Biết cách làm True/False/Not Given và Yes/No/Not Given trong IELTS Reading là một trong những kỹ năng quan trọng giúp bạn đạt điểm cao trong bài thi. Đây là dạng câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải phân tích thông tin một cách tỉ mỉ để xác định xem nội dung trong câu có chính xác hay không. Ở bài viết dưới đây, Trung tâm IELTS Thanh Loan sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước phân tích và mẹo làm bài True/False/Not Given, giúp bạn tự tin xử lý dạng bài này.
Giới thiệu về dạng bài True/False/Not Given và Yes/No/Not Given
True/False/Not Given và Yes/No/Not Given là hai dạng bài IELTS Reading phổ biến, nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu và phân tích thông tin của thí sinh. Mặc dù có điểm chung về yêu cầu nhưng hai dạng câu hỏi này sẽ mang một số điểm khác biệt. Vì vậy, thí sinh cần chú ý trước khi làm bài để tránh những nhầm lẫn không đáng có và đạt được điểm số tốt hơn.
Phân biệt True/False/Not Given với Yes/No/Not Given
True/False/Not Given và Yes/No/Not Given trong IELTS Reading đều yêu cầu thí sinh xác định mức độ chính xác của thông tin trong câu hỏi so với bài đọc. Tuy nhiên, hai dạng bài này có sự khác biệt về mục đích đánh giá và cách nhận biết.
- True/False/Not Given: Cách làm True/False/Not Given IELTS yêu cầu thí sinh kiểm tra xem thông tin trong câu hỏi có khớp với nội dung bài đọc hay không.
- True: Thông tin trong câu hỏi hoàn toàn khớp với bài đọc.
- False: Thông tin trái ngược với nội dung bài đọc.
- Not Given: Không có thông tin nào trong bài để xác minh câu hỏi.
- Dấu hiệu nhận biết: Đề bài thường sử dụng câu hỏi như “Do the following statements agree with the information given in the text?”
- Yes/No/Not Given: Loại câu hỏi này đánh giá xem câu hỏi có trùng khớp với quan điểm hoặc ý kiến của tác giả hay không.
- Yes: Khẳng định đúng với quan điểm của tác giả.
- No: Khẳng định trái ngược với quan điểm của tác giả.
- Not Given: Không có thông tin rõ ràng về quan điểm của tác giả.
- Dấu hiệu nhận biết: Đề bài thường dùng câu hỏi như “Do the following statements agree with the claims/views of the writer in Reading?”
Kỹ năng cần thiết trong dạng bài True/False/Not Given
Cách làm bài True/False/Not Given IELTS chuẩn không chỉ nằm ở việc hiểu rõ bản chất, người học còn cần trang bị những kỹ năng đọc hiểu hiệu quả. Dưới đây là những kỹ năng đòi hỏi bạn phải thành thạo khi áp dụng vào IELTS reading True/False/Not Given Practice.
- Xác định từ khóa (Keywords): Đây là kỹ năng đọc hiểu câu hỏi và tìm kiếm các từ khóa quan trọng.
- Từ khóa ưu tiên: Các từ khó paraphrase, như tên riêng và thuật ngữ khoa học.
- Từ khóa có thể paraphrase: Danh từ, động từ, hoặc cụm từ dễ diễn đạt lại bằng từ đồng nghĩa.
- Xác định những từ kiểm soát ý nghĩa (Controlling words): Nhận diện các từ làm thay đổi nghĩa của câu, ví dụ như “all”, “most”, “only”, “never”, để giúp phân biệt chính xác giữa các lựa chọn True/False/Not Given.
- Kỹ năng scanning và nhận dạng paraphrasing: Sau khi xác định từ khóa, dùng kỹ năng scanning để tìm từ khóa trong bài đọc, đặc biệt lưu ý đến các từ đồng nghĩa và diễn đạt lại cho chuẩn xác.
- Đọc lướt và phân tích ý: Đọc lướt trước toàn bộ đoạn văn để nắm ý chính, sau đó đọc kỹ các câu chứa từ khóa nhằm xác định thông tin đúng hay trái ngược hoàn toàn, tránh dựa hết vào từ khóa.
Cách làm bài True, False, Not Given trong IELTS Reading
Dạng bài True, False, Not Given trong IELTS Reading yêu cầu thí sinh phải phân tích thông tin một cách kỹ lưỡng và hợp lý để xác định tính chính xác của các câu hỏi dựa trên nội dung bài đọc. Đây là dạng câu hỏi dễ gây nhầm lẫn nếu không nắm rõ cách làm và áp dụng các kỹ năng cần thiết. Ở phần dưới đây, IELTS Thanh Loan sẽ hướng dẫn cách làm dạng bài True/False/Not Given với từng bước chi tiết.
Bước 1: Đọc kỹ đề và xác định từ khóa
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi làm dạng bài tập IELTS Reading True/False/Not Given chính là đọc kĩ đề bài và gạch chân từ khóa (keywords). Quá trình này giúp bạn tập trung vào những thông tin quan trọng khi tìm kiếm trong bài đọc, tránh bị sao nhãng bởi các nội dung khác. Bạn nên nhắm đến những từ khóa khó bị paraphrase hoặc từ có khả năng định vị chính xác trong bài, cụ thể như:
- Tên riêng hoặc số liệu: Những yếu tố này dễ dàng nhận diện khi scan.
- Từ chuyên ngành: Thường được in nghiêng hoặc đặt trong dấu ngoặc kép.
- Từ “khó”: Những từ mà IELTS không yêu cầu bạn phải hiểu nhưng là yếu tố quan trọng của câu hỏi, như các danh từ không có đuôi thông thường.
- Từ chỉ khía cạnh cụ thể của chủ đề: Những từ liên quan đến chủ đề chính nhưng tập trung vào một khía cạnh, ví dụ như “cost” trong chủ đề “tourism.”
Ví dụ:
|
Bước 2: Skimming/Scanning để tìm từ khóa
Sau khi đã xác định được những từ khóa quan trọng, bước tiếp theo trong cách làm True/False/Not Given chính là vận dụng kỹ năng Skimming và Scanning để định vị thông tin trong bài đọc. Những đoạn văn đúng thường có ít nhất hai từ khóa trở lên khớp với yêu cầu của câu hỏi.
Ví dụ:
|
Bước 3: Phân tích và so sánh thông tin
Khi đã xác định được đoạn văn cần đọc, bạn cần phân tích và so sánh những thông tin giữa câu hỏi và nội dung bài đọc. Điều quan trọng là phải nhận diện được trọng tâm của câu hỏi, thường chỉ nằm ở 1-2 từ chính. Việc chú ý đến những từ này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định thông tin đúng, sai hoặc không được đề cập trong đoạn văn.
Lưu ý: Đọc cả câu trong đoạn văn chứa từ khóa để nắm bắt ngữ cảnh, vì thông tin trong bài đọc có thể được diễn đạt khác so với câu hỏi. Từ đó, bạn có thể xác định xem thông tin trong câu hỏi có trùng khớp với nội dung bài đọc hay không.
Ví dụ:
Trong đoạn này, ta có thể thấy nội dung “after a fire at the Ducal Palace, he offered an alternative design…..as it sounds” mang ý nghĩa là sau khi một trận cháy diễn ra ở cung điện Ducal, ông ấy đã đưa ra một thiết kế mới để thay thế, nhưng lại giống với Banqueting House ở London một cách lạ kỳ. Sở dĩ tòa nhà này là do Inigo Jones – học trò ngoại quốc đầu tiên của ông Palladio thiết kế, nên điều này cũng chẳng lạ lẫm gì mấy. Điều này có nghĩa là không phải Palladio dựa trên thiết kế tòa nhà của Inigo Jones mà là ngược lại. Vậy suy ra đáp án cuối cùng là False. |
>>> Xem thêm các dạng bài khác trong IELTS Reading:
- Cách làm Matching Information ăn trọn điểm trong IELTS Reading
- Cách làm Summary Completion trong IELTS Reading chi tiết
Những lỗi phổ biến khi làm bài True/False/Not Given và Yes/No/Not Given
Hai dạng câu hỏi này thường gây nhiều khó khăn cho thí sinh trong quá trình đọc hiểu và lựa chọn đáp án chính xác. Để áp dụng đúng cách làm True, False, Not Given và Yes, No, Not Given, người học cần lưu ý khắc phục các lỗi thường gặp sau:
- Nhầm lẫn với lựa chọn Not Given: Một lỗi thường gặp trong các dạng bài tập True/False/Not Given IELTS là không phân biệt rõ ràng giữa thông tin được đề cập và thông tin không được đề cập (Not Given). Thí sinh có thể dễ dàng rơi vào bẫy này khi thông tin trong câu hỏi chỉ chứa một phần chính xác của nội dung bài đọc, nhưng lại không đề cập đầy đủ. Điều này dẫn đến việc chọn True hoặc False khi thực tế câu hỏi không được nhắc đến.
Ví dụ: Câu hỏi: “The building where the exhibition is staged has been newly renovated.” với ý nghĩa tòa nhà này mới được tu sửa mới lại. Trong khi đó, nội dung bài đọc chỉ nói về việc “The exhibition has the special advantage of being held in one of Palladio’s buildings, Palazzo Barbaran da Porto.”, để chỉ ra rằng triển lãm này có ưu thế là được tổ chức trong tại một trong các tòa nhà của Palladio. Do đó câu trả lời đúng sẽ là Not Given.
- Không nhận diện được các từ đồng nghĩa: Vấn đề này thường xuyên xảy ra đối với những thí sinh có vốn từ vựng hạn chế. Khi câu hỏi sử dụng từ khác với từ trong bài đọc, thí sinh có thể bị nhầm lẫn và không nhận ra mối liên hệ giữa chúng.
Ví dụ: Câu hỏi “Palladio’s alternative design for the Ducal Palace in Venice was based on an English building.” và nội dung trong bài “…after a fire at the Ducal Palace, he offered an alternative design which bears an uncanny resemblance to the Banqueting House in Whitehall in London.”
Từ trong câu hỏi | Từ đồng nghĩa ở bài đọc |
based on | bears an uncanny resemblance to |
an English building | the Banqueting House in Whitehall in London |
- Sử dụng quan điểm cá nhân: Thí sinh thường mắc lỗi khi để quan điểm cá nhân ảnh hưởng đến quyết định trả lời câu hỏi. Bài đọc trong IELTS Reading có thể không phản ánh chính xác kiến thức hay ý kiến của thí sinh và việc đưa ra câu trả lời dựa trên hiểu biết cá nhân có thể dẫn đến sai sót.
Ví dụ: Câu hỏi “The majority of people believe that public transport is unreliable.” (Phần lớn mọi người tin rằng giao thông công cộng không đáng tin cậy.). Nếu thí sinh đã từng đọc bài viết khác nói rằng giao thông công cộng rất hiệu quả và nhanh chóng, họ có thể vội vàng chọn đáp án là False mà không so sánh với nội dung bài đọc. Trong khi đó, bài đọc lại đề cập rằng: “Many city dwellers express concerns over the frequency and punctuality of public transport services.” (Nhiều cư dân thành phố bày tỏ lo ngại về tần suất và độ chính xác của dịch vụ giao thông công cộng.)
Mẹo làm bài True/False/Not Given và Yes/No/Not Given
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn có cách làm True/False/Not Given và Yes/No/Not Given trong bài thi IELTS Reading đạt điểm cao:
- Chú ý đến các từ ngữ quyết định: Các trạng từ chỉ tần suất như “often”, “barely”, “always” và “sometimes” cùng với các trạng từ chỉ khả năng như likely, probably có thể làm thay đổi ý nghĩa của câu hỏi một cách đáng kể. Việc hiểu rõ ý nghĩa của những từ này sẽ giúp bạn so sánh chính xác hơn với nội dung bài đọc.
- Định lượng thông tin cẩn thận: Những từ some, many hoặc a few có thể khiến thông tin trở nên mơ hồ, vì vậy, người học cần đánh giá mức độ chính xác của thông tin trong bài đọc.
- Theo dõi thứ tự thông tin: Các câu hỏi thường xuất hiện theo thứ tự trong bài đọc, đồng nghĩa với việc không cần phải lướt qua bài đọc quá nhiều lần. Người học nên tập trung vào việc xác định vị trí các thông tin và so sánh chúng với câu hỏi để tiết kiệm thời gian.
- Quản lý thời gian hiệu quả: Nếu không tìm thấy thông tin sau khoảng 2 phút, hãy đánh dấu là “Not Given” và chuyển sang câu hỏi khác. Mẹo làm bài này sẽ giúp bạn duy trì năng lượng và thời gian cho phần còn lại của bài thi.
- Thực hành thường xuyên: Cuối cùng, việc luyện tập thường xuyên với các bài mẫu và đề thi thực tế sẽ giúp bạn quen thuộc với dạng bài này hơn. Hãy thử nghiệm với các kỹ năng và phương pháp khác nhau để tìm ra cách làm True, False, Not Given hiệu quả nhất cho bản thân.
Tài liệu ôn luyện dạng câu hỏi True/False/Not Given trong IELTS Reading
Sau khi hiểu rõ về cách làm True/False/Not Given, người học cần thường xuyên thực hành với các dạng bài tập để làm quen với dạng bài bày. Dưới đây là gợi ý của IELTS Thanh Loan về một số tài liệu ôn luyện hữu ích mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn:
- IELTS Cambridge Practice Test 7 – 19
- Barron’s IELTS Practice Test
- IELTS Actual Test
- IELTS Practice Test Plus
Ngoài việc tự luyện tập với các tài liệu trên, bạn có thể cân nhắc đăng ký khóa học IELTS Online tại IELTS Thanh Loan để được hướng dẫn chuyên sâu và có lộ trình ôn luyện IELTS rõ ràng. Với khóa học này, bạn sẽ được hỗ trợ trực tiếp bởi cô Thanh Loan – giáo viên có hơn 10 năm kinh nghiệm luyện thi IELTS, học tập với bộ giáo trình được cô biên soạn riêng với kiến thức trực quan, dễ hiểu và có cơ hội thực hành nhiều dạng bài tập tương ứng với phần ngữ pháp đã học. Liên hệ ngay với IELTS Thanh Loan để nhận tư vấn chi tiết về khóa học.
Tổng hợp bài tập True, False, Not Given
Để hỗ trợ bạn trong việc rèn luyện kỹ năng này, IELTS Thanh Loan đã biên soạn tổng hợp bài tập True/False/Not Given đa dạng, giúp bạn làm quen với cách thức ra đề và nâng cao khả năng phân tích thông tin từ bài đọc.
The man behind the Nobel Prize
A
Since 1901, the Nobel Prize has been honoring men and women from all corners of the globe for outstanding achievements in physics, chemistry, medicine, literature, and for work in peace. The foundations for the prize were laid in 1895 when Alfred Nobel wrote his last will, leaving much of his wealth to the establishment of the Nobel Prize.
B
Alfred Nobel was born in Stockholm on October 21, 1833. His father Immanuel Nobel was an engineer and inventor who built bridges and buildings in Stockholm. In connection with his construction work, Immanuel Nobel also experimented with different techniques for blasting rocks. Successful in his industrial and business ventures, Immanuel Nobel was able, in 1842, to bring his family to St. Petersburg. There, his sons were given a first-class education by private teachers. The training included natural sciences, languages and literature. By the age of 17, Alfred Nobel was fluent in Swedish, Russian, French, English and German. His primary interests were in English literature and poetry as well as in chemistry and physics. Alfred’s father, who wanted his sons to join his enterprise as engineers, disliked Alfred’s interest in poetry and found his son rather introverted.
C
In order to widen Alfred’s horizons, his father sent him abroad for further training in chemical engineering. During a two year period, Alfred Nobel visited Sweden, Germany, France and the United States. In Paris, the city he came to like best, he worked in the private laboratory of Professor T. J. Pclouze, a famous chemist. There he met the young Italian chemist Ascanio Sobrero who, three years earlier, had invented nitroglycerine, a highly explosive liquid. But it was considered too dangerous to be of any practical use. Although its explosive power greatly exceeded that of gunpowder, the liquid would explode in a very unpredictable manner if subjected to heat and pressure. Alfred Nobel became very interested in nitroglycerine and how it could be put to practical use in construction work. He also realized that the safety problems had to be solved and a method had to be developed for the controlled detonation of nitroglycerine.
D
After his return to Sweden in 1863, Alfred Nobel concentrated on developing nitroglycerine as an explosive. Several explosions, including one (1864) in which his brother Emil and several other persons were killed, convinced the authorities that nitroglycerine production was exceedingly dangerous. They forbade further experimentation with nitroglycerine within the Stockholm city limits and Alfred Nobel had to move his experimentation to a barge anchored on Lake Malaren. Alfred was not discouraged and in 1864 he was able to start mass production of nitroglycerine. To make the handling of nitroglycerine safer Alfred Nobel experimented with different additives. He soon found that mixing nitroglycerine with kieselguhr would turn the liquid into a paste which could be shaped into rods of a size and form suitable for insertion into drilling holes. In 1867 he patented this material under the name of dynamite. To be able to detonate the dynamite rods he also invented a detonator (blasting cap) which could be ignited by lighting a fuse. These inventions were made at the same time as the pneumatic drill came into general use. Together these inventions drastically reduced the cost of blasting rock, drilling tunnels, building canals and many other forms of construction work.
E
The market for dynamite and detonating caps grew very rapidly and Alfred Nobel also proved himself to be a very skillful entrepreneur and businessman. Over the years he founded factories and laboratories in some 90 different places in more than 20 countries. Although he lived in Paris much of his life he was constantly traveling. When he was not traveling or engaging in business activities Nobel himself worked intensively in his various laboratories, first in Stockholm and later in other places. He focused on the development of explosives technology as well as other chemical inventions including such materials as synthetic rubber and leather, artificial silk, etc. By the time of his death at 18%, he had 355 patents.
F
Intensive work and travel did not leave much time for private life. At the age of 43, he was feeling like an old man. At this time he advertised in a newspaper “Wealthy, highly-educated elderly gentleman seeks the lady of mature age, versed in languages, as secretary and supervisor of household.” The most qualified applicant turned out to be an Austrian woman, Countess Bertha Kinsky. After working a very short time for Nobel she decided to return to Austria to marry Count Arthur von Suttner. In spite of this Alfred Nobel and Bertha von Suttner remained friends and kept writing letters to each other for decades. Over the years Bertha von Suttner became increasingly critical of the arms race. She wrote a famous book, Lay Down Your Arms and became a prominent figure in the peace movement. No doubt this influenced Alfred Nobel when he wrote his final will which was to include a Prize for persons or organizations who promoted peace. Several years after the death of Alfred Nobel, the Norwegian Storting (Parliament) decided to award the 1905 Nobel Peace Prize to Bertha von Suttner.
G
Alfred Nobel died in San Remo, Italy, on December 10, 1896. When his will was opened it came as a surprise that his fortune was to be used for Prizes in Physics, Chemistry, Physiology or Medicine, Literature and Peace. The executors of his will were two young engineers, Ragnar Sohlman and Rudolf Lilljequist. They set about forming the Nobel Foundation as an organization to take care of the financial assets left by Nobel for this purpose and to coordinate the work of the Prize-Awarding Institutions. This was not without its difficulties since the will was contested by relatives and questioned by authorities in various countries.
H
Alfred Nobel’s greatness lay in his ability to combine the penetrating mind of the scientist and inventor with the forward-looking dynamism of the industrialist. Nobel was very interested in social and peace-related issues and held what were considered radical views in his era. He had a great interest in literature and wrote his own poetry and dramatic works. The Nobel Prizes became an extension and a fulfillment of his lifetime interests.
Câu hỏi:
Questions 1-6
Do the following statements agree with the information given in Reading Passage 1?
In boxes 1-6 on your answer sheet, write
TRUE if the statement is true
FALSE if the statement is false
NOT GIVEN if the information is not given in the passage
1. The first Nobel Prize was awarded in 1895.
2. Nobel’s father wanted his son to have a better education than what he had had.
3. Nobel was an unsuccessful businessman.
4. Bertha von Suttner was selected by Nobel himself for the first peace prize.
5. The Nobel Foundation was established after the death of Nobel
6. Nobel’s social involvement was uncommon in the 1800s.
Đáp án:
1. F
2. NOT GIVEN
3. FALSE
4. FALSE
5. TRUE
6. TRUE
Để hiểu rõ hơn về cách làm của dạng bài này, bạn có thể tham khảo chi tiết phần phân tích đáp án bài tập trên tại đây.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách làm True/False/Not Given và Yes/No/Not Given. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách làm dạng bài này và đạt được điểm số cao nhất. Nếu bạn muốn biết ôn luyện IELTS với những kiến thức ngữ pháp chuyên sâu, hãy liên hệ ngay với IELTS Thanh Loan để được tư vấn lộ trình học phù hợp.