Hướng Dẫn Cách Viết IELTS Writing Task 1 Dạng Table (Kèm Bài Mẫu)

Writing Task 1 Table là một trong những dạng bài đòi hỏi thí sinh cần có khả năng phân tích dữ liệu một cách chi tiết và chính xác trong bài thi IELTS. Để làm tốt bài thi IELTS Task 1 Table, việc hiểu rõ cấu trúc, nắm vững cách miêu tả số liệu và so sánh sự tương quan giữa các Table Chart là rất quan trọng. Sau đây, IELTS Thanh Loan sẽ chia sẻ tổng quan nhất về cách viết bài Writing Task 1 dạng Table hiệu quả cho người mới bắt đầu, giúp bạn tự tin hoàn thành phần bài thi này.

Giới thiệu về dạng bài Table trong IELTS Writing Task 1

Trong các dạng bài IELTS Writing Task 1, Table Chart là dạng bài biểu đồ yêu cầu thí sinh phân tích số liệu được trình bày dưới dạng bảng. Thông thường, bảng sẽ thể hiện số liệu về một chủ đề nhất định với sự thay đổi về thời gian, địa điểm hoặc các đối tượng khác nhau. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn lọc thông tin, so sánh số liệu và báo cáo các điểm nổi bật theo yêu cầu của đề bài.

IELTS Writing Task 1 Table

Dạng bài Table Chart trong IELTS Writing Task 1

Đề thi IELTS Writing thường xuất hiện dưới 2 dạng Table chính, đó là: Table có sự thay đổi theo thời gian và Table không có sự thay đổi theo thời gian.

Các dạng bài Table Writing Task 1 phổ biến

2 dạng bài Table Writing Task 1 phổ biến

  • Table có sự thay đổi theo thời gian: Nếu bảng số liệu trong đề IELTS Table có nhiều mốc thời gian khác nhau, thì đây là dạng Table có sự thay đổi theo thời gian. Với dạng bài này, ngoài việc so sánh giữa các hạng mục, thí sinh cần chú trọng đến sự tăng, giảm, dao động của số liệu qua các mốc thời gian. Cụ thể, thí sinh phải xác định rõ các xu hướng chính như hạng mục nào tăng nhanh, hạng mục nào giảm dần và nêu rõ những thay đổi đáng chú ý.
  • Table không có sự thay đổi theo thời gian: Đối với dạng Table Task 1 không có sự thay đổi theo thời gian, bảng số liệu thường không có mốc thời gian hoặc chỉ có một mốc thời gian duy nhất hay thậm chí là không nhắc đến thời gian trên biểu đồ. Trong trường hợp này, thí sinh chỉ cần tập trung vào việc so sánh giữa các hạng mục mà không cần phải phân tích xu hướng. Những yếu tố như hạng mục nào có giá trị cao nhất hoặc thấp nhất sẽ là trọng điểm để bạn nhấn mạnh khi viết bài.

Cách phân tích dữ liệu trong Table Chart

Phân tích dữ liệu trong Table Chart là bước quan trọng mà thí sinh cần thực hiện để đảm bảo bài viết Writing Task 1 Table được triển khai một cách logic và chính xác. Việc hiểu rõ bảng biểu, xác định đối tượng, thời gian và các chỉ số quan trọng chính là tiền đề giúp bạn hình dung ra những gì mình cần trả lời trong bài viết. Điều này giúp bạn đi đúng trọng tâm yêu cầu, không lạc đề, cũng như đáp ứng được tiêu chí Task Achievement trong IELTS Writing.

Sau đây là các bước phân tích dữ liệu trong IELTS Writing Table Chart mà thí sinh cần lưu ý:

  • Xác định chủ đề của bảng: Trước hết, cần xác định rõ chủ đề của bảng Table Chart IELTS, bảng số liệu này được khảo sát tại đâu, thời gian nào?
  • Xác định đối tượng và các yếu tố quan trọng: Đếm số lượng đối tượng, xác định xem có yếu tố thay đổi về thời gian hay phần trăm (%) không.
  • Phân tích cột dọc và hàng ngang: Tìm ra các đặc điểm chính của dữ liệu theo cả chiều dọc và ngang để chia thành 2 nhóm đối tượng cho từng đoạn body:
    • Body 1: Tập trung vào các nhóm đối tượng có xu hướng tăng trưởng, những đối tượng có số liệu cao hơn đáng kể trong từng cột, hoặc những nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
    • Body 2: Đề cập đến các nhóm đối tượng có xu hướng ổn định hoặc giảm, những nhóm có số liệu thấp hơn hoặc không có sự thay đổi rõ rệt, cùng với những nhóm có số liệu gần nhau và thấp hơn nhóm chính.
Cách phân tích dữ liệu ielts task 1 table

Phân tích dữ liệu là cơ sở giúp thí sinh triển khai bài Table Chart một cách logic, chính xác

Những lưu ý khi phân tích bảng số liệu Task 1 Table:

  • Không cần mô tả tất cả số liệu: Chỉ nên chọn 8 – 10 số liệu tiêu biểu, không cần nhắc đến mọi con số trong biểu đồ Writing Table.
  • Tập trung vào số liệu nổi bật: Chọn những số liệu nổi bật nhất như cao nhất, thấp nhất hoặc có sự khác biệt đáng chú ý.
  • Nhóm các số liệu liên quan: Thay vì mô tả riêng lẻ, bạn nên nhóm các số liệu có liên quan lại với nhau để bài viết mạch lạc, ngắn gọn hơn.

Ví dụ đề bài: “Percentage of children with different educational problems in two primary schools”

Ví dụ bảng số liệu trong dạng bài Table

Ví dụ minh họa về bảng số liệu trong dạng bài Table Chart

→ Phân tích đề bài:

  • Yêu cầu: So sánh tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề về giáo dục khác nhau (khả năng đọc, chữ viết, chính tả, v.v.) giữa hai trường: trường A và trường B.
  • Dạng biểu đồ: Có sự thay đổi theo thời gian, vì số liệu được đo ở hai mốc thời gian là năm 2005 và 2015.
  • Yếu tố cần nêu bật: Xu hướng thay đổi của các số liệu theo thời gian (tăng, giảm, không thay đổi).
  • Thì sử dụng: Thì quá khứ đơn, vì cả hai thời điểm đều đã xảy ra trong quá khứ.

Hướng dẫn chi tiết cách viết bài Writing Task 1 dạng Table

Như đã đề cập, Task 1 IELTS Table Chart bao gồm 2 dạng bài chính, đó là: dạng Table thay đổi theo thời gian và dạng Table không biến thiên theo thời gian. Mặc dù khác nhau về mặt hình thức nhưng cách viết của hai dạng bài này lại khá giống nhau về cấu trúc triển khai, từ vựng, ngữ pháp câu,… Sau đây là hướng dẫn tổng quan cách viết IELTS Writing Task 1 Table mà bạn có thể tham khảo.

cách viết writing task 1 table

Hướng dẫn cách viết bài IELTS Writing Task 1 Table

Introduction (Giới thiệu)

Trong phần giới thiệu của bài viết Table Chart IELTS Writing Task 1, thí sinh cần khéo léo tóm tắt nội dung chính của bảng số liệu một cách ngắn gọn và súc tích. Để làm được điều này, bạn có thể áp dụng kỹ thuật Paraphrase lại đề bài theo 2 cách sau:

Cách 1: Sử dụng từ đồng nghĩa

Ví dụ đề bài: “Percentage of children with different educational problems in two primary schools in 2005 and 2015”

Diễn đạt lại: “The given table illustrates the proportion of children facing various educational challenges in two primary schools in the years 2005 and 2015.”

    • Percentage (tỷ lệ) → Proportion (tỷ lệ)
    • Children with different educational problems → Children facing various educational challenges

*Lưu ý: Cách 1 chỉ phù hợp với những bạn sở hữu vốn từ phong phú và có khả năng sử dụng các từ đồng nghĩa chính xác. Trong trường hợp hạn chế về vốn từ vựng, thí sinh có thể áp dụng Cách 2 (Thay đổi cấu trúc câu) để diễn đạt lại đề bài.

Cách 2: Thay đổi cấu trúc câu 

Để viết phần Introduction với cách 2, bạn có thể sử dụng đa dạng các phương pháp như:

  • Chuyển từ cấu trúc chủ động sang bị động (hoặc ngược lại)
  • Thay đổi chủ ngữ
  • Sử dụng cấu trúc chủ ngữ giả
  • Thay đổi động từ

Ví dụ đề bài: “Percentage of children with different educational problems in two primary schools in 2005 and 2015.”

  • Diễn đạt lại: “The percentage of children experiencing different educational problems in two primary schools in 2005 and 2015 is displayed in the table below.” (Chuyển từ chủ động sang bị động)
  • Hoặc: “The table provides information about the percentage of children encountering various educational problems in two primary schools during 2005 and 2015.” (Thay đổi chủ ngữ)
Áp dụng kỹ thuật Paraphrase

Áp dụng kỹ thuật Paraphrase để viết phần Introduction (Giới thiệu)

Overview (Tổng quan)

Overview là phần nội dung quan trọng nhất trong IELTS Writing Task 1 Table. Đây là phần tổng quan giúp người đọc tóm tắt, khái quát các đặc điểm nổi bật nhất của bảng số liệu. Trong phần này, thí sinh cần nêu rõ các điểm sau:

  • Xu hướng (Trend): Nêu ra sự thay đổi tổng quát của các đối tượng trong bảng, đặc biệt nếu có yếu tố thời gian.
  • Thứ tự: Xếp hạng các đối tượng dựa trên các giá trị nổi bật, như tỷ lệ cao nhất hoặc thấp nhất.
  • Sự thay đổi tỷ lệ (Change): Nếu có, bạn cần chỉ ra các thay đổi về tỷ lệ giữa các đối tượng.

Để đạt điểm cao trong phần Overview, người viết cần đưa ra được những số liệu nổi bật (Report), thực hiện so sánh (Compare) và nhóm các dữ liệu (Group) thành 2 nhóm đối tượng điển hình.

Cách viết phần Overview dạng Table Chart

Tổng quan cách viết phần Overview dạng bài Table Chart

Đối với dạng Table Chart có yếu tố thời gian, người viết cần nêu ra nhận xét những đặc điểm chính như sau:

  • Xu hướng của từng đối tượng
  • Đối tượng tăng/ giảm mạnh nhất
  • Xếp hạng

Đối với biểu đồ không có yếu tố thời gian, bạn cần nêu được những điểm chính bao gồm:

  • Giá trị LỚN nhất: Chỉ ra giá trị cao nhất của từng đối tượng hoặc tiêu chí trong bảng.
  • Giá trị NHỎ nhất: Nêu rõ giá trị thấp nhất của từng đối tượng hoặc tiêu chí.
  • Chênh lệch lớn nhất: Nhận xét về tiêu chí nào có sự khác biệt rõ rệt nhất và các đặc điểm nổi bật liên quan.

Sau đây là một số mẫu câu phổ biến mà bạn có thể áp dụng để triển khai phần Overview trong Writing Task 1 Comparison Table:

Mẫu câu Cấu trúc câu

Diễn đạt xu hướng

S + V (show/see/display/present..) + an increase (tăng)/ decrease(giảm) trend

Ví dụ: The data shows an increase in the number of students over the years.

Diễn đạt thứ tự lớn nhất/ nhỏ nhất

S + V + the lowest/highest figure/data/number…

The lowest/highest figure is recorded in S

Ví dụ: The highest figure is recorded in School B.

Cấu trúc so sánh

There are more A than B

Ví dụ: There are more students in School A than in School B.

A is greater/more /less than Y

Ví dụ: The number of children with educational problems is greater in School B than in School A.

A is twice/three times/as much/as many as B

Ví dụ: The percentage of reading difficulties is three times as much in School A as in School B.

Ví dụ đề bài Table IELTS:

The table shows the positions of women in government and management in 2000 in 5 countries:
Country Parliament Leaders (%) Managers (%)
Canada 20 40
Norway 25 50
Tobago & Trinidad 18 45
Italy 15 50
Uruguay 15 40

Ta thấy, khi so sánh số liệu theo hàng ngang (theo từng nước), tỷ lệ phụ nữ làm quản lý (Managers) ở các nước đều cao hơn so với tỷ lệ những người làm lãnh đạo trong quốc hội (Parliament Leaders). Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng tỷ lệ phụ nữ làm quản lý lớn hơn tỷ lệ những người làm lãnh đạo trong quốc hội ở tất cả các quốc gia được khảo sát.

→ Vậy, ta có thể viết đoạn tổng quan (Overview) như sau:

“Overall, it can be observed from the table that there were significantly more female managers than women serving as parliament leaders across the five countries.”

*Một số mẹo hữu ích khi viết Overview Paragraph:

Ở đoạn tổng quan, thí sinh nên mô tả nội dung ngắn gọn trong 2 câu văn và cố gắng so sánh tất cả các đối tượng trong bảng bằng cách:

  • So sánh các đối tượng ở hàng dọc: Nhấn mạnh số liệu cao nhất trong mỗi cột.
  • So sánh các đối tượng ở hàng ngang: Nhấn mạnh số liệu cao nhất.

Body Paragraphs (Chi tiết)

Trong phần thân bài IELTS Writing Task 1 Table, chúng ta sẽ chia thành 2 phần: Body 1 và Body 2, tương ứng với các nhóm đối tượng có đặc điểm tương tự. Mục đích chính của phần Body Paragraphs là đánh giá tổng quan và nhóm các trường dữ liệu liên quan lại với nhau.

Body Paragraphs dạng Table

Phần thân bài trong IELTS Writing Task 1 Table được chia thành 2 đoạn Body 1 & Body 2

Tương tự phần Overview, phần thân bài Writing Task 1 Table cũng được triển khai theo 2 dạng bài: có và không có yếu tố thời gian.

Table có yếu tố thời gian Table không có yếu tố thời gian
Đoạn 1: Mô tả số liệu của các hạng mục trong năm đầu tiên (In + năm đầu tiên). Đoạn 1: Mô tả số liệu của các hạng mục cùng tăng (giảm), giữ nguyên hoặc có cùng tên.
Đoạn 2: Mô tả số liệu của các hạng mục trong các năm còn lại (Thereafter/Afterward). Đoạn 2: Mô tả số liệu của các hạng mục cùng tăng (giảm), giữ nguyên hoặc có cùng tên.

Ví dụ đề bài:

The table shows the positions of women in government and management in 2000 in 5 countries (Dạng Table Chart không có sự thay đổi theo thời gian)
Country Parliament Leaders (%) Managers (%)
Canada 20 40
Norway 25 50
Tobago & Trinidad 18 45
Italy 15 50
Uruguay 15 40

→ Cách triển khai đoạn Body (Body 1 & Body 2):

  • Đoạn 1: Mô tả số liệu của các “Parliament Leaders” (so sánh giữa các quốc gia): Norway có tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là Canada, Trinidad và Tobago; Italy tương đương với Uruguay.
  • Đoạn 2: Mô tả số liệu của các “Managers” (so sánh giữa các quốc gia): Italy và Norway đứng đầu, tiếp theo là Trinidad và Tobago; Canada và Uruguay có tỷ lệ thấp nhất.

*Một số mẹo hữu ích khi viết Body Paragraphs:

  • Không so sánh riêng lẻ: Tránh miêu tả từng đối tượng (theo hàng dọc hoặc hàng ngang) một cách tách biệt. Bởi vì giám khảo muốn thấy sự so sánh rõ ràng trong bài viết của bạn.
  • Chia thành nhóm: Hãy liên kết các số liệu lại với nhau, sau đó chia thành 2 nhóm đối tượng tương ứng với Body 1 & Body 2:
    • Nhóm 1: Tập trung vào so sánh số liệu cao nhất của tất cả các đối tượng. Điều này giúp làm nổi bật những điểm mạnh và xu hướng tích cực.
    • Nhóm 2: So sánh số liệu thấp nhất của tất cả các đối tượng. Việc này cho thấy những điểm yếu và khu vực cần cải thiện.

*Gợi ý một số cấu trúc dùng để miêu tả số liệu trong Body Paragraphs:

Cấu trúc Cách sử dụng Ví dụ
The number of + S, The figure for + V… Sử dụng để miêu tả số liệu của một đối tượng.
  • The number of women in management increased significantly in 2010.
  • The figure for students in higher education showed a steady rise between 2000 and 2015.
During the same period/ Throughout the period examined Dùng để so sánh hoặc miêu tả các xu hướng trong cùng giai đoạn.
  • Throughout the period examined, the percentage of female leaders remained relatively low.
Compared to (the other …) Sử dụng để so sánh một đối tượng với các đối tượng khác.
  • Compared to other countries, Norway had the highest number of female managers.
Out of the … examined Miêu tả số liệu nổi bật trong nhóm các đối tượng được nghiên cứu.
  • Out of the five countries examined, Italy had the smallest proportion of female parliament leaders.
By contrast, … / Instead, … / While,… / Meanwhile / However,… Dùng để giới thiệu sự đối lập, khác biệt giữa các số liệu
  • While the percentage of women in parliament decreased, the number of female managers increased.
  • However, the figure for Country A remained unchanged during the period.
S + V (show / witness / record / present / experience) + (a/an) + Tính từ + N + Time (from … to/ between … to/ in /…) Cấu trúc này thường được sử dụng để mô tả sự thay đổi của số liệu qua thời gian
  • Country B experienced a sharp increase in the number of female managers between 2000 and 2010.
  • The table shows a moderate rise in the percentage of female parliament leaders from 2000 to 2015.

Cách viết các dạng bài Table trong IELTS Writing Task 1

Để viết tốt các dạng bài IELTS Writing Task 1 Table, IELTS Thanh Loan sẽ chia sẻ cụ thể các bước viết bài IELTS Task 1 Table Chart có và không có thay đổi theo thời gian, giúp bạn tự tin chinh phục dạng bài này với điểm số cao.

Dạng Table có sự thay đổi theo thời gian

Cách viết Writing Task 1 Table có sự thay đổi theo thời gian

Cách viết Writing Task 1 Table có sự thay đổi theo thời gian

Dạng biểu đồ này thường mô tả số liệu tại các điểm thời gian khác nhau, thường từ 2 – 3 mốc thời gian trở lên. Để triển khai bài viết Table Chart có sự thay đổi theo thời gian, bạn có thể tham khảo chi tiết cách viết dạng bài IELTS Writing Task 1 Table qua video sau:

Dạng Table không có sự thay đổi theo thời gian

Cách viết IELTS Table không thay đổi theo thời gian

Các bước triển khai dạng bài IELTS Table không thay đổi theo thời gian

Đây là dạng biểu đồ mà số liệu chỉ được đo ở một thời điểm duy nhất hoặc không đề cập đến thời gian cụ thể. Để hiểu rõ hơn về cách triển khai dạng bài này, bạn có thể tham khảo video hướng dẫn chi tiết từ IELTS Thanh Loan:

Bài mẫu IELTS Writing Task 1 Table

Nhằm giúp người học hiểu rõ hơn về cách viết Writing Task 1 Table, IELTS Thanh Loan đã tổng hợp một số Table Task 1 Sample kèm các bước triển khai chi tiết:

Bài mẫu 1:

The table below gives information on consumer spending on different items in five different countries in 2002. Summarize the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant. (Cam 7 Test 1 Writing Task 1)
Bài mẫu IELTS Task 1 Table Question

Đề bài IELTS Task 1 Table Question

1. Phân tích biểu đồ:

  • Dạng biểu đồ: Table Chart không có sự thay đổi theo thời gian
  • Thì sử dụng: Quá khứ đơn

2. Paraphrase từ vựng trước khi viết bài:

  • Spending on ST = Expenditure on/for ST
  • The percentage of money used for ST/ allocated for ST/ paid for ST/ expended on ST/ spent on ST …

*Lưu ý: Bảng thông tin này có rất nhiều số liệu, vì vậy người viết cần tập trung mô tả các số liệu đặc biệt, nổi bật trên biểu đồ bao gồm: số liệu cao nhất, thấp nhất, hoặc các số liệu bằng nhau,… Bên cạnh đó, bạn nên chọn khoảng 8 số liệu để mô tả bài viết hoàn chỉnh.

3. Bài viết tham khảo số 1:

“The table compares the percentages of money spent on three different categories by consumers in five nations in 2002.

It is clear that Turkish people were the largest spenders on food/drinks/tobacco and leisure/education while the highest expenditure on clothing/footwear was recorded in Italy. Overall, food/drinks/tobacco always had the highest spending among those three categories.

Well under a third of spending of people in Turkey was on food/drinks/tobacco, followed by/ahead of nearly 29% in Ireland. Similarly, the percentage of money paid for leisure/education was also highest in this nation, at 4.35%, while the highest proportion of money allocated for clothing/footwear was by Italians, with 9%.

In contrast, the lowest expenditure on food/drinks/tobacco belonged to Sweden, accounting for just under 16%, and Swedish people also expended the least money on clothing/footwear, with 5.4%. By comparison, only under 2% of money was used for leisure/education by Spanish consumers, which is also the smallest figure on the chart.”

4. Bài viết tham khảo số 2:

“The table shows percentages of consumer expenditure for three categories of products and services in five countries in 2002.

It is clear that the largest proportion of consumer spending in each country went on food, drinks and tobacco. On the other hand, the leisure/education category has the lowest percentages in the table.

Out of the five countries, consumer spending on food, drinks and tobacco was noticeably higher in Turkey, at 32.14%, and Ireland, at nearly 29%. The proportion of spending on leisure and education was also highest in Turkey, at 4.35%, while expenditure on clothing and footwear was significantly higher in Italy, at 9%, than in any of the other countries.

It can be seen that Sweden had the lowest percentages of national consumer expenditure for food/drinks/tobacco and for clothing/footwear, at nearly 16% and just over 5% respectively. Spain had slightly higher figures for these categories, but the lowest figure for leisure/education, at only 1.98%.”

5. Dịch nghĩa:

Bài mẫu tham khảo số 1:

“Bảng này so sánh tỷ lệ phần trăm tiền mà người tiêu dùng ở 5 quốc gia chi tiêu vào ba loại hàng hoá dịch vụ khác nhau trong năm 2002.

Rõ ràng là người Thổ Nhĩ Kỳ là những người chi tiêu nhiều nhất cho đồ ăn / thức uống / thuốc lá và giải trí / giáo dục trong khi chi tiêu cho quần áo / giày dép cao nhất được ghi nhận ở Ý. Nhìn chung, thực phẩm / đồ uống / thuốc lá luôn có mức chi tiêu cao nhất trong ba loại hàng hoá/ dịch vụ.

Dưới một phần ba chi tiêu của người dân ở Thổ Nhĩ Kỳ là cho thực phẩm / đồ uống / thuốc lá, tiếp theo là / cao hơn gần 29% ở Ireland. Tương tự, tỷ lệ chi trả cho việc giải trí / giáo dục cũng cao nhất ở quốc gia này, ở mức 4,35%, trong khi tỷ lệ chi trả cho quần áo / giày dép cao nhất là của người Ý, với 9%.

Ngược lại, chi tiêu cho thực phẩm / đồ uống / thuốc lá thấp nhất thuộc về Thụy Điển, chỉ chiếm dưới 16% và người Thụy Điển cũng chi tiêu ít tiền nhất cho quần áo / giày dép, với 5,4%. So sánh với nó, chỉ có dưới 2% tiền của người tiêu dùng Tây Ban Nha sử dụng cho việc giải trí / giáo dục, đây cũng là con số nhỏ nhất trên bảng.”

Bài mẫu số 2:

“Bảng này cho thấy tỷ lệ phần trăm chi tiêu của người tiêu dùng cho ba loại sản phẩm và dịch vụ ở năm quốc gia vào năm 2002.

Rõ ràng là tỷ lệ chi tiêu lớn nhất của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia dành cho thực phẩm, đồ uống và thuốc lá. Mặt khác, danh mục giải trí / giáo dục có tỷ lệ phần trăm thấp nhất trong bảng.

Trong số năm quốc gia, chi tiêu của người tiêu dùng cho thực phẩm, đồ uống và thuốc lá cao hơn đáng kể ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở mức 32,14%, và Ireland, ở mức gần 29%. Tỷ lệ chi tiêu cho giải trí và giáo dục cũng cao nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở mức 4,35%, trong khi chi tiêu cho quần áo và giày dép cao hơn đáng kể ở Ý, ở mức 9%, so với bất kỳ quốc gia nào khác.

Có thể thấy rằng Thụy Điển có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng quốc gia cho thực phẩm / đồ uống / thuốc lá và quần áo / giày dép thấp nhất, lần lượt là gần 16% và chỉ hơn 5%. Tây Ban Nha có số liệu cao hơn một chút cho các danh mục này, nhưng con số thấp nhất cho giải trí / giáo dục, chỉ 1,98%.”

6. Từ vựng hay:

  • ahead of something (prepositional phrase): đi trước số liệu nào.
  • out of …. (prepositional phrase): trong số.

Bài mẫu Writing Task 1 Table số 2:

The tables below give information about sales of Fairtrade-labeled coffee and bananas in 1999 and 2004 in five European countries. Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant. (Cam 10 Test 2 Writing Task 1)

Đề bài Writing Task 1 Table Sample

1. Cấu trúc bài viết:

Introduction: Paraphrase lại đầu bài

  • sales = the amount / quantity of money earned from selling …
  • in five European countries = in five nations in Europe.

Overview: Hai đặc điểm chính của biểu đồ là gì?

  • Sales từ hai loại hàng hoá ở các quốc gia đều tăng lên, ngoại trừ lượng sales của “banana” ở hai quốc gia Sweden và Denmark.
  • Nước UK thường có lượng sales cao nhất.

Body paragraph 1: Mô tả chi tiết số liệu bảng đầu tiên: cà phê.

  • Switzerland cao nhất vào năm 1999 nhưng UK cao nhất vào năm 2004.
  • 3 quốc gia còn lại số lượng không chênh lệch nhiều (0.8 – 1.8) và đều tăng nhẹ (khoảng 0.2 – 0.3) sau khoảng thời gian 5 năm.

Body paragraph 2: Mô tả số liệu bảng thứ 2: chuối

  • Tương tự cà phê, UK có sản lượng chuối cao nhất vào năm 1999 và cũng đồng thời tăng gấp 3 lần sau 5 năm.
  • Switzerland và Belgium tăng nhẹ sau giai đoạn mô tả.
  • Sweden bà Denmark ngược lại, giảm nhẹ sau giai đoạn mô tả.

2. Bài viết tham khảo:

“The tables compare the amounts of money gained from selling coffee and bananas in two years, 1999 and 2004 in five countries in Europe.

Overall, sales of those goods mostly increased between two years, except for the figures for bananas in Sweden and Denmark. The UK earned more money from both coffee and bananas than any other country in 2004.

Looking at coffee’s turnover, Switzerland earned 3 million euros from selling this commodity in 1999, followed by around 1.5 and 1.8 million euros in the UK and Denmark respectively. The lowest figure was recorded in Sweden at that time, with 0.8 million euros. After five years, the UK became the biggest earner from purchasing coffee, with its figure reaching 20 million euros. The other data climbed by about 0.2 to 3 million euros only.

Regarding bananas’ sales, the UK always ranked top, recording 15 million euros in 1999 which rose threefold after five years. Switzerland and Belgium also experienced growth in their sales, to 5.5 and 4 respectively, but the opposite was true for Sweden and Denmark whose figures decreased by about 1 million euro over the period.”

3. Dịch nghĩa:

“Bảng trên so sánh doanh thu từ cà phê và chuối trong hai năm, 1999 và 2004 ở năm quốc gia ở châu Âu.

Nhìn chung, doanh thu của những mặt hàng này chủ yếu tăng, ngoại trừ doanh thu từ chuối ở Thụy Điển và Đan Mạch. Anh thu lợi nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác từ 2 mặt hàng này trong năm 2004.

Nhìn vào doanh thu của cà phê, Thụy Sĩ kiếm được 3 triệu euro từ việc bán hàng hóa này vào năm 1999, tiếp theo là khoảng 1,5 và 1,8 triệu euro ở Anh và Đan Mạch. Con số thấp nhất được ghi nhận vào thời điểm đó là ở Thụy Điển, với 0,8 triệu euro. Sau năm năm, Vương quốc Anh  trở thành quốc gia có thu nhập lớn nhất từ ​​việc mua cà phê, với con số đạt 20 triệu euro. Các các nước khác chỉ tăng khoảng 0,2 đến 3 triệu euro.

Về doanh số bán chuối, Anh luôn đứng đầu, thu về 15 triệu euro năm 1999, tăng gấp 3 lần sau 5 năm. Thụy Sĩ và Bỉ cũng có mức tăng trưởng doanh thu, tương ứng là 5,5 và 4, nhưng ngược lại, Thụy Điển và Đan Mạch có con số giảm khoảng 1 triệu euro trong giai đoạn này.”

4. Từ vựng hay:

  • Gain(v): to obtain or win something, especially something that you need or want – Đạt được.
  • Record (v): to show a particular measurement or amount – Được ghi nhận, thống kê.
  • The biggest earner: Quốc gia có thu nhập lớn nhất.
  • Rank (v): to give somebody/something a particular position on a scale according to quality, importance, success, etc.; to have a position of this kin – Xếp hạng.
  • Climb (v) (of temperature, a country’s money, etc.): to increase in value or amount – Leo, đạt tới mức.
  • Experience (v): to have a particular situation affect you or happen to you – Trải qua

>>> Tham khảo thêm một số bài giải chi tiết dạng Table trong Writing Task 1:

Qua bài viết trên đây, IELTS Thanh Loan đã chia sẻ từ A – Z cách viết dạng bài IELTS Writing Task 1 Table và các thông tin liên quan. Mong rằng với những kiến thức hữu ích từ bài viết, học viên sẽ hiểu rõ hơn về các bước triển khai bài viết Table Chart, từ đó vận dụng dạng bài này một cách chính xác, hiệu quả trong phần thi IELTS Writing.

Ngoài ra, nếu bạn là học viên mới bắt đầu học thi chứng chỉ IELTS, đang tìm kiếm một khóa luyện thi chuyên sâu để nâng cao kỹ năng Viết thì có thể cân nhắc tham gia khóa học IELTS Writing Online tại IELTS Thanh Loan. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm cùng phương pháp luyện thi cá nhân hóa, học viên khi theo học tại IELTS Thanh Loan sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để chinh phục điểm cao trong bài thi IELTS Writing. Tham khảo ngay về lộ trình học và học phí khóa luyện thi IELTS Writing giúp bạn tăng band điểm nhanh chóng nhé!

Khóa học Writiing IELTS Online tại Thanh Loan

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng