Tự học IELTS: Lộ trình tự luyện thi IELTS tại nhà hiệu quả cho người bắt đầu

Có thể kiến thức tiếng Anh của bạn chỉ dừng lại ở “hello” hay thậm chí là không biết gì. Hoặc có thể bạn là dân chuyên Anh với nền tảng tiếng Anh được gọi là “xuất sắc”. Tuy nhiên bạn HIỆN đang thuộc nhóm đối tượng:

MỚI BẮT ĐẦU HỌC IELTS

Và bạn muốn tự học IELTS tại nhà nhưng vẫn loay hoay tìm mãi không ra một lộ trình tự học nào phù hợp thì bạn CẦN đọc bài viết này. Mình sẽ vẽ ra cho bạn một lộ trình tự học IELTS bao gồm 4 giai đoạn phù hợp với khả năng, không cao siêu nhưng mình chắc chắn hiệu quả, dễ hiểu, đầy đủ lại còn miễn phí.

Cùng bắt đầu thôi.

Bước 1: Xác định điểm khởi đầu cho “người mới bắt đầu học IELTS”

Khi hỏi về kinh nghiệm tự học IELTS, phương pháp cải thiện các kỹ năng …. thì ai ai cũng nói: “Em là người mới bắt đầu học IELTS”

“Người mới bắt đầu học IELTS” thể hiện rằng bạn là người chưa từng học IELTS trước đó, bạn chỉ mới tiếp xúc với bài thi IELTS lần đầu tiên.

Nhưng

Lộ trình tự học IELTS cho người mới bắt đầu sẽ cực kì khác nhau nếu bạn có những xuất phát điểm tiếng Anh khác nhau đấy.

Tức là: “người mới bắt đầu học IELTS” có thể được chia thành HAI nhóm đối tượng như sau:

  • Đối tượng A: Người mất gốc Tiếng Anh hoặc xuất phát từ con số 0 (một chữ bẻ đôi Tiếng Anh cũng không biết) hoặc cũng không đến nỗi mất gốc, nhưng ngữ pháp lủng lẻo, phát âm bập bõm, từ vựng cực kém và gần như không nghe nói được.
  • Đối tượng B: Người có nền tảng tốt – thể hiện ở nền tảng ngữ pháp, từ vựng nhiều và biết cách phát âm. Thậm chí, nhóm đối tượng này còn có khả năng nghe đọc tốt.

Vậy: Làm sao để biết bạn thuộc nhóm nào trong hai nhóm đối tượng trên?

Mình sẽ tiết lộ HAI CÁCH giúp bạn xác định được trình độ Tiếng Anh hiện tại của mình, để biết rằng mình thuộc nhóm đối tượng nào nhé.

Cách 1: Bạn đến trung tâm luyện thi IELTS gần nhất để đăng kí xin kiểm tra đầu vào. Kiểm tra đầu vào khác với thi thử IELTS bạn nhé, vì những người mới bắt đầu học IELTS sẽ chẳng thể nào đùng một cái làm được bài thi IELTS đâu, mà chúng ta cần thông qua một bài test thích hợp để đánh giá từ vựng – ngữ pháp – phát âm của mình đang ở mức nào, tương ứng với IELTS bao nhiêu. Nếu bạn ở Hà Nội, mình có thể giúp bạn kiểm tra đầu vào miễn phí nhé. Bạn hãy đăng ký kiểm tra đầu vào để mình hỗ trợ các bạn bước này!

Kiểm tra đầu vào tại IELTS Thanh Loan

Cách 2: Bạn có thể kiểm tra trình độ tiếng Anh online qua hai bài test như sau:

Nếu cộng điểm số của cả hai bài test trên, bạn đạt dưới 150 điểm –> bạn thuộc nhóm A (nền tảng kém, không biết gì)

Nếu cộng điểm số của cả hai bài test trên, bạn đạt trên 150 điểm –> bạn thuộc nhóm B (nền tảng tốt)

Lưu ý: Mình khuyên các bạn nên ưu tiên cách 1 hơn, vì bài test viết luận hoặc nói cần phải được đánh giá trực tiếp, bởi giáo viên, thầy cô kinh nghiệm thì mới xác định đúng điểm khởi đầu của mình.

Vì sao bạn CẦN test trình độ trước khi bắt đầu một lộ trình học?

Đừng ngạc nhiên vì điều này:

Bạn sẽ rất khó để xác định chính xác một lộ trình tự học bạn cần theo nếu bạn không biết khả năng của mình ở đâu, Và tất nhiên, bạn cũng sẽ không biết mình đang cách mục tiêu IELTS bao xa. Hơn thế nữa, lộ trình tự học cho người mới bắt đầu với nền tảng tiếng Anh chưa tốt, hoặc không biết gì về tiếng Anh thì chắc chắn sẽ phải KHÁC với lộ trình tự chinh phục IELTS của những người nền tảng tốt rồi. Chứ không thể “râu ông này cắm cằm bà kia được”

Do đó, bước đầu để có 1 lộ trình tự học IELTS tốt phải là việc xác định đầu vào.

Bạn thuộc nhóm đối tượng A (nền tảng kém) hay nhóm đối tượng B (nền tảng tốt)?

Nếu đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên, bạn hãy đi tiếp đến bước số 2 trước khi tìm hiểu 1 lộ trình tự học IELTS thích hợp nhé.

Bước 2: Xây dựng mục tiêu cho “người mới bắt đầu học IELTS”

Sau khi làm xong bài thi thử, cũng biết nôm na về trình độ hiện tại của mình, bạn chắc là đang hứng thú muốn bắt đầu học lắm đúng không?

Nhưng khoan, đừng vội lao đầu vào học luôn, mà hãy tiếp tục lập cho mình một mục tiêu IELTS SMART nhất nhé.

1. Specific: Đừng đặt mục tiêu kiểu như “Càng cao càng tốt” vì nó mơ hồ lắm, mà mục tiêu mơ hồ thì hành động cũng khó mà quyết liệt được. Nhiều bạn trước khi học hô to là phải được 7.0 trong vòng 6 tháng. Nhưng 6 tháng trôi qua, đi thi vẫn dừng lại ở 5.0. Vậy nên, hãy nói chính xác bạn muốn/cần/phải thi được IELTS 5.0 hay là IELTS 6.0?

2. Measurable: Thật tốt là bài thi IELTS có thang điểm cụ thể, nên với mục này, bạn hãy đặt mục tiêu chính xác cho từng kỹ năng nhé. Nếu band điểm overall mà bạn muốn là 6.5 IELTS, bạn thấy mình mạnh về Listening nhưng hơi kém Speaking, thì chúng ta có thể chia bandscore cho từng tiêu chí như sau: 7.0 Listening, 6.5 Reading, 6.5 Writing và 6.0 Speaking. Chia như thế này để bạn dễ dàng focus vào điểm mạnh trước.

3. Achievable: Đừng ảo tưởng sức mạnh hay quá rụt rè khi đặt mục tiêu IELTS. Hãy thực tế!

  • Nếu bạn thuộc nhóm A (nền tảng kém, mất gốc tiếng Anh) thì lời khuyên của mình là khả năng của bạn chỉ có thể đạt IELTS từ 5.0 – 6.0. Mất gốc tiếng Anh và aim 8.0 là một điều không thể, hoặc chúng ta cần cả 7 đến 8 năm để biến điều không thể trên thành có thể nhé!
  • Nếu bạn thuộc nhóm B (nền tảng tiếng anh tốt) thì chúc mừng bạn, bạn có thể dễ dàng đạt IELTS 6.0, cố gắng chăm chỉ 1 chút thì 6.5 – 7.0 cũng trong tầm tay luôn và nếu nền tiếng Anh rất tốt, bạn hoàn toàn có thể hướng tới band 8.0 hoặc thậm chí 9.0.

4. Realistic: Nếu bạn chỉ cần 6.0 để đi du học, việc đặt mục tiêu 7.0 là KHÔNG CẦN THIẾT. Bạn cần IELTS bao nhiêu, chỉ cần hướng thẳng tới điểm số bạn cần là đủ! Không vòng vo, đứng núi này trông núi nọ, mất thì giờ lắm đấy.

5. Timebound: Cái này cực kì quan trọng. Đừng nói rằng “thi được IELTS 6.5 càng sớm càng tốt” vì thường những bạn nói như vậy sẽ hay chểnh mảng học hành, không quyết liệt trong quá trình học, học không tập trung –> rất tốn thời gian. Hãy nói rõ bạn cần IELTS điểm số bao nhiêu, vào tháng mấy, năm nào.

Bạn cũng rất nên tham khảo những bài viết đại loại như học IELTS 6.0 có khó không, hay là học IELTS 7.0 mất bao lâu …. để đặt mục tiêu thích hợp nhất.

Rồi sao nữa, hãy đọc tiếp….

Bước 3: Lộ trình tự học IELTS cho “người mới bắt đầu”

Điểm số của bạn sẽ phụ thuộc vào phần này đó, nên lời khuyên cho mấy bạn là hãy thật sự nghiêm túc làm hết những hướng dẫn phía trên của mình, sau đó là lựa chọn lộ trình tự ôn thi thích hợp nhé!

Nếu bạn thuộc nhóm A (nền tảng kém, không biết gì), bạn sẽ cần lần lượt thực hiện từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 trong lộ trình bên dưới.
Nếu bạn thuộc nhóm B (nền tảng tốt), bạn có thể bỏ qua giai đoạn 1 mà chỉ cần đọc từ giai đoạn 2 đến giai đoạn 4 trong lộ trình bên dưới.

Sẽ rất khó khăn với những bạn mới bắt đầu tự học IELTS vì luôn trong trạng thái bối rối khi đọc hàng tá bài viết chia sẻ kinh nghiệm luyện thi IELTS nhưng thông tin lại dày đặc như “ma trận”. Nên cô đã phân chia các giai đoạn ôn thi cực kì tinh gọn, mà kể cả những bạn “lười, học kém nhất” cũng làm được. Đó là những giai đoạn nào? Bạn hãy nhìn bức ảnh bên dưới nhé!

Giai đoạn 1: Khởi động – Tự học IELTS từ con số 0

Bạn đã lười học tiếng Anh, bạn đã kém tiếng Anh trong suốt bao năm trước đó, thì giờ là lúc các bạn hành động thôi.

Hãy dành tối đa thời gian cho việc XÂY DỰNG NỀN TẢNG tiếng Anh – nghĩa là bạn sẽ nâng cao từ vựng – ngữ pháp – phát âm,  song hành cùng việc phát triển khả năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và biến nó trở thành 1 thói quen bạn CẦN phải làm trong 1 ngày.

Nguyên tắc 80-20 cho giai đoạn 1

Quan sát ảnh dưới đây để biết mình chắc chắn phù hợp với giai đoạn này nhé:

Giai đoạn 1: Khởi động

Lưu ý: Thời gian 3-4 tháng cô đề cập ở trên có tính tham khảo. Nếu bạn thật chăm chỉ, học có hướng dẫn và khả năng tiếp thu ngôn ngữ tốt, bạn sẽ chỉ cần từng ấy thời gian để xây dựng 1 nền tảng tiếng Anh “đủ dùng” cho bài thi IELTS. Tuy nhiên, nếu bạn còn chưa chăm chỉ, hay học thiếu định hướng, tự học mà không có ai sửa lỗi …. thì thời gian cho giai đoạn 1 có thể dài hơn rất nhiều.

Vậy bạn cần học gì cho giai đoạn 1 này? Ngữ pháp – Từ vựng – Phát âm là cái kiềng 3 chân cực quan trọng cho việc học IELTS hay bất kì chứng chỉ tiếng Anh nào khác.

Cô sẽ hướng dẫn các bạn cách học từng phần nhé!

1. Nâng cao ngữ pháp

Ngữ pháp là thứ chúng mình được tiếp cận ngay khi bắt đầu học Tiếng Anh và mất 10 năm chỉ để học nó. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn sai từ những ngữ pháp cơ bản như chia động từ, danh từ số ít số nhiều …. cho đến việc lúng túng khi sử dụng các cấu trúc câu “hơi” phức tạp một chút như ‘not only – but also’, ….

Cô khuyên bạn nên đọc bài chia sẻ IELTS Grammar: Học gì để nắm được các điểm ngữ pháp quan trọng nhất khi học IELTS là gì, và sau đó sử dụng bất kỳ cuốn sách ngữ pháp nào để ôn tập lại chúng. Hoặc 1 sự lựa chọn đơn giản hơn gấp hàng nghìn lần ⇒ Đăng ký khoá Grammar for IELTS online và chỉ cần học theo đúng những kiến thức cô chia sẻ. Khoá học đã quá chi tiết từ kiến thức lý thuyết cho đến cả video bài giảng và bài tập thực hành, thật quá đủ!

2. Học từ vựng

Từ vựng là chìa khoá cho việc học mọi ngôn ngữ và IELTS không phải là một ngoại lệ. Bạn cần đầu tư thời gian, công sức cho việc học, ghi nhớ và áp dụng được từ vựng nhé.

Luôn có sẵn 1 bộ từ điển Anh-Anh (hãy tập thói quen sử dụng loại từ điển này vì nó giúp bạn hiểu rõ từ vựng hơn). Có 4 loại từ điển mà bạn có thể tải app trên điện thoại đó là:

  • Từ điển Oxford
  • Từ điển Cambridge
  • Từ điển Longman
  • Từ điển tra từ đồng nghĩa Thesaurus: đây là từ điển cực chất giúp bạn có 1 lượng từ vựng đa dạng trong bài writing nhé

Bắt chước: Hãy cố gắng học như một đứa trẻ bằng cách tập học theo phát âm nhiều lần cho đến khi bạn thấy mình phát âm giống như họ.

Khi tra bất kì từ nào, hãy ấn vào phần phát âm, sau đó nghe lần 1. Bắt đầu nghe và nhắc lại, cho đến khi nào bạn thật sự cảm thấy mình đã PHÁT ÂM CHUẨN.

Từ điển Oxford

Áp dụng: Nếu muốn hiểu và nhớ bạn cần phải tự lấy ví dụ xoay quanh “từ mới”. Bạn có thể xem các ví dụ ngay bên dưới từ điển hoặc sử dụng app Quizlet – một công cụ tuyệt vời để ghi nhớ từ vựng.

Học từ vựng ở đâu? Có rất nhiều cuốn sách học từ vựng hay kiểu như Cambridge Vocabulary for IELTS hay là cuốn Essential Vocabulary in Use, hoặc nếu bạn nào thích học với mấy app trên điện thoại thì cũng có thể tìm những ứng dụng học từ vựng IELTS nhé.

3. Luyện phát âm đúng

Giống như học Tiếng Việt, để phát âm tốt bạn cần biết cách phát âm đúng bảng chữ cái.

Vậy thì….

  • Hãy dành thời gian học phát âm theo chuẩn IPA. Tick vào link video này để được học và luyện tập hằng ngày
  • Củng cố phát âm sao cho giống người bản ngữ bằng cách BẮT CHƯỚC những gì họ nó. Bạn có thể theo dõi kênh video này – sau đó ngồi xuống và làm theo những gì họ hướng dẫn.
  • Thoải mái nghe những video bạn thích nhưng đừng quên nhại lại những gì họ nói nhiều lần nhé. Bạn chỉ cần lên Youtube và tìm video chuẩn giọng Anh, nghe và nhại lại (nhớ là phải có phụ đề). Các bạn có thể tham khảo các video này. Rất hay

4. Nâng cao khả năng nghe

Không còn nghi ngờ gì nữa khi đây chính là kĩ năng “nặng kí nhất” đánh gục các sĩ tử ôn thi IELTS ngay từ những tháng ngày đầu đây. Đặc điểm học tiếng Anh của người Việt là thường chú trọng nhiều đến ngữ pháp hay từ vựng mà không chăm chút cho việc nghe nói hằng ngày. Vậy nên khi mới bắt đầu học IELTS, hãy dành trọng tâm nhiều hơn cho việc luyện nghe tiếng Anh.

Lúc đầu, ai ôn thi cũng được mách rằng:

Hãy nghe BBC đi, xem phim phụ đề Tiếng Anh nhiều vào, kiểu gì nghe cũng giỏi, điểm cũng cao, bla bla…

Nhưng hãy nhớ rằng, cách này sẽ chỉ hiệu quả với những bạn đã có kĩ năng nghe ở mức trung bình, phát âm tạm ổn. Còn với những người mất gốc thì…..Uhmmmm

KHÔNG HIỆU QUẢ đâu nhé. Thay vào đó, hãy bắt đầu từ những kênh có level nghe dễ và chậm như:

  • Spotlight English: Đây là trang luyện nghe cực kì dễ cho những bạn mới bắt đầu, các chủ đề đều rất quen thuộc, từ vựng cũng không quá khó, đặc biệt còn có thêm phần Transcript cho các bạn vừa nghe vừa nhắc theo nhé.
  • Listen and Write:ở trang này, bạn hoàn toàn có thể luyện nghe theo phương pháp Nghe – Chép. Có tất cả các mức độ từ dễ đến khó và nhiều chủ đề cho bạn lựa chọn.
  • 6 minutes English (Thuộc kênh BBC): Nơi đây chứa toàn bộ những từ vựng cực “cool” được giải thích cực chi tiết mà bạn nên học theo để có thể “bắn” trong bài Speaking nhé. Trang Web này 1 thời đã từng làm “điêu đứng” Loan vì quá bổ ích và dễ học nữa.
 Lưu ý: 

»»» Luyện nghe đòi hỏi một sự kiên nhẫn và yêu thích. Vì vậy, hãy chọn cho mình những bài nghe ngắn và chủ đề mình yêu thích để làm quen trước, tránh chọn những bài dài dòng, khó nghe.

»»» Bên cạnh những nguồn kênh nghe như trên, hãy nghe theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” bằng cách xem phim hoạt hình,nghe nhạc, chương trình truyền hình hoặc bất kì cái gì có “tiếng Anh” nhé. Hãy luôn dành ít nhất 10 phút mỗi ngày cho việc nghe, cô đảm bảo là THÀNH CÔNG.

5. Nâng cao khả năng đọc

Nếu bạn muốn làm quen với những bài đọc dễ thôi, ngắn thôi và ít ít từ mới thôi nhưng đi theo format của bài thi IELTS để các bạn có thể tiếp xúc với IELTS ngay từ giai đoạn khởi động, vậy thì hãy download cuốn sách Basic IELTS Reading nhé. Cuốn sách bao gồm rất nhiều bài đọc ngắn (khoảng 1/2 trang A4) đi kèm với giải thích những từ vựng mới trong bài đọc, câu hỏi cũng không quá khó. Rất thích hợp.

Nếu bạn là người thường xuyên online Facebook, vừa muốn được chơi mà lại không muốn bị “dốt” thì có một trang cực kì hữu dụng cho các bạn, đó là Quartz – 1 trang web cập nhập tất tần tật thông tin trên thế giới. Cực kì sát với đề thi IELTS. Bạn chỉ cần đọc, sau đó note lại từ vựng mới, tra từ điển và cuối cùng là luyện tập dịch sang một bản tiếng Việt. Hãy lặp lại việc này ít nhất 2 lần 1 tuần, mình tin rằng chỉ mất 3-4 tháng bạn sẽ hoàn toàn tự tin để đọc được 1 bài test IELTS.

Sau khi đã hoàn thành xong giai đoạn 1, bạn sẽ làm gì tiếp theo? Hãy bước sang giai đoạn thứ 2 cùng cô nào!

Giai đoạn 2: Vượt chướng ngại vật – Lộ trình tự học IELTS

Giai đoạn 2: Cân bằng giữa xây dựng nền tảng và kĩ thuật làm bài

Chúc mừng các bạn đã vượt qua giai đoạn khởi đầu đầy khó khăn và các bạn có trình độ test thử ở B1 (intermediate) hoặc hơn thế. Bước sang giai đoạn này, nghĩa là bạn đã đi được nửa lộ trình rồi đó – giai đoạn cân bằng giữa nền tảng tiếng Anh và các kĩ thuật làm bài.

Với những bạn thuộc nhóm B (nền tảng tốt) thì bạn không cần dành thời gian thực hiện giai đoạn 1 nữa mà bắt tay vào giai đoạn 2 luôn. Bản thân cô cũng bắt đầu từ chính giai đoạn này, nên kinh nghiệm ở giai đoạn này “cực hay” cho các bạn nhé. Và thực ra giai đoạn này mới là học IELTS, chứ trước đó chỉ là học tiếng Anh thôi!

Giai đoạn 2: Vượt chướng ngại vật

1. Tìm hiểu về cấu trúc bài thi IELTS

Tưởng chừng việc tìm hiểu cấu trúc bài thi IELTS chẳng quan trọng gì…. nhưng nó lại quan trọng không tưởng đó.

Nếu bạn đã biết hòm hòm về cấu trúc kì thi IELTS trước đó, hãy cứ thoải mái đọc tiếp, nơi cô hướng dẫn các bạn cách luyện tập cụ thể cho từng kỹ năng. Nhưng nếu chưa biết tí ti gì về cấu trúc bài thi IELTS thì đọc ngay bài viết này về cấu trúc bài thi IELTS trước khi kéo xuống dưới đọc nhé (nghiêm túc đó). Vì trước tiên chúng ta cần phải hiểu mình sẽ được kiểm tra những phần gì, rồi mới có thể quyết định mình học gì và học như thế nào được đúng không?

Tiếp nào, hãy bắt đầu bằng việc luyện tập các dạng câu hỏi từ 4 kĩ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết.

2. Luyện tập kĩ năng Nghe

Ở giai đoạn này, việc nghe đã bắt đầu khó hơn một chút.

Trước tiên, hãy cùng bắt đầu bằng việc tìm hiểu lý thuyết của bài thi IELTS Listening trước. IELTS Listening có những dạng câu hỏi nào? Khi làm từng dạng câu hỏi, cách làm bài ra sao? Có lưu ý gì không? Bạn có thể đọc tại bài chia sẻ này.

Sau đó, bạn nên sở hữu ngay 1 cuốn sách Hướng dẫn học IELTS Listening cho người mới bắt đầu. Cuốn này có rất nhiều bài thực hành theo dạng câu hỏi, dài khoảng 3-10 phút mỗi audio thôi, nên các bạn đỡ bị sợ.

Cuốn sách cũng cung cấp chiến thuật, từ vựng …. cho từng dạng câu hỏi cẩn thận lắm. Cô cá là bạn sẽ không tìm thấy cuốn sách IELTS nào chia sẻ kỹ càng đến thế đâu.

Và phần đáp án cũng được phân tích, giải thích, chỉ từ mới …. quá là chi tiết.

⇒ Nói chung là sự lựa chọn tuyệt với cho người mới bắt đầu!

Đọc thử và đặt mua sách

Nói đến phương pháp luyện nghe, ngày nào cô cũng nghe đi nghe lại một audio cho đến khi thực sự hiểu những gì họ truyền đạt. Cô đã mô tả rất kỹ càng về cách thức mình luyện nghe – cô đặt tên là phương pháp Repetition, bạn có thể tham khảo nhé.

Sau khi nghe liên tục, cô nhận thấy khả năng nghe của mình đang có chiều hướng tốt hơn, cùng với độ khó tăng theo bài giảng trên lớp, cô chuyển sang nghe Ted Talk – 1 vũ trụ chứa đầy kiến thức về các lĩnh vực khác nhau, vậy nên từ vựng mang tính HỌC THUẬT hơn, cung cấp cho người nghe khả năng tư duy cao hơn.

Ted Talk – nguồn nghe phù hợp cho band 7.0+

3. Luyện kĩ năng Đọc

Muốn đọc tốt, chỉ TỪ VỰNG mới giúp bạn làm nên điều đó. Đừng ngạc nhiên nếu mình nói rằng Reading thật sự đúng nghĩa là 1 cuộc đua giữa TIPS và TIME + VOCAB.

Từ vựng và cách quản lý thời gian rất quan trọng trong IELTS Reading

So với các bài thi Reading trước kia, thì những bài thi IELTS gần đây yêu cầu người đọc phải nắm được 70% thông tin có trong bài đọc – nghĩa là với khoảng thời gian 20 phút cho mỗi bài, bạn phải hiểu gần như hết cả bài.

Thế, nếu không có từ vựng, đọc không hiểu, chỉ dùng tips, ĐIỂM của bạn có cao?

Câu trả lời là KHÔNG!

Nếu thế thì phải học IELTS Reading như thế nào?

Cô rất khuyên bạn nên sử dụng cuốn sách Hướng dẫn học IELTS Reading cho người mới bắt đầu. Cuốn sách sẽ rất phù hợp với bạn trong giai đoạn này, bởi vì:

  • Cuốn sách giúp bạn tiếp cận theo từng dạng câu hỏi: Làm 1 loạt các bài IELTS Reading thuộc dạng True/ False/ Not Given rồi chuyển sang 1 loạt bài về Gap-filling …
  • Các bài đọc được sắp xếp từ dễ đến khó, không tạo tâm lý ‘hoảng sợ’ cho các bạn mới bắt đầu
  • Quan trọng là các bài thực hành đều đi kèm đáp án siêu chi tiết

Đọc thử và đặt mua sách

4. Luyện kĩ năng Viết

Đây là kĩ năng đòi hỏi bạn phải có một khả năng tư duy, khả năng sắp xếp câu cú, sử dụng từ, và một style viết bài rõ ràng.

Task 1: đây là phần bạn được yêu cầu viết một bài báo cáo miêu tả biểu đồ cho sẵn

Vậy thì hãy bắt đầu bằng việc:

  • Hiểu cấu trúc mô tả xu hướng và cấu trúc so sánh – hai điểm kiến thức quan trọng nhất của bài IELTS Writing. Bạn có thể đọc bài chia sẻ mình để link ở trên, hoặc xem chuỗi video bài giảng về phần Writing task 1 mà mình đã chia sẻ trên youtube nhé. Chuỗi video này cũng chia sẻ với bạn cách làm cụ thể từng dạng bài luôn, nên cũng cực kì tiện và dễ học.
  • Sau đó, hãy đọc thật nhiều các bài mẫu hay và hãy note lại từ vựng hay, các cấu trúc miêu tả, cách paraphrase đối tượng so sánh …. từ các bài mẫu này để dần dần phát triển ngôn từ, ngữ pháp của mình.

Ở giai đoạn này, các bạn chưa bắt buộc phải làm nhiều đề vì làm rồi bạn lại nhanh quên thôi. Hãy tập trung sửa lỗi ngữ pháp, nắm vững cấu trúc bài viết, chọn lựa từ vựng đa dạng…. Tóm lại là: Chú ý đến chất lượng thay bằng số lượng nhé!

Task 2: Tương tự, hãy bắt đầu từ lý thuyết đến thực hành

Lý thuyết ở đây bao gồm:

  • IELTS Writing task 2 có các dạng câu hỏi nào?
  • Cách trả lời từng dạng câu hỏi ra sao?
  • Cách paraphrasing (viết lại câu bằng từ vựng khác) để tăng sự đa dạng về cấu trúc ngữ pháp và từ vựng khi viết bài
  • Cách xây dựng 1 đoạn văn thân bài hiệu quả, vì thân bài đóng vai trò quan trọng nhất
  • Và xây dựng một lượng từ vựng và ý tưởng cho các chủ đề phổ biến nhất trong IELTS Writing

⇒ Tất cả những kiến thức trên, bạn đều có thể tìm thấy trong Tổng hợp chiến thuật, cấu trúc viết bài Writing task 2 này. Siêu chi tiết luôn!

Nếu cái gì khó quá, hãy để người khác giúp bạn.

Thay vì dồn hết thời gian để tự mò mẫm một cách học phù hợp giữa hàng trăm bài viết chia sẻ, kinh nghiệm, hãy nên đăng ký 1 khoá học IELTS Writing Online để được hướng dẫn cách trả lời từng dạng câu hỏi, cách phát triển và liên kết ý, cách dùng từ…. rồi còn có người chữa bài nữa.

Xem lộ trình và video bài giảng mẫu

5. Luyện kỹ năng nói

Đi học Speaking, đặc biệt với giáo viên bản ngữ, thì học phí thường khá đắt đỏ, mà bây giờ có rất nhiều lớp học quá đông dẫn đến việc các bạn không có nhiều cơ hội nói lắm. Vậy thử tự học xem sao nhé! Dưới đây là kinh nghiệm tự học kỹ năng IELTS Speaking tại nhà của cô:

Đối với Part 1:

  • Các câu hỏi phố biến nhất hay được hỏi trong Part 1, có đi kèm với câu trả lời mẫu để bạn có thể học hỏi thêm từ vựng, ý tưởng
  • Plan câu trả lời của các bạn cho các topics trên
  • Practice Speaking, có thể 1 mình hoặc có thể với partner. Bạn nên thực hành mỗi topic nhiều lần để đảm bảo mình đã đưa ra câu trả lời tốt – về cả từ vựng + ngữ pháp + phát âm + độ trôi chảy

Đối với part 2 +3: Hơi khoai tí xíu bởi vì các câu hỏi đã bắt đầu yêu cầu bạn sử dụng từ vựng chính xác, cấu trúc rõ ràng và các câu trả lời dài hơn

  • Chuẩn bị một câu trả lời thật tốt cho 6 dạng câu hỏi phố biến trong IELTS Speaking part 2
  • Thực hành nói trước gương và luyện tập để tăng sự trôi chảy và tự tin
  • Bạn có thể sử dụng google translate phần record để kiểm tra liệu rằng anh Google có hiểu những gì mình nói không, và nếu anh ý không hiểu tức là bạn đã phát âm sai rồi đó.

Bạn có thể đọc hết, đọc tất tần tật những kiến thức cần nhớ về IELTS Speaking trong bài viết này nhé, đầy đủ lắm!

Luyện tập kĩ năng nói bằng cách thu âm hoặc tự nói trước gương

Và bạn cũng có thể hoàn toàn ở nhà, học IELTS Speaking online cùng với cô Loan mà. Cô cũng không phải thuộc dạng ‘giỏi tiếng Anh từ bé’ đâu bạn ạ, lên đại học mới nói tiếng Anh với người nước ngoài lần đầu tiên luôn …Khổ tâm lắm. Tuy nhiên, những lần thi thật của cô (tính đến 2019) đều đạt Speaking 7.0. Ơ, cô cũng có xuất phát điểm giống nhiều bạn mà, và cô cũng đạt được 1 band điểm có thể gọi là ‘khá tốt’.

Vậy nên, thay bằng học nói từ một người ‘giỏi từ bé’, bạn có thể học được nhiều kinh nghiệm từ sự chia sẻ của cô lắm đó.

Xem lộ trình và video bài giảng mẫu

Giai đoạn 3: Tăng tốc – Luyện đề hiệu quả để đạt điểm cao

Nguyên tắc 80-20 cho giai đoạn 3

Nếu bạn đã vượt qua hai giai đoạn trước và bước sang giai đoạn này, nghĩa là bạn đang đến rất gần với mục tiêu của mình đó. Giai đoạn này, bạn sẽ vẫn trau dồi kiến thức, nhưng phần lớn thời gian sẽ dành cho việc luyện đề và khắc phục những “tử huyệt” của mình.

Giai đoạn 3: Tăng tốc

Và đồng hành trong giai đoạn này, bạn cần gì?

Combo 4 cuốn luyện đề IELTS sát thật trước khi đi thi

IELTS Thanh Loan hướng tới 3 tiêu chí biên soạn bộ Ebook này

  • Sát đề thi thật: Các bài thực hành, câu hỏi, đề thi đều 100% từ đề thật, với độ khó tương đương với đề thật
  • Tỉ lệ trúng tủ cao: Bạn có thể ‘trúng tủ’ nếu chuẩn bị theo bộ Ebook này, đặc biệt cho phần thi Speaking
  • Tối ưu khả năng áp dụng: Biên soạn dễ hiểu và chi tiết để bạn hoàn toàn có thể áp dụng kiến thức từ bộ Ebook vào chính bài làm của mình

Đọc thử và đặt mua

Giai đoạn 4: Đi thi thôi – Đã đến lúc ra trận rồi 

Được rồi, đến bước này bạn đã có hành trang kiến thức IELTS đầy đủ rồi đó. Luyện thi cũng tương đối rồi. Tuy nhiên, ông ta cha có câu “học tài thi phận”. Học là một chuyện, đi thi có tốt hay không lại là một chuyện khác. Cho nên, chuẩn bị kĩ lưỡng cho buổi thi “định mệnh” sẽ giúp bạn có được điểm số IELTS phản ánh đúng thực lực của mình.

Bạn có 2 bài cần tham khảo trước khi xung trận. Đó là gì?

Một là, hãy tìm hiểu xem việc đăng ký và lựa chọn ngày thi IELTS ra làm sao nhé, từ việc đăng ký ở đâu cho đến việc lệ phí thi IELTS bao nhiêu, và rất nhiều câu hỏi khác. Hai là, bạn đã hình dung các thủ tục và cách thức diễn ra bài thi IELTS chưa? Nếu chưa thì mình có trần thuật tỉ mỉ 1 ngày thi IELTS diễn ra như thế nào rồi đó và chắc chắn bạn rất nên đọc rồi.

Bài viết liên quan:

IELTS Thanh Loan – Trung tâm luyện thi IELTS cung cấp các khóa học IELTS Online, sách IELTS:

  • ĐT: 0974 824 724
  • Email: hi@ielts-thanhloan.com
  • Địa chỉ: S103 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng