Cấu Trúc Đề Thi IELTS Academic Và General Chi Tiết Nhất 2024

Trước khi “bắt tay” vào hành trình luyện thi IELTS, việc hiểu rõ cấu trúc đề thi là bước tiền đề vô cùng quan trọng. Một khi đã nắm rõ cấu trúc đề thi IELTS theo từng kỹ năng, người học sẽ dễ dàng lập kế hoạch, phân bổ thời gian ôn luyện sao cho phù hợp để đạt được band điểm mong ước. Vậy, cấu trúc của đề thi IELTS mới nhất năm 2024 sẽ bao gồm những phần thi và yêu cầu cụ thể nào? Hãy cùng IELTS Thanh Loan tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!

Tổng quan đề thi IELTS

Được công nhận rộng rãi bởi hơn 11.500 tổ chức tại 145 quốc gia, IELTS (International English Language Testing System) là kỳ thi tiếng Anh quốc tế phổ biến nhất trên toàn thế giới . Với vai trò là “thước đo” trình độ Anh ngữ của người học trong môi trường học tập, định cư ở các quốc gia nói tiếng Anh, IELTS được chia thành hai loại bài thi chính là: IELTS Academic (Học thuật) và IELTS General Training (Tổng quát).

Trong đó, cả hai loại bài thi đều bao gồm 4 phần thi, tương ứng với từng kỹ năng quan trọng như sau:

  • Phần thi IELTS Listening (Kỹ năng Nghe)
  • Phần thi IELTS Speaking (Kỹ năng Nói)
  • Phần thi IELTS Reading (Kỹ năng Đọc)
  • Phần thi IELTS Writing (Kỹ năng Viết)
Giới thiệu về đề thi IELTS

IELTS – Kỳ thi tiếng Anh quốc tế dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học

Để hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi IELTS và yêu cầu cụ thể trong từng phần thi, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết qua các phần nội dung dưới đây nhé!

Cấu trúc 1 đề thi IELTS được phân bố như thế nào?

Như đã đề cập, cấu trúc đề thi IELTS bao gồm 4 kỹ năng quan trọng là Nghe (Listening), Nói (Speaking), Đọc (Reading), Viết (Writing). Ba phần thi Writing, Listening và Reading sẽ được thi lần lượt trong một ngày và không có khoảng nghỉ ở giữa mỗi bài thi, kéo dài liên tục trong khoảng 3 giờ. Đối với kỹ năng Speaking, thí sinh sẽ được thi trước hoặc sau 1 tuần tính từ ngày thi của 3 kỹ năng kể trên.

Cấu trúc bài thi IELTS

Cấu trúc của đề thi IELTS (Nguồn: IDP Việt Nam)

Sau đây là tổng quan về cấu trúc đề thi IELTS Academic và General Training mới nhất 2024 mà bạn có thể tham khảo:

PHẦN THI

THỜI GIAN LÀM BÀI CẤU TRÚC TỔNG QUÁT

SO SÁNH IELTS ACADEMIC VÀ IELTS GENERAL TRAINING

IELTS Listening 40 phút 4 phần

(40 câu hỏi)

Nội dung giống nhau hoàn toàn.
IELTS Reading 60 phút 40 câu hỏi Tổng số câu hỏi và thời gian thi giống nhau. Tuy nhiên, nội dung bài đọc Academic có thiên hướng học thuật, trang trọng, còn nội dung bài đọc General Training tập trung vào tiếng Anh trong công việc và cuộc sống
IELTS Writing 60 phút 2 bài viết Số lượng bài viết và thời gian thi ở cả 2 hình thức giống nhau, nhưng nội dung chủ đề viết sẽ khác nhau.
IELTS Speaking 11-14 phút 3 phần Nội dung thi và thời gian làm bài giống nhau hoàn toàn.

Sự khác nhau giữa cấu trúc của đề thi IELTS trên máy tính và trên giấy?

“Cấu trúc đề thi IELTS trên giấy và trên máy tính có giống nhau không?” là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm trước khi bước vào kỳ thi IELTS. Xét về form đề thi và dạng câu hỏi, cả hai hình thức thi trên giấy (Paper based) và thi trên máy (Computer – based) đều giống nhau hoàn toàn. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt quan trọng về quá trình làm bài thi mà thí sinh cần lưu ý:

  • Thi trên giấy: Thí sinh thi trên giấy trong cùng một ngày sẽ làm cùng một đề thi cho 3 bài thi Nghe, Đọc và Viết.
  • Thi trên máy: Mỗi thí sinh sẽ làm một đề thi khác nhau được chọn ngẫu nhiên từ kho đề thi của Đại học Cambridge.
Khác biệt giữa đề thi IELTS trên giấy và máy tính

Cấu trúc đề thi IELTS trên giấy và trên máy tính hoàn toàn giống nhau về nội dung

Hiện nay, kỳ thi IELTS được đồng tổ chức bởi hai trung tâm khảo thí là: IDP và British Council. Theo đó, đề thi của cả hai đơn vị đều được cung cấp bởi Bộ phận Đánh giá Năng lực sử dụng tiếng Anh của Cambridge (Cambridge English Language Assessment). Vì thế, mặc dù IDP và British Council là hai tổ chức riêng biệt nhưng cấu trúc đề thi IELTS ở cả hai đơn vị này là hoàn toàn giống nhau.

Trên đây là thông tin tổng quan về cấu trúc đề thi IELTS General & Academic. Tiếp theo, IELTS Thanh Loan sẽ chia sẻ chi tiết hơn về nội dung, yêu cầu cụ thể cho mỗi phần thi Listening, Speaking, Reading và Writing.

Cấu trúc đề thi IELTS Speaking (Nói)

Cấu trúc của đề thi IELTS Speaking

Hình thức và cấu trúc đề thi IELTS Speaking

Ở phần thi Nói, cả hai hình thức Academic và General Training đều giống nhau hoàn toàn về cấu trúc, nội dung, thời gian làm bài và các dạng câu hỏi thường gặp. Sau đây là thông tin cụ thể về cấu trúc đề thi Speaking mới nhất mà thí sinh có thể tham khảo:

  • Thời gian làm bài: từ 11 – 14 phút.
  • Cấu trúc bài thi: Cấu trúc đề thi Nói IELTS bao gồm 3 phần Part 1, Part 2 và Part 3. Trong đó, thí sinh sẽ thi theo hình thức phỏng vấn 1 – 1 trực tiếp với giám khảo tại phòng thi (face-to-face) hoặc qua hình thức gọi video (video calls) và toàn bộ bài thi sẽ được ghi âm lại để phục vụ cho công tác chấm điểm. Sau đây là nội dung cụ thể trong 3 phần thi của đề thi IELTS Speaking.

Phần thi

Thời gian Nội dung

Một số ví dụ về các câu hỏi

Phần 1: Giới thiệu và Trả lời câu hỏi về bản thân 4 – 5 phút. Thí sinh sẽ giới thiệu từ 1 – 2 câu về bản thân. Sau đó, giám khảo sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến các chủ đề cá nhân như sở thích, gia đình, công việc,…
  • Are you a student or do you work?
  • Do you enjoy what you study?
Phần 2: Trình bày theo Chủ đề (Cue Card) 3 phút (1 phút chuẩn bị và 2 phút trình bày) Giám khảo sẽ đưa ra một chủ đề cùng các câu hỏi gợi ý trên một Cue Card. Thí sinh có 1 phút để chuẩn bị với bút và giấy được cung cấp. Sau đó, thí sinh sẽ trình bày bài nói trong vòng 2 phút. Sau khi kết thúc phần thi, giám khảo có thể đặt thêm những câu hỏi liên quan đến nội dung bài nói mà bạn vừa trình bày. Describe an English lesson you had and enjoyed.
You should say:

  • What it was about
  • When you had it
  • What the teacher did
  • And explain why you enjoyed the lesson.
Phần 3: Thảo luận về Chủ đề trong Part 2 4 – 5 phút Giám khảo sẽ hỏi thêm các câu hỏi mở rộng và thảo luận sâu hơn về chủ đề đã được trình bày trong Part 2.
  • Why do you think people learn multiple languages?
  • What is a good English teacher?
  • Many people think that it’s normal for children to like to break the rules, right?

Cấu trúc đề thi IELTS Reading (Đọc)

Khác với phần thi Speaking, cấu trúc đề thi IELTS Reading có sự khác biệt rõ rệt giữa hai hình thức Academic và General, cụ thể như sau:

  • Thời gian làm bài: 60 phút cho cả hai dạng đề.
  • Cấu trúc bài thi: Gồm 3 đoạn văn bản tương ứng với 40 câu hỏi và độ khó của bài thi sẽ tăng dần sau theo từng đoạn văn. Sau đây là nội dung cụ thể bài thi IELTS Reading Academic & General Training.
    • Dạng Academic (Học thuật):
      • Cấu trúc: Gồm 3 bài đọc dài, được trích từ sách, báo cáo, tạp chí và các nguồn khác. Các bài đọc này không mang tính chuyên môn cao.
      • Đặc điểm: Bài đọc dài, thông tin nhiều, không có các paragraph headings (tiêu đề chính cho từng đoạn).
    • Dạng General Training (Tổng quát): Gồm 3 sections được trích từ các thông báo, quảng cáo, tài liệu công ty, tạp chí, sách.
      • Section 1: Chứa 2 hoặc 3 đoạn văn ngắn mang tính thực tế cao. Các topic thường liên quan đến đời sống hàng ngày (ví dụ: một đoạn quảng cáo khách sạn).
      • Section 2: Chứa 2 đoạn văn mang liên quan đến các vấn đề thường gặp trong môi trường công sở (ví dụ: xin việc, chính sách công ty).
      • Section 3: Chứa 1 đoạn văn dài và phức tạp hơn về các chủ đề tùy ý. Phần thi này khá giống với hình thức thi Academic.
Cấu trúc thi IELTS Reading Academic và General

Cấu trúc đề thi IELTS Reading cho phần thi Academic và General

  • Dạng bài thi: Mục đích của bài thi IELTS Reading là để đánh giá khả năng đọc hiểu tiếng Anh của thí sinh ở nhiều cấp độ, ngữ cảnh khác nhau. Vì thế, các dạng bài thi IELTS Reading thường gặp như sau:
    • Multiple choice (Trắc nghiệm): Chọn đáp án đúng.
    • True, False và Not Given: Phân loại các nhận định Đúng, Sai, hoặc Không được đề cập dựa vào thông tin bài đọc.
    • Matching Information: Tìm thông tin cụ thể trong bài đọc.
    • Matching Headings: Nối các tiêu đề được đưa ra với các đoạn văn trong bài đọc.
    • Matching:
    • Matching names: Thí sinh nhận danh sách tên người xuất hiện trong bài đọc và nối mỗi tên với statement đúng về họ.
    • Matching sentence endings: Nối nửa đầu của câu văn vào nội dung tương ứng của bài đọc.
    • Sentence Completion: Điền từ hoặc chữ số vào ô trống.
    • Short answer questions: Để hoàn thành loại câu hỏi này, thí sinh cần đọc kỹ câu hỏi và xác định từ khóa chính để trả lời từ bài đọc.

  • Đề thi mẫu:
Bài đọc mẫu trong đề thi IELTS Reading Academic

Một bài đọc mẫu trong đề thi IELTS Reading Academic

Dạng câu hỏi True, False và Not Given

Dạng câu hỏi True, False và Not Given

Đề thi Reading mẫu của hình thức General Training

Bài đọc mẫu trong đề Reading của hình thức General Training

Matching Headings trong bài đọc General Training

Dạng câu hỏi Matching Headings trong bài đọc General Training

Cấu trúc đề thi IELTS Listening

Tương tự như phần thi Speaking, cấu trúc đề thi IELTS Listening Academic & General Training cũng sẽ giống nhau hoàn toàn về mặt nội dung và thời gian làm bài. Sau đây là tổng quan về cấu trúc đề thi Nghe mới nhất mà bạn có thể tham khảo.

  • Thời gian làm bài: 40 phút cho cả 2 dạng thức thi. Trong đó, thời lượng phần thi Listening kéo dài khoảng 30 phút. Sau đó, thí sinh sẽ có 10 phút để điền đáp án vào phiếu trả lời (đối với hình thức thi trên giấy) và 2 phút để hoàn thành đáp án (đối với hình thức thi trên máy tính).
  • Cấu trúc bài thi: Đề thi IELTS Listening bao gồm 4 phần, tương ứng với 40 câu hỏi như sau:
    • Part 1: Một cuộc hội thoại giữa 2 – 3 người trong môi trường tương tác xã hội hàng ngày (ví dụ: đặt vé máy bay, mua sắm, đăng ký học).
    • Part 2: Một bài độc thoại của 1 người trình bày về một chủ đề trong đời sống hàng ngày (ví dụ: giới thiệu một địa điểm du lịch).
    • Part 3: Một cuộc hội thoại tập thể giữa 3 hoặc 4 người về nhiều chủ đề, thường là trong môi trường học tập (ví dụ: giáo viên và học sinh thảo luận về bài luận). Đây là phần khá khó vì yêu cầu thí sinh phải nhanh nhạy với các giọng nói khác nhau để nắm bắt thông tin.
    • Part 4: Một bài diễn thuyết của 1 người (thường là bài giảng tại các trường đại học). Đây là phần thi chứa nhiều từ vựng học thuật nhất.
Cấu trúc bài thi IELTS Listening

Cấu trúc đề thi IELTS Reading

  • Dạng bài thi: Nhằm đánh giá khả năng nghe hiểu của thí sinh trong các tình huống các nhau trong cuộc sống, các dạng câu hỏi thường gặp trong IELTS Listening bao gồm:
    • Multiple choice: Chọn đáp án đúng nhất trong số các đáp án đã cho.
    • Matching: Nối câu hỏi và câu trả lời sao cho phù hợp nhất với nội dung bài nghe.
    • Labeling a Map/Diagram: Điền câu trả lời để hoàn thành bản đồ hoặc sơ đồ.
    • Form Completion: Điền thông tin vào biểu mẫu dựa trên thông tin trong audio, thường là Number và Letter.
    • Table Completion: Thí sinh điền từ vào bảng tóm tắt thông tin còn trống.
    • Short Answer Question: Thí sinh trả lời một cách ngắn gọn (từ 1 – 3 từ) bằng những thông tin đã tổng hợp được từ bài nghe.
    • Sentence completion: Thí sinh nghe và điền từ (tối đa 3 từ) vào chỗ trống của đoạn văn, hình vẽ, bảng biểu đã cho sẵn trong đề thi.
    • Pick from a list: Thí sinh được cung cấp một câu hỏi với nhiều đáp án (từ 5 trở lên) và phải chọn ra 2 – 3 đáp án đúng trong danh sách.

  • Đề thi mẫu:
Dạng câu hỏi Short Answer Question IELTS Listening

Dạng câu hỏi Short Answer Question trong đề thi IELTS Listening

*Lưu ý: Ở phần thi Listening, trước khi làm bài, thí sinh sẽ được được cung cấp hai tài liệu đó là:

  • Question booklet: Phần câu hỏi, cho phép thí sinh ghi chú và gạch xoá thoải mái khi nghe.
  • Answer sheet: Phần thí sinh điền câu trả lời. Để hiểu thêm về cách sử dụng phiếu điền đáp án, bạn có thể đọc thêm về hướng dẫn sử dụng Answer Sheet chi tiết từ IELTS Thanh Loan.

Cấu trúc đề thi IELTS Writing

Với cấu trúc đề thi IELTS Writing, cả hai dạng IELTS Academic & General Training đều bao gồm 2 phần thi là Writing Task 1 và Writing Task 2. Tuy nhiên, nội dung, yêu cầu cụ thể trong từng phần thi sẽ có sự khác biệt giữa hai hình thức.

  • Thời gian làm bài: 60 phút (áp dụng cho hình thức thi trên giấy và trên máy tính).
  • Cấu trúc bài thi: Bao gồm 2 phần thi là Writing Task 1 & Writing Task 2. Trong đó, bài viết Task 1 có giới hạn độ dài là 150 từ, Task 2 có độ dài là 250 từ hoặc hơn. Sau đây là nội dung, yêu cầu cụ thể trong từ phần thi Writing của hình thức Academic và General Training.
    • Dạng Academic (Học thuật):
      • Phần 1 (Task 1): Thí sinh sẽ được cung cấp một biểu đồ (cột, bảng, đường) và được yêu cầu tóm tắt và miêu tả ngắn gọn bằng một bài báo cáo. Trong đó, thí sinh cần thể hiện khả năng sử dụng từ vựng, kỹ năng so sánh và phân tích số liệu thông qua ngôn từ của mình.
      • Phần 2 (Task 2): Thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận thể hiện ý kiến về một vấn đề hoặc quan điểm. Trong phần này, bạn cần thể hiện khả năng trình bày rõ ràng, lập luận logic, và cung cấp các ví dụ cụ thể để minh họa.
    • Dạng General Training (Tổng quát):
      • Phần 1 (Task 1): Đề bài cung cấp một tình huống cụ thể và thí sinh sẽ viết  một bức thư để yêu cầu thông tin hoặc giải thích tình huống đó.
      • Phần 2 (Task 2): Tương tự như dạng Học thuật (Academic), thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận thể hiện ý kiến của mình về một vấn đề hoặc quan điểm.
Cấu trúc bài thi IELTS Writing

Cấu trúc bài thi IELTS Writing Academic và General

  • Dạng bài thi: Cấu trúc đề thi IELTS Writing bao gồm đa dạng các dạng câu hỏi để đánh giá khả năng tóm tắt thông tin, khả năng sử dụng ngôn từ và cách trình bày lập luận của thí sinh. Một số dạng câu hỏi thường gặp mà người học cần tập trung ôn luyện như:
    • Writing Task 1:
      • Hình thức Academic: Các dạng bài về biểu đồ bao gồm: Biểu đồ đường (Line graph), Biểu đồ cột (Bar chat), Biểu đồ tròn (Pie chart), Bảng số liệu (Table), Biểu đồ quy trình (Process), Biểu đồ Map (Bản đồ), Biểu đồ kết hợp (Multiple chart).
      • Hình thức General Training: Bao gồm tất cả các loại lá thư yêu cầu như: Thư xin việc (Job Application Letter), Thư đăng ký (Application Letter), Thư cho lời khuyên (Letter of Advice), Thư yêu cầu (Letter of Request), Thu cung cấp thông tin (Giving Information Letter), Thư phàn nàn (Letter of Complaint), Thư xin lỗi (Letter of Apology), Thư cảm ơn (Thank you Letter).
    • Writing Task 2:
      • Argumentative/Opinion/Agree or Disagree Essay (Bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý)
      • Discussion Essay (Dạng bài thảo luận)
      • Advantages and Disadvantages Essay (Dạng bài so sánh, đối chiếu)
      • Causes and Effects/Causes and Solutions/Problems and Solutions Essay
      • Two-Part Question Essay (Dạng bài hai câu hỏi)
  • Đề thi mẫu:
Đề thi mẫu Writing Task 1 & Task 2

Đề thi mẫu Writing Task 1 & Task 2 trong hình thức IELTS Academic

Bài thi IELTS Writing Task 1 & Task 2 General Training

Bài thi Writing Task 1 & Task 2 trong đề thi IELTS General Training

Kinh nghiệm luyện thi IELTS hiệu quả cho người mới bắt đầu

Kinh nghiệm luyện đề thi IELTS hiệu quả

Một số kinh nghiệm luyện thi IELTS hữu ích dành cho học viên mới bắt đầu

Đối với những học viên mới bắt đầu, việc luyện thi IELTS đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và một chiến lược học tập hợp lý. Dưới đây là một số kinh nghiệm hữu ích giúp bạn bắt đầu hành trình ôn thi IELTS một cách hiệu quả:

  • Tìm hiểu rõ cấu trúc đề thi: Trước khi bắt tay vào luyện thi, điều đầu tiên bạn cần làm là nắm vững cấu trúc đề thi IELTS. Như đã đề cập, bài thi IELTS bao gồm bốn phần chính: Listening, Reading, Writing và Speaking. Trong đó, mỗi phần đều có các dạng câu hỏi và yêu cầu riêng biệt. Vì thế, việc hiểu rõ cấu trúc của từng phần thi sẽ giúp bạn chuẩn bị kế hoạch học tập phù hợp và không bị bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thi thật.
  • Đặt mục tiêu phù hợp với bản thân: Mỗi người có một điểm xuất phát khác nhau, vì vậy việc đặt mục tiêu phù hợp với bản thân là rất quan trọng. Hãy xác định mục tiêu điểm số bạn cần đạt được dựa trên yêu cầu của trường học hoặc công việc mà bạn mong muốn. Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực học tập và dễ dàng theo dõi tiến độ luyện thi của mình.
  • Lựa chọn nguồn tài liệu luyện thi uy tín: Để đảm bảo hiệu quả học tập, người học nên lựa chọn ôn luyện theo các tài liệu luyện thi IELTS chất lượng từ chất lượng từ các Nhà xuất bản uy tín như Cambridge, British Council, hoặc các khóa học Online tại trung tâm luyện thi IELTS.
  • Lộ trình học tập phù hợp: Sau khi tìm hiểu về cấu trúc đề thi IELTS, lựa chọn nguồn học tập phù hợp, học viên nên thiết kế cho mình một lộ trình tự học luyện thi IELTS thật chi tiết để tránh bị lan man trong quá trình học. Theo đó, bạn hãy chia nhỏ các mục tiêu theo tuần hoặc tháng, ví dụ như hoàn thành một số bài tập Listening mỗi tuần, hay viết ít nhất một bài luận mỗi hai tuần. Lưu ý rằng, lộ trình học tập nên bao gồm cả việc thực hành đều đặn tất cả các kỹ năng và thời gian để luyện đề thi mô phỏng nhằm đánh giá sự tiến bộ của bản thân.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp luyện thi IELTS hiệu quả và linh hoạt, khóa học tiếng Anh IELTS Online tại IELTS Thanh Loan là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng phương pháp giảng dạy mang tính cá nhân hoá cao, khóa học cung cấp lộ trình học tập rõ ràng, tài liệu luyện thi chất lượng và các buổi học tương tác 1 – 1 giúp bạn nắm vững kiến thức cùng kỹ năng cần thiết để đạt được điểm số mong muốn trong kỳ thi IELTS. Liên hệ IELTS Thanh Loan ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết về học phí và lộ trình luyện thi bạn nhé!

Chi tiết khóa học IELTS Online tại Thanh Loan

Trên đây là tổng quan về cấu trúc đề thi IELTS 2024 mới nhất mà IELTS Thanh Loan đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng với những nội dung hữu ích từ bài viết, thí sinh sẽ có thêm thông tin để lập kế hoạch luyện thi và phân bổ thời gian ôn tập phù hợp.

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng