Line Graph (Biểu đồ đường) là một trong những dạng bài thường gặp nhất trong IELTS Writing Task 1. Để làm tốt chủ đề này, người viết cần có khả năng phân tích thông tin và mô tả xu hướng của các số liệu một cách chính xác. Sau đây, IELTS Thanh Loan sẽ hướng dẫn từ A – Z cách viết Line Graph kèm bài mẫu chi tiết, giúp bạn nắm vững kiến thức về dạng bài Line Graph trong IELTS Writing Task 1.
Tổng quan về các dạng Line Graph
Line Graph, hay biểu đồ đường là một dạng biểu đồ dùng để thể hiện sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian. Khác với biểu đồ cột (Bar Chart) hay biểu đồ tròn (Pie Chart), Line Graph hiển thị các mốc thời gian theo trục ngang và các giá trị đo lường theo trục dọc, giúp người viết dễ dàng theo dõi và phân tích xu hướng của các số liệu.
Đặc điểm của dạng bài Line Graph:
- Dễ đọc hiểu: Vì dạng Line Graph luôn thể hiện sự thay đổi theo thời gian, nên người viết chỉ cần tập trung mô tả xu hướng của số liệu tại từng mốc thời gian cụ thể. Điều này giúp việc đọc hiểu và phân tích biểu đồ đường trở nên đơn giản hơn so với các dạng bài khác.
- Dễ viết: Cách viết Line Graph chỉ chú trọng mô tả sự thay đổi của dữ liệu theo thời gian như tăng, giảm hoặc duy trì ổn định. Vì thế, người viết chỉ cần nắm vững một số cấu trúc câu mô tả thông dụng là có thể hoàn thành tốt bài viết.
→ Ví dụ: There was a significant increase in the number of people commuting by car from 1 to 5 million between 2000 and 2001. (Có một sự tăng lên đáng kể trong số lượng người đi lại bằng ô tô giữa năm 2000 và 2001).
→ Ví dụ: The number of people commuting by car increased significantly from 1 to 5 million between 2000 and 2001.
→ Ví dụ: The number of people commuting by car increased significantly from 1 to 5 million between 2000 and 2001.
Các dạng bài Line Graph
Trong IELTS Writing Task 1, Line Graph thường xuất hiện dưới 02 dạng chính:
- Dạng ít hơn 3 đường biểu thị dữ liệu: Dạng này hiếm khi xuất hiện trong các đề thi IELTS Writing những năm gần đây. Với cách làm dạng bài Line Graph ít hơn 3 đường, người viết chỉ cần tập trung so sánh, phân tích sự thay đổi của từng đối tượng theo thời gian và làm rõ các xu hướng tăng, giảm, giữ nguyên hoặc biến động. Nhìn chung, đây là dạng bài dễ nhất trong các dạng biểu đồ Line Graph.
- Dạng nhiều hơn 3 đường biểu thị dữ liệu: Dạng Line Graph có nhiều hơn 3 đường biểu thị đã xuất hiện phổ biến trong các đề thi IELTS Writing Task 1 kể từ năm 2017. Đối với cách viết Task 1 Line Graph nhiều hơn 3 đường, người viết cần có khả năng so sánh, tóm tắt nhiều dữ liệu cùng một lúc, đồng thời nhấn mạnh những xu hướng thay đổi nổi bật của các số liệu trong biểu đồ.
Cách đọc Line Graph
Để đọc hiểu và phân tích thông tin chính xác từ biểu đồ đường, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xác định tiêu đề và đơn vị đo: Trước tiên, bạn cần xác định tiêu đề của biểu đồ Line Graph để biết chúng đang mô tả thông tin gì. Sau đó, xem xét các đơn vị đo lường trên trục dọc và trục ngang (thời gian hoặc các chỉ số khác) để nắm rõ ý nghĩa của dữ liệu.
- Phân tích các đường biểu thị: Mỗi đường trên biểu đồ Line Graph sẽ “đại diện” cho một đối tượng cụ thể. Theo đó, người viết cần phân tích các xu hướng thay đổi của số liệu, xem chúng tăng, giảm hay giữ nguyên theo thời gian. Điều này giúp bạn mô tả chính xác về mối liên hệ giữa các đường biểu thị.
- Đọc số liệu từ các trục: Trong biểu đồ Line Graph, trục ngang sẽ biểu thị mốc thời gian, còn trục dọc thể hiện giá trị cụ thể. Bạn cần xác định các mốc thời gian quan trọng, tương ứng với giá trị của các đường biểu thị tại từng thời điểm để đưa ra nhận định chính xác về các biến số.
Yêu cầu đề bài
Để hoàn thành tốt bài viết biểu đồ đường (Line Graph) trong IELTS Writing Task 1, việc phân tích kỹ yêu cầu đề bài là rất quan trọng. Người viết cần đọc và hiểu rõ các thông tin mà biểu đồ cung cấp, sau đó viết một bài nhận xét khách quan với độ dài khoảng 150 từ trong thời gian 20 phút.
Với cách viết Writing Task 1 Line Graph, bạn cần tập trung miêu tả xu hướng thay đổi của các đối tượng bằng từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phù hợp. Cụ thể, người viết nên chọn lọc ra các thông tin quan trọng nhất, tránh liệt kê quá nhiều số liệu không cần thiết để bài viết trở nên súc tích, đáp ứng đúng yêu cầu đề bài và không bị lan man.
Cách viết Line Graph – Biểu đồ đường trong IELTS Writing Task 1
Một bài viết hoàn chỉnh cho dạng biểu đồ đường (Line Graph) cần có cấu trúc rõ ràng với 4 phần cơ bản: Introduction, Overview, Body 1 và Body 2. Sau đây, IELTS Thanh Loan sẽ chia sẻ chi tiết cách viết Line Graph kèm ví dụ cụ thể, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách triển khai dạng bài này:
Bước 1: Phân tích đề bài
Phân tích đề bài là bước cực kỳ quan trọng, bởi vì đây sẽ là yếu tố quyết định đến cách bạn triển khai bài viết. Để không bỏ sót thông tin quan trọng, bạn cần trả lời 4 câu hỏi sau:
- Topic (Chủ đề): Đối tượng của biểu đồ Line Graph là gì? Biểu đồ thể hiện thông tin về sự thay đổi của cái gì (ví dụ: dân số, doanh thu, tỷ lệ thất nghiệp,…)?
- Place (Địa điểm): Số liệu trong biểu đồ được lấy từ đâu? Biểu đồ mô tả số liệu của một hoặc nhiều quốc gia, khu vực, hay toàn cầu?
- Number of factors (Số lượng đối tượng): Có bao nhiêu đối tượng được so sánh trong biểu đồ? Đối tượng này là những quốc gia, sản phẩm hay nhóm người nào?
- Time (Thời gian): Số liệu trong biểu đồ được đo lường tại thời điểm nào? Khoảng thời gian biểu đồ đề cập đến (ví dụ: từ năm 2000 đến 2020)?
- Unit of measurement (Đơn vị đo): Đơn vị đo của số liệu trong biểu đồ là gì? (Ví dụ: triệu, phần trăm, đô la,…)
Ví dụ đề bài:
→ Phân tích đề bài:
- Topic: Đối tượng được nhắc đến trong biểu đồ là “Average carbon dioxide (CO2) emissions per person” (Lượng khí thải CO2 trung bình của mỗi người).
- Place: Số liệu trong biểu đồ được lấy từ 4 nước United Kingdom, Sweden, Italy và Portugal.
- Number of factors: Số lượng các đối tượng được nhắc đến trong biểu đồ bao gồm 4 yếu tố.
- Time: Số liệu trong biểu đồ được lấy từ năm 1967 đến năm 2007 và gồm 5 mốc thời gian.
- Unit of measurement: Đơn vị đo của số liệu trong biểu đồ là Metric tonnes (tấn).
Bước 2: Viết Introduction
Cách viết Task 1 Line Graph cho phần Introduction
Với cách viết Line Graph cho phần Introduction , bạn có thể áp dụng kỹ thuật Paraphrase bằng 2 phương pháp sau:
Cách 1: Sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ trái nghĩa
Người viết có thể thay thế các từ có sẵn trong đề bài bằng các từ, cụm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa theo cấu trúc:
Tên biểu đồ | Động từ | Đối tượng mô tả trên biểu đồ | Thời gian |
The Line Graph(s) |
show(s) illustrate(s) compare(s) |
the numbers/percentages/quantities … of Noun + (relative clause) |
from … to between … and over a period of … years starting form… |
Cách 2: Thay đổi cấu trúc ngữ pháp
Ngoài cách sử dụng từ đồng nghĩa & trái nghĩa, bạn cũng có thể Paraphrase lại đề bài bằng cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động hoặc ngược lại.
→ Introduction: The line graph illustrates the amounts of CO2 emitted by each person in four countries over a period of 40 years starting from 1967. Ở cách viết Overview cho Line Graph, bạn cần xác định 2 điểm nổi bật nhất của biểu đồ để viết nhận xét tổng quát về xu hướng và sự thay đổi của dữ liệu. Dưới đây là một số ý tưởng mà bạn có thể vận dụng: Với cách viết Line Graph cho phần Overview, bạn chỉ cần diễn đạt ngắn gọn và súc tích trong khoảng 1 – 2 câu. Trong đó, câu 1 sẽ miêu tả đặc điểm số 1, câu 2 sẽ miêu tả đặc điểm số 2 và thêm vào đầu câu các trạng từ như: In addition/ Furthermore,… → Ví dụ: “As can be seen from the graph, each Swedish or UK person released less CO2 over the period researched, but CO2 emissions in Italy and Portugal showed a rise. UK citizens were responsible for the most CO2 emissions of all time.” *Lưu ý: Bạn không nên đưa số liệu cụ thể vào phần Overview, vì việc miêu tả dữ liệu sẽ được phân tích chi tiết trong phần Body (thân bài). Với cách viết Line Graph cho phần Body (thân bài), bạn cần trình bày thông tin rõ ràng và triển khai bài viết hợp lý. Mỗi phần Body 1 & 2 nên có khoảng 4 – 5 câu và áp dụng một trong hai cách viết sau: Cách 1: Nhóm số liệu theo 2 mốc thời gian Body 1: So sánh số liệu trong khoảng thời gian đầu – giữa Ở phần Body 1, bạn hãy tập trung vào các số liệu ở những năm đầu tiên cho đến khoảng thời gian ở giữa. Sau đó, miêu tả sự thay đổi nổi bật của các đối tượng và những biến động chính (ví dụ: đường biểu thị đổi chiều, tăng mạnh hoặc đang tăng và sau đó giảm dần,…). Bạn nên bắt đầu miêu tả đối tượng có số liệu từ cao đến thấp để tạo sự liên kết cho đoạn văn. Body 2: So sánh số liệu trong khoảng thời gian giữa – cuối Trong phần Body 2, bạn cần nhấn mạnh các xu hướng và sự thay đổi của số liệu trong giai đoạn từ giữa đến cuối. Đồng thời, mô tả chi tiết về cách các số liệu biến đổi theo từng đường biểu thị. Cách 2: Nhóm các đối tượng thành 2 xu hướng Body 1: Nhóm các đường có xu hướng tăng Khi có nhiều đường biểu thị trong biểu đồ, bạn có thể nhóm các đối tượng có cùng xu hướng tăng để mô tả. Với cách viết Line Graph này, bạn cần nêu rõ sự tương quan giữa các đối tượng và cách mà chúng phát triển theo thời gian. Body 2: Nhóm các đường có xu hướng giảm hoặc ổn định Sau khi mô tả các đối tượng có xu hướng tăng, bạn hãy chuyển sang mô tả các đối tượng có xu hướng giảm hoặc ổn định. Khi viết, bạn nên phân tích lý do vì sao dẫn đến sự thay đổi và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chúng. Khi hoàn tất các phần (Introduction, Overview, Body 1 và Body 2), bạn cần ghép nội dung thành một bài viết hoàn chỉnh để đảm bảo tính liên kết và logic. Sau đó, đọc lại bài viết một lần nữa để chỉnh sửa các lỗi ngữ pháp và chính tả. Để “bỏ túi” thêm nhiều từ vựng hay cho dạng bài Line Graph, bạn có thể tham khảo video sau: Để cách viết Task 1 Line Graph đạt điểm cao, bạn nên sử dụng những nhóm từ vựng miêu tả sự thay đổi hoặc biểu thị xu hướng tăng, giảm,… Dưới đây là một số nhóm từ thông dụng được dùng trong dạng bài Line Graph mà bạn có thể tham khảo bảng bên dưới: Để luyện cách viết Line Graph trong IELTS mạch lạc và logic, người học cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau: Nhằm giúp người học hiểu rõ hơn về cách làm dạng bài Line Graph, IELTS Thanh Loan đã tổng hợp danh sách bài mẫu Writing Task 1 dạng Line Graph kèm lời giải chi tiết. Những bài mẫu này được viết theo đúng cấu trúc 4 phần, bao gồm: Introduction, Overview, Body 1 và Body 2. Bài mẫu 1: (Cam 9 Test 4 Writing Task 1) Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.” Phân tích đề bài: Bài viết có sự kết hợp của nhiều loại thì, bao gồm: 1. Introduction: Paraphrase lại câu nội dung của đề thi. 2. Overview: 3. Body paragraph 1: Mô tả số liệu năm 1980 theo thứ tự từ cao đến thấp. 4. Body paragraph 2: Mô tả xu hướng thay đổi của các số liệu từ năm 1980 đến năm 2030. Bài viết tham khảo: “The line graph compares the consumption of six different kinds of energy in the USA from 1980 to 2030. Overall, more fossil fuels are used in comparison with renewable energy sources. The general trend for energy consumption is upward over the period shown. In 1980, the amount of petrol and oil consumed was 35 quadrillion units, nearly doubling that of natural gas, at 25 quadrillion units. Slightly less coal was burned at that time, with its figure being just over 15 quadrillion units. In comparison, the consumption of natural energy was equal, standing at under 5 quadrillion units each. In 2030, more petrol and oil are expected to be burnt and its consumption will still maintain its leading position at just under 50 quadrillion units. Despite some variations over the time shown, the amount of coal used is predicted to outnumber that of natural gas, with about 30 and 25 quadrillion units burned, respectively. For renewable energy sources, the prediction is that its figures will be on a minimal rise of only under 5 quadrillion units, and hydropower will record the lowest energy consumption in 2030.” (188 words) Từ vựng hay: Bài mẫu 2: (Cam 8 Test 4 Writing Task 1) Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.” Phân tích đề bài: 1. Introduction: Paraphrase lại nội dung của đề thi. 2. Overview: 3. Body paragraph 1: Mô tả số liệu các đối tượng trong năm 1974, sau đó nêu sự tương quan giữa các số liệu. 4. Body paragraph 2: Tiếp tục mô tả với số liệu trong năm 2002, sau đó so sánh với năm 1974. Bài viết tham khảo số 1: “The line graph compares the amounts of goods delivered by four means of transport in the UK from 1974 to 2002. Overall, road was responsible for the transportation of most goods over that period. The quantities of goods shipped by those modes increased, except water which showed some fluctuations. In 1974, approximately 70 million tonnes of goods were moved by road while the amounts of goods delivered by water and rail were nearly equal, at 40 million tonnes. In contrast, pipeline took responsibility for the delivery of only about 5 million tonnes. From that year to 2002, the importance of road to transport goods increased, with its figure rising to a peak of approximately 95 million tonnes. Despite a stability in the first four years, the figures for water and rail then showed different trends. While the former climbed to over 60 million tonnes, the latter went down marginally before recovering to the initial point. Pipeline, similar to road, became a more popular way to ship goods, and its figure climbed to about 20 million tonnes at the end.” Bài viết tham khảo số 2: “The line graph provides information about how cargo was conveyed by four types of transportation, in the United Kingdom, from 1974 to 2002. Overall, goods sent by all forms of delivery increased except for railways, which fluctuated. Starting with the road and pipeline, the most cargo was moved by road in 1974, with roughly 70 million tonnes and it gradually increased to about 80 million tonnes over the next 20 years. It increased dramatically to finish at just below 100 tonnes by 2002. In contrast, with only about 7 million in 1974, pipeline was the lowest and it increased to roughly 22 million by 1994. It remained at this figure until the end of the period. Goods conveyed by water and rail were each about 40 million tonnes in 1974. After 1978, shipping surpassed rail reaching roughly 58 million tonnes by 1982 and then it plateaued for the next twenty years. During the same period rail freight decreased to approximately 25 million tonnes. By 2002, the tonnage transported by boat increased to 60 million, and railways rose to just over 40 million.” Từ vựng hay: Bài mẫu 3: (Cam 11 Test 3 Writing Task 1) Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.” Phân tích đề bài: 1. Introduction: Giới thiệu nội dung của biểu đồ bằng các từ đồng nghĩa. 2. Overview: Nhấn mạnh hai đặc điểm nổi bật nhất. 3. Body paragraph 1: Miêu tả điểm thời gian đầu tiên năm 1967 từ cao xuống thấp. 4. Body paragraph 2: Miêu tả các điểm ở giữa đặc biệt và điểm thời gian cuối cùng năm 2007. Bài viết tham khảo: “The line graph depicts the per capita CO2 emissions in four countries from 1967 to 2007. It is evident that individuals in Sweden and the UK had lower CO2 emissions throughout the period under consideration, whereas Italy and Portugal witnessed an increase in emissions. Notably, UK citizens consistently accounted for the highest CO2 emissions. In 1967, the average CO2 emissions per person in the UK stood at approximately 11 tonnes, followed by Sweden at 9 tonnes. Conversely, each Italian emitted over 4 tonnes of CO2, nearly three times higher than the emission rate in Portugal. Subsequently, the average CO2 emissions in the UK gradually declined to under 9 tonnes by the end of the period, while Sweden experienced a modest decrease to slightly below 6 tonnes, following a slight increase in the first decade. In contrast, Italy saw a notable increase in emissions, reaching nearly 8 tonnes per person in 2007, compared to Portugal’s equally significant rise to approximately 6 tonnes.” Từ vựng hay: Bài mẫu 4: (Cam 7 Test 2 Writing Task 1) Summarize the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.” Phân tích đề bài: 1. Introduction: Paraphrase lại nội dung của đề bài. 2. Overview: Nêu đặc điểm chính của biểu đồ: Thịt gà có xu hướng tăng. Các loại thịt khác thì giảm và thịt gà có xu hướng thay thế thịt bò. 3. Body paragraph 1: Nêu con số cụ thể của từng loại thịt trong năm 1979 và so sánh tương quan. 4. Body paragraph 2: Mô tả số liệu và xu hướng phát triển của các số liệu năm 2004. Bài viết tham khảo: “The line graph compares the average consumption of fish and three kinds of meat in a European country from 1979 to 2004. Overall, the amount of chicken eaten increased over that time, but the opposite was true for beef, lamb and fish. Initially, beef was the favourite food but it was replaced by chicken in the second half of the period. In 1979, each person in this nation consumed about 220 grams of beef per week, compared to about 150 grams of chicken or lamb. Fish was the least popular food, with about 60 grams consumed weekly. From that time to 2004, beef consumption reduced significantly to only about 100 grams, but the figure for chicken showed a dramatic rise to peak at about 250 grams each person. The average consumption of lamb declined gradually to just over 50 grams per week, and similarly, less fish was eaten per head in this nation, with its figure falling by about 15 grams a week.” Từ vựng hay: Mặc dù Line Graph là một dạng biểu đồ khá dễ trong IELTS Writing, nhưng để làm tốt dạng bài này và chinh phục điểm số tuyệt đối, người học cần nắm vững cách phân tích dữ liệu và tổ chức bài viết một cách hợp lý. Nếu bạn đang tìm một khóa học chuyên sâu để nâng cao toàn diện kỹ năng Viết thì khóa luyện thi IELTS Overall tại IELTS Thanh Loan chính là lựa chọn lý tưởng. Khi tham gia khóa học, bạn sẽ được trau dồi kỹ năng Writing với các bài giảng chất lượng mang tính cá nhân hóa cao, cùng với đó là sự hỗ trợ tận tâm từ cô Thanh Loan – Giáo viên giảng dạy IELTS sở hữu 10 năm kinh nghiệm và chứng chỉ TESOL quốc tế. Nhờ vậy, học viên sẽ được hướng dẫn từng bước cách triển khai các dạng bài viết trong IELTS Writing Task 1, bao gồm: Biểu đồ đường (Line Graph); Biểu đồ cột (Bar Chart); Biểu đồ tròn (Pie Chart); Biểu đồ bảng (Table Chart),… Không những thế, học viên tại IELTS Thanh Loan còn được hỗ trợ chấm chữa bài viết không giới hạn về thời gian và số lượng, thể hiện đúng cam kết: “Đồng hành xuyên suốt cùng học viên cho đến khi chinh phục thành công band điểm mục tiêu”. Nếu bạn quan tâm đến khóa học IELTS Overall, hãy liên hệ ngay đến trung tâm để nhận tư vấn chi tiết về học phí và lộ trình luyện thi! Như vậy, qua bài viết trên, IELTS Thanh Loan đã chia sẻ “tất tần tật” về cách viết Line Graph (Biểu đồ đường) kèm ví dụ minh hoạ và bài mẫu chi tiết. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp các sĩ tử hiểu rõ hơn về cách làm dạng bài Line Graph trong IELTS Writing Task 1. Hãy truy cập thường xuyên website IELTS Thanh Loan để cập nhật thêm nhiều kiến thức Anh ngữ và tips luyện thi IELTS Online hữu ích nhé!Bước 3: Viết Overview
Bước 4: Chọn lọc ý tưởng và viết Body 1 & Body 2
Bước 5: Hoàn thành bài viết
Từ vựng làm bài dạng Line Graph trong IELTS Writing Task 1
Lưu ý khi làm bài dạng Line Graph trong IELTS Writing Task 1
Bài mẫu Writing Task 1 dạng Line Graph
Dạng câu hỏi
Biểu đồ line graph có sự thay đổi theo thời gian
Thì (tenses)
Cấu trúc bài viết
Dạng câu hỏi
Dạng Line Graph có sự thay đổi theo thời gian, người viết cần nhấn mạnh đến xu hướng thay đổi của số liệu trong thời gian quy định.
Thì (tenses)
Toàn bộ các mốc thời gian đều ở quá khứ → sử dụng thì quá khứ đơn.
Đơn vị
Million tonnes (triệu)
Cấu trúc bài viết
Dạng biểu đồ
Line Graph
Cấu trúc bài viết
Dạng câu hỏi
Đây là là dạng Line Graph có xu hướng thay đổi theo thời gian, vì vậy người viết cần mô tả xu hướng tăng hoặc giảm của biểu đồ.
Thì (tenses)
Toàn bộ các mốc thời gian đều ở quá khứ → sử dụng thì quá khứ đơn.
Cấu trúc bài viết
Cách làm dạng bài Line Graph đơn giản hiệu quả cùng IELTS Thanh Loan