch tả bùng phát ở London và Paris trong những năm 1850. Không khí nhiễm độc, thay vì vi trùng, được cho là nguyên nhân chính gây ra ‘cơn sốt ở bệnh viện’, dẫn đến bệnh tật và tử vong thường xuyên. Từ đó, bệnh viện đã không còn phát triển phồn vinh. Trong khi lý thuyết về khí độc “miasma”từ lâu đã bị bác bỏ, trong 30 năm qua, ông Short đã tán thành việc quay trở lại một số nguyên tắc thiết kế tòa nhà được tạo ra sau đó.

Gợi ý sách liên quan

Giải đề Reading trong 12 cuốn IELTS Cambridge từ 07 – 18 (Academic)

 

Bạn hãy đặt mua Giải đề Reading trong bộ IELTS Cambridge để xem full dịch đề nhé. IELTS Thanh Loan đã dịch đề & phân tích đáp án chi tiết bộ IELTS Cambridge này, giúp quá trình luyện đề Reading của bạn dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất.

 

PHẦN 2: PHÂN TÍCH ĐÁP ÁN

Questions 14-18

Reading Passage 2 has nine sections, A – I

Which section contains the following information?

14, Why some people avoided hospitals in the 19th century.

Dịch câu hỏi: Tại sao vào thế kỷ 19, mọi người lại tránh xa bệnh viện.

Thông tin liên quan: Đoạn F, câu 3, Foul air, rather than germs, was believed to be the main driver of “hospital fever”, leading to disease and frequent death

Phân tích: Đầu đoạn F, tác giả dẫn dắt mọi người một vấn đề về khí độc “miasmas”. Tiếp đó, ông giải thích “Không khí nhiễm độc, thay vì vi trùng, được cho là nguyên nhân chính gây ra ‘cơn sốt ở bệnh viện’, dẫn đến bệnh tật và tử vong thường xuyên. Từ đó, bệnh viện đã không còn phát triển phồn vinh.” Do đó, mọi người tránh xa bệnh viện vì không khí nhiễm độc.

Đáp án: Đoạn F

Từ vựng trong câu hỏi Từ đồng/trái nghĩa trong bài đọc
Avoid hospitals Steer clear of hospitals
Why? Foul air > disease and frequent death

15, A suggestion that the popularity of tall buildings is linked to prestige.

Dịch câu hỏi: Một gợi ý rằng sự phổ biến của các tòa nhà cao tầng có liên quan đến danh thế.

Thông tin liên quan: Đoạn C, câu cuối cùng, Short regards glass, steel and air-conditioned skyscrapers as symbols of status, rather than practical ways of meeting our requirements

Phân tích: Trong đoạn C, tác giả chỉ ra hiện trạng mọi tòa nhà đều sẵn sàng ở được khi được lắp máy lạnh. Sau đó, ông dẫn người đọc đến thông tin “các tòa nhà chọc trời bằng kính, thép và máy lạnh là biểu tượng của địa vị hơn là phương pháp thiết thực nhằm đáp ứng nhu cầu con người.” > biểu tượng của địa vị chính là đồng nghĩa với việc các toà nhà này nhằm phô trương danh thế.

Đáp án: C

Từ vựng trong câu hỏi Từ đồng/trái nghĩa trong bài đọc
Is linked to prestige As symbols of status

16, A comparison between the circulation of air in a 19th-century building and modern standards.

Dịch câu hỏi: Sự so sánh giữa tiêu chuẩn lưu thông không khí trong tòa nhà thế kỷ 19 và hiện đại.

Thông tin liên quan: Đoạn E, câu đầu tiên, We discovered that 19th-century hospital wards could generate up to 24 air changes an hour – that’s similar to the performance of a modern-day, computer-controlled operating theatre

Phân tích: Đầu đoạn E xuất hiện thông tin về sự lưu thông không khí. Cụ thể hơn, câu đầu tiên trong đoạn cho biết: “Chúng tôi phát hiện ra rằng, một phòng bệnh ở thế kỉ 19 có thể tạo ra tới 24 lần thay đổi không khí trong một giờ, điều này tương đương với hiệu suất hoạt động của một nhà hát được điều khiển bởi máy tính trong thời hiện đại.” > Tức họ đã so sánh toà nhà ngày xưa và bây giờ, và thấy chúng giống nhau trong số lần thay đổi không khí

Đáp án: E

Từ vựng trong câu hỏi Từ đồng/trái nghĩa trong bài đọc
A comparison Is similar to
The circulation of air Up to 24 air changes

17, How Short tested the circulation of air in a 19th-century building.

Dịch câu hỏi: Ông Short làm thế nào để kiểm tra sự lưu thông không khí trong một tòa nhà ở thế kỷ 19.

Thông tin liên quan: Đoạn D, câu cuối cùng, We put pathogens in the airstreams, modelled for someone with tuberculosis (TB) coughing in the wards and we found the ventilation systems in the room would have kept other patients safe from harm

Phân tích: Trong đoạn văn này, tác giả nói về việc ông Short “mô hình hóa các thiết kế cuối cùng của ông Billings”. Vậy thiết kế đó là gì ? Ngay câu sau đó, tác giả cung cấp thêm nội dung của thiết kế này “Chúng tôi đặt mầm bệnh trong ống hơi, mô phỏng lại tình huống một bệnh nhân bệnh lao ho trong phòng bệnh và nhận ra các hệ thống thông gió trong phòng giúp bệnh nhân khác an toàn.” Do vậy, để kiểm tra sự lưu thông không khí, Short đã đặt mầm bệnh trong ống hơi và thử nghiệm tình huống đó.

Đáp án: D

18, An implication that advertising led to the large increase in the use of air conditioning.

Dịch câu hỏi: Một hàm ý rằng quảng cáo dẫn đến sự gia tăng lớn trong việc sử dụng điều hòa không khí.Thông tin liên quan: Đoạn B, câu cuối cùng, “before the widespread introduction of air conditioning systems, which were ‘relentlessly and aggressively marketed’ by their inventors”

Phân tích: Trong đoạn B, tác giả nói về việc “điều chỉnh thông gió tự nhiên và làm mát trong các tòa nhà lớn”. Cuối đoạn này, ông đề cập thông tin về việc “relentlessly and aggressively marketed by inventors” > tức các hệ thống điều hoà không khí này được quảng cáo rộng rãi bởi các nhà đầu tư khiến nó được sử dụng nhiều.

Đáp án: B

Từ vựng trong câu hỏi Từ đồng/trái nghĩa trong bài đọc
Advertising Were marketed
the large increase in the use of air conditioning The widespread introduction of air conditioning systems

Gợi ý sách liên quan

Giải đề Reading trong 12 cuốn IELTS Cambridge từ 07 – 18 (Academic)

 

Bạn hãy đặt mua Giải đề Reading trong bộ IELTS Cambridge để xem full phân tích đáp án nhé. IELTS Thanh Loan đã dịch đề & phân tích đáp án chi tiết bộ IELTS Cambridge này, giúp quá trình luyện đề Reading của bạn dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất.

 

Cam 14 Test 2 Passage 3: WHY COMPANIES SHOULD WELCOME DISORDER 

PHẦN 1: DỊCH ĐỀ

A. Organisation is big business. Whether it is of our lives — all those inboxes and calendars — or how companies are structured, a multi-billion dollar industry helps to meet this need. We have more strategies for time management, project management and self- organisation than at any other time in human history. (Q35) We are told that we ought to organise our company, our home life, our week, our day and even our sleep, all as a means to becoming more productive. Every week, countless seminars and workshops take place around the world to tell a paying public that they ought to structure their lives in order to achieve this. This rhetoric has also crept into the thinking of business leaders  and  entrepreneurs, (Q36) much to the delight of self-proclaimed perfectionists  with  the  need to get everything right. (Q27) The number of business schools and graduates has massively increased over the past 50 years, essentially teaching people how to organise well.

  • creep into the thinking (phrase) /kriːp/: len lỏi vào suy nghĩ
    ENG: to begin to happen or affect the thinking
  • self-proclaimed (adj) /ˌself prəˈkleɪmd/: tự xưng
    ENG: giving yourself a particular title, job, etc. without the agreement or permission of other people

Sự tổ chức là một việc lớn. Dù cho trong cuộc sống – cách chúng ta sắp xếp hộp thư đến và lịch – hay cách các công ty được cấu trúc, một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la đều giúp đáp ứng nhu cầu này. Chúng ta có nhiều chiến lược để quản lý thời gian, quản lý dự án và tự tổ chức hơn xưa. Chúng ta được cho rằng chúng ta nên tổ chức công ty, cuộc sống gia đình, tuần, ngày và thậm chí cả giấc ngủ của chúng ta, tất cả mọi thứ để trở nên hiệu quả hơn. Mỗi tuần, vô số hội thảo diễn ra trên khắp thế giới để nói với công chúng – những người trả tiền để tham gia các hội thảo này – rằng họ phải cấu trúc cuộc sống của họ để đạt được sự tổ chức. Biện pháp tu từ này cũng đã len lỏi vào suy nghĩ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và doanh nhân, phần lớn là niềm vui của những người cầu toàn tự xưng với nhu cầu làm cho mọi thứ trở nên đúng đắn. Số lượng các trường kinh doanh  và sinh viên tốt nghiệp đã tăng ồ ạt trong 50 năm qua, về cơ bản là dạy mọi người cách tổ chức tốt.

B. Ironically, however, the number of businesses that fail has also steadily increased. Work-related stress has increased. (Q37) A large proportion of workers from all demographics claim to be dissatisfied with the way their work is structured and the way they are managed. This begs the question: what has gone wrong? (Q28) Why is it that on paper the drive for organisation seems a sure shot for increasing productivity, but in reality falls well short of what is expected?

  • ironically (adv) /aɪˈrɒnɪkli/: một cách nực cười
    ENG: in a way that shows that you really mean the opposite of what you are saying; in a way that expresses irony
  • beg the question (verb phrase): đặt ra câu hỏi
    ENG: to make somebody want to ask a question that has not yet been answered

Trớ trêu thay, số lượng doanh nghiệp thất bại cũng tăng đều đặn. Căng thẳng liên quan đến công việc đã tăng lên. Một tỷ lệ lớn công nhân từ tất cả các nhóm ngành khác nhau trong xã hội nói rằng không hài lòng với cách thức cấu trúc công việc của họ và cách họ được quản lý. Điều này đặt ra câu hỏi: điều gì đã xảy ra? Tại sao trên giấy tờ, cách giúp tổ chức tăng năng suất, nhưng trong thực tế lại không như những gì được mong đợi?

C. This has been a problem for a while now. Frederick Taylor was one of the forefathers of scientific management. Writing in the first half of the 20th century, he designed a number of principles to improve the efficiency of the work  process, which have since become widespread in modern companies. So the approach has been around for a while.

  • forefather (noun) /ˈfɔːfɑːðə(r)/: người đi đầu, cha đẻ …
    ENG: a person (especially a man) in your family who lived a long time ago
  • principle (noun) /ˈprɪnsəpl/: nguyên tắc
    ENG: [countable] a law, a rule or a theory that something is based on

Điều này đã là một vấn đề trong một thời gian gần đây. Frederick Taylor là một trong những người đi đầu trong quản lý khoa học. Viết vào nửa đầu thế kỷ 20, ông đã thiết kế một số nguyên tắc để cải thiện hiệu quả của quá trình làm việc, từ đó trở nên phổ biến trong các công ty hiện đại. Vì vậy, cách tiếp cận này đã được áp dụng một thời gian.

D. New research suggests that this obsession with efficiency is misguided. The problem is not necessarily the management theories or strategies we use to organise our work; it’s the basic assumptions we hold in approaching how we work. Here it’s the assumption that order is a necessary condition for productivity. This assumption has also fostered the idea that disorder must be detrimental to organisational productivity. (Q38) The result is that businesses and people spend time and money organising themselves for the sake of organising, rather than actually looking at the end goal and usefulness of such an effort.

  • obsession (noun) /əbˈseʃn/: sự ám ảnh
    ENG: the state in which a person’s mind is completely filled with thoughts of one particular thing or person in a way that is not normal
  • detrimental to something (adj) /ˌdetrɪˈmentl/: có hại
    ENG: harmful
  • foster (verb) /ˈfɒstə(r)/: phát triển, thúc đẩy
    ENG: to encourage something to develop
  • for the sake of something (prepositional phrase) /seɪk/: với mục đích
    ENG: in order to help somebody/something or because you like somebody/something

Nghiên cứu mới cho thấy nỗi ám ảnh về sự hiệu quả là sai lầm. Vấn đề không nằm ở chỗ các lý thuyết hay chiến lược quản lý mà chúng ta sử dụng để tổ chức công việc mà là do những giả định cơ bản mà chúng ta nắm giữ trong cách tiếp cận cách chúng ta làm việc. Ở đây, nó giả định rằng thứ tự là một điều kiện cần thiết để tăng năng suất. Giả định này cũng đã thúc đẩy ý tưởng rằng sự mất tổ chức gây bất lợi cho năng suất của tổ chức. Kết quả là các doanh nghiệp và mọi người dành thời gian và tiền bạc để tự tổ chức vì mục đích tổ chức, thay vì thực sự nhìn vào mục tiêu cuối cùng và sự hữu ích của một nỗ lực như vậy.

E. What’s more, recent studies show that order actually has diminishing returns. Order does increase productivity to a certain extent, but eventually the usefulness of the process of organisation, and the benefit it yields, reduce until the point where any further increase in order reduces productivity. Some argue that in a business, (Q31) if the cost of formally structuring something outweighs the benefit of doing it, then that thing ought not to be formally structured. Instead, the resources involved can be better used elsewhere.

  • diminish (verb) /dɪˈmɪnɪʃ/: giảm đi
    ENG: to become smaller, weaker, etc.; to make something become smaller, weaker, etc.
  • yield (verb) /jiːld/: sản xuất, mang lại
    ENG:  to produce or provide something, for example a profit, result or crop
  • outweigh (verb) /ˌaʊtˈweɪ/: vượt trội
    ENG: to be greater or more important than something

Hơn nữa, các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sự tổ chức thực sự có hiệu quả giảm dần. Trật tự làm tăng năng suất đến một mức độ nhất định, nhưng cuối cùng tính hữu ích của quá trình tổ chức và lợi ích mà nó mang lại giảm dần cho đến khi dù cho bạn tăng sự tổ chức đến mức nào, nó đều giảm tính hiệu quả. Một số người lập luận rằng trong một doanh nghiệp, nếu chi phí cho việc cấu trúc chính thức một cái gì đó vượt xa lợi ích của việc đó, thì điều đó không nên được cấu trúc chính thức. Thay vào đó, các tài nguyên liên quan có thể được sử dụng tốt hơn cho mục đích khác.

F. In fact, research shows that, when innovating, (Q32/39) the best approach is to create an environment devoid of structure and hierarchy and enable everyone involved to engage as one organic group. These environments can lead to new solutions that, under conventionally structured environments (filled with bottlenecks in terms of information flow, power structures, rules, and routines) would never be reached.

  • hierarchy (noun) /ˈhaɪərɑːki/: phân cấp
    ENG: a system, especially in a society or an organization, in which people are organized into different levels of importance from highest to lowest

Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng, khi đổi mới, cách tiếp cận tốt nhất là tạo ra một môi trường không có cấu trúc và phân cấp và cho phép mọi người tham gia vào một bộ phận. Các môi trường này có thể dẫn đến các giải pháp mới cái mà trong các môi trường có cấu trúc thông thường (chứa đầy các nút thắt về luồng thông tin, cấu trúc năng lượng, quy tắc và thói quen) sẽ không bao giờ đạt được.

G. (Q33) In recent times companies have slowly started to embrace this disorganisation. Many of them embrace it in terms of perception (embracing the idea of disorder, as opposed to fearing it) and in terms of process (putting mechanisms in place to reduce structure).

For example, Oticon, a large Danish manufacturer of hearing aids, used what it called a ‘spaghetti’ structure in order to reduce the organisation’s rigid hierarchies. This involved scrapping formal job titles and giving staff huge amounts of ownership over their own time and projects. This approach proved to be highly successful initially, with clear improvements in worker productivity in all facets of the business.

In similar fashion, the former chairman of General Electric embraced disorganisation, putting forward the idea of the ‘boundaryless’ organisation. Again, it involves breaking down the barriers between different parts of a company and encouraging virtual collaboration and flexible working. (Q40) Google and a number of other tech companies have embraced (at least in part) these kinds of flexible structures,  facilitated  by technology and strong company  values which glue people together.

  • embrace (verb) /ɪmˈbreɪs/: chấp nhận
    ENG: (transitive)  to accept an idea, a proposal, a set of beliefs, etc., especially when it is done with enthusiasm
  • rigid (adj) /ˈrɪdʒɪd/: cứng nhắc
    ENG: (of rules, methods, etc.) very strict and difficult to change
  • virtual (adj) /ˈvɜːtʃuəl/: ảo
    ENG: (computing) made to appear to exist by the use of computer software, for example on the internet
  • facilitate (verb) /fəˈsɪlɪteɪt/: được hỗ trợ, giúp cái gì xảy ra dễ hơn
    ENG: to make an action or a process possible or easier
  • glue somebody together (verb): gắn kết mọi người lại với nhau

Trong thời gian gần đây, các công ty đã dần bắt đầu chấp nhận sự vô tổ chức này. Nhiều người trong số họ chấp nhận nó về mặt nhận thức (nắm bắt ý tưởng về sự rối loạn, trái ngược với việc sợ nó) và về mặt quy trình (đưa các cơ chế vào để giảm sự cấu trúc).

Ví dụ, Oticon, một nhà sản xuất máy trợ thính lớn của Đan Mạch, đã sử dụng cấu trúc mà mang tên trúc ‘spaghetti’, để giảm những thứ bậc cứng nhắc của tổ chức. Điều này liên quan đến việc loại bỏ các chức danh công việc chính thức và mang lại cho nhân viên sự tự kiểm soát thời gian và dự án của riêng họ. Cách tiếp cận này đã được chứng minh là rất thành công ban đầu, với sự cải thiện rõ  ràng về năng suất của người lao động trong tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp.

Tương tự như thế, cựu chủ tịch của General Electric đã chấp nhận sự vô tổ chức, đưa ra ý tưởng về tổ chức vô biên. Một lần nữa, nó liên quan đến việc phá vỡ các rào cản giữa các bộ phận khác nhau của một công ty và khuyến khích sự hợp tác ảo và làm việc linh hoạt. Google và một số công ty công nghệ khác đã chấp nhận (ít nhất là một phần) các loại cấu trúc linh hoạt này, được hỗ trợ bởi công nghệ và các giá trị công ty mạnh mẽ gắn kết mọi người lại với nhau.

H. A word of warning to others thinking of jumping on this bandwagon: (Q34) the evidence so far suggests disorder, much like order, also seems to have diminishing utility, and can also have detrimental effects on performance if overused. Like order, disorder should be embraced only so far as it is useful. But we should not fear it — nor venerate one over the other. This research also shows that we should continually question whether or not our existing assumptions work.

  • venerate (verb) /ˈvenəreɪt/: tôn trọng
    ENG: ​ [often passive] (formal) to have and show a lot of respect for somebody/something, especially somebody/something that is considered to be holy or very important

Một lời cảnh báo cho những người khác nghĩ về việc nhảy vào băng nhóm này: bằng chứng cho đến nay cho thấy sự vô tổ chức, giống như sự tổ chức, dường như cũng làm giảm lợi ích và cũng có thể có tác động bất lợi đến hiệu suất nếu bị lạm dụng. Giống như sự tổ chức, sự vô tổ chức chỉ nên được chấp nhận chỉ cần nó hữu ích. Nhưng chúng ta không nên sợ nó – cũng không tôn trọng cái này hơn cái kia. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng chúng ta nên liên tục đặt câu hỏi liệu các giả định hiện tại của chúng ta có hiệu quả hay không.

Gợi ý sách liên quan

Giải đề Reading trong 12 cuốn IELTS Cambridge từ 07 – 18 (Academic)

 

Bạn hãy đặt mua Giải đề Reading trong bộ IELTS Cambridge để xem full phân tích đáp án nhé. IELTS Thanh Loan đã dịch đề & phân tích đáp án chi tiết bộ IELTS Cambridge này, giúp quá trình luyện đề Reading của bạn dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao nhất.

 

Bài viết liên quan:

IELTS Thanh Loan – Trung tâm luyện thi IELTS cung cấp các khóa học IELTS Online, sách IELTS:

  • Hotline/Zalo: 0974 824 724
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: S103 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng