Câu hỏi đuôi hay Tag question là một trong những điểm ngữ pháp tiếng Anh quan trọng. Dạng câu này thường được sử dụng trong các cuộc hội thoại hằng ngày để xác nhận lại điều gì đó. Việc hiểu rõ và sử dụng đúng câu hỏi đuôi không chỉ giúp câu nói trở nên tự nhiên hơn mà còn tạo cảm giác gắn kết trong giao tiếp. Vậy câu hỏi đuôi trong tiếng Anh là gì và công thức như thế nào? Hãy cùng IELTS Thanh Loan tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.
Câu hỏi đuôi (Tag question) trong tiếng anh là gì?
Câu hỏi đuôi (Tag question) là một cấu trúc ngữ pháp bao gồm một câu trần thuật được theo sau bởi một câu hỏi ngắn. Câu hỏi ngắn này được gọi là “đuôi” và được ngăn cách với câu trần thuật bằng dấu phẩy. Chức năng chính của câu hỏi đuôi là xác nhận thông tin hoặc tìm kiếm sự đồng thuận từ phía người nghe.
Ví dụ:
- They’ve finished the project, haven’t they? (Họ đã hoàn thành dự án rồi, phải không?)
- She can’t swim, can she? (Cô ấy không biết bơi, phải không?)
Công thức câu hỏi đuôi theo từng thì cụ thể
Để sử dụng câu hỏi đuôi tiếng Anh một cách chính xác, ta cần nắm vững công thức tương ứng với từng thì của động từ trong mệnh đề chính. Sự thay đổi về thì sẽ kéo theo sự biến đổi ở cả động từ chính và phần đuôi. Dưới đây là tổng hợp chi tiết công thức câu hỏi đuôi theo từng thì, kèm theo ví dụ minh họa:
Thì trong tiếng Anh | Công thức câu hỏi đuôi | Ví dụ cụ thể |
Hiện tại đơn | S + V(s/es), don’t/doesn’t + S? | Lina plays the piano, doesn’t she? |
Hiện tại tiếp diễn | S + am/is/are + V-ing, aren’t/isn’t + S? | My and Huy are working on a new project, aren’t they? |
Hiện tại hoàn thành | S + have/has + V3/ed, haven’t/hasn’t + S? | Your parents have been to Korea, haven’t they? |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn | S + have/has been + V-ing, haven’t/hasn’t + S? | Your children have been studying all day, haven’t they? |
Quá khứ đơn | S + V2/ed, didn’t + S? | The Say Hi concert was amazing, wasn’t it? |
Quá khứ tiếp diễn | S + was/were + V-ing, wasn’t/weren’t + S? | You were sleeping when I came, weren’t you? |
Quá khứ hoàn thành | S + had + V3/ed, hadn’t + S? | Your boyfriend had finished his work before going out, hadn’t he? |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn | S + had been + V-ing, hadn’t + S? | His classmates had been waiting for hours, hadn’t they? |
Tương lai đơn | S + will + V, won’t + S? | You will join us for dinner, won’t you? |
Tương lai tiếp diễn | S + will be + V-ing, won’t + S? | My mom will be arriving soon, won’t she? |
Tương lai hoàn thành | S + will have + V3/ed, won’t + S? | You will have finished the project by tomorrow, won’t you? |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn | S + will have been + V-ing, won’t + S? | By next year, your aunts will have been living here for a decade, won’t they? |
Cấu trúc câu hỏi đuôi (Tag Question)
Cấu trúc của câu hỏi đuôi có sự thay đổi linh hoạt, phụ thuộc vào thì của mệnh đề chính và loại động từ được sử dụng. Điều quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo sự đồng nhất về thì và chủ ngữ giữa mệnh đề chính và phần câu hỏi. Ngoài ra, câu hỏi đuôi thường đi theo quy tắc khẳng định – phủ định hoặc ngược lại để tạo sự đối lập. Để sử dụng thành thạo, người học cần nắm rõ cấu trúc và cách chia động từ trong từng trường hợp cụ thể.
Câu hỏi đuôi với động từ thường
Khi mệnh đề chính chứa động từ thường, ta cần lưu ý đến sự tương quan khẳng định – phủ định giữa hai phần của câu hỏi đuôi.
- Mệnh đề chính khẳng định, đuôi phủ định:
S + V(s/es/ed/2) + …, do/does/did + not + S? | Ben sings beautifully, doesn’t he? |
- Mệnh đề chính phủ định, đuôi khẳng định:
S + do/does/did + not + V + …, do/does/did + S? | You didn’t go to the cinema last night, did you? |
Trong trường hợp câu hỏi đuôi mang ý nghĩa phủ định, cách trả lời “Yes” hoặc “No” có thể gây nhầm lẫn cho người học. Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng:
- “Yes” dùng để khẳng định mệnh đề chính, tức là đồng ý với phần phủ định trong câu hỏi đuôi.
- “No” dùng để phủ định mệnh đề chính, tức là không đồng ý với phần phủ định trong câu hỏi đuôi.
You don’t like candy, do you? (Bạn không thích kẹo phải không?) | |
Yes. (Đúng vậy, tôi không thích.) | No. (Không, tôi thích.) |
Câu hỏi đuôi với động từ đặc biệt
Động từ đặc biệt (special verb) bao gồm động từ “to be” và các động từ khiếm khuyết như can, could, should, would, may, might, must. Điểm chung của những động từ này là khi chuyển sang phủ định, ta chỉ cần thêm “not” vào sau động từ; còn khi chuyển sang nghi vấn, ta đưa động từ ra trước chủ ngữ. Quy tắc chung về sự tương phản khẳng định – phủ định vẫn được áp dụng khi tạo câu hỏi đuôi với động từ đặc biệt.
- Mệnh đề chính khẳng định, đuôi phủ định:
S + special verb + …, special verb + not + S? |
Ví dụ: Your brother can swim, can’t he? (Anh trai của bạn biết bơi, phải không?)
- Mệnh đề chính phủ định, đuôi khẳng định:
S + special verb + not + …, special verb + S? |
Ví dụ: Your girlfriend shouldn’t be here, should they? (Bạn gái của cậu không nên ở đây, phải không?)
Ngoài ra, người học cần đặc biệt lưu ý đến ngữ điệu trong giao tiếp. Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mục đích của câu hỏi đuôi.
- Xuống giọng ở cuối câu: Người nói không thực sự muốn hỏi mà chỉ muốn khẳng định điều mình vừa nói và mong đợi sự đồng tình từ người nghe.
- Lên giọng ở cuối câu: Người nói thực sự muốn đặt câu hỏi và mong đợi câu trả lời từ người nghe.
Một số trường hợp đặc biệt khác
Bên cạnh những quy tắc cơ bản, công thức câu hỏi đuôi còn có một số trường hợp đặc biệt mà bạn cần lưu ý để tránh mắc lỗi khi sử dụng. Các dạng này thường không tuân theo các quy tắc thông thường về ngữ pháp, bao gồm các câu mệnh lệnh, câu cảm thán, và một số tình huống đặc biệt liên quan đến động từ khuyết thiếu, chủ ngữ giả hoặc các cấu trúc phủ định đặc biệt.
Câu hỏi đuôi với động từ khuyết thiếu (modal verbs)
Câu hỏi đuôi với động từ khuyết thiếu (modal verbs) như can, could, should, would, may, might, must về cơ bản tuân theo quy tắc đối lập đã được đề cập trước đó. Để tạo câu hỏi đuôi, ta chỉ cần đảo động từ khuyết thiếu lên đầu, thêm “not” (nếu mệnh đề chính ở dạng khẳng định) và cuối cùng là thêm chủ ngữ tương ứng.
S + Modal Verb + (not) + V + (O), Modal Verb + (not) + S? |
Ví dụ:
- Anna will go to the party, won’t she? (Anna sẽ đến bữa tiệc, phải không?)
- Tom couldn’t finish the A task, could he? (Tom đã không thể hoàn thành nhiệm vụ A, phải không?)
“Have to” tuy không phải động từ khuyết thiếu nhưng lại có cách sử dụng tương tự. Trong trường hợp này, ta dùng trợ động từ “do/does/did” để hình thành câu hỏi đuôi.
Ví dụ: His parents have to leave early, don’t they? (Bố mẹ anh ấy phải rời đi sớm, phải không?)
Câu hỏi đuôi của câu mệnh lệnh (Imperative sentences)
Loại câu này được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta muốn diễn đạt yêu cầu đó một cách mềm mỏng, lịch sự hơn hoặc đơn giản là muốn xác nhận lại thông tin. Trong trường hợp này, câu hỏi đuôi sẽ là một cách truyền đạt tốt nhất.
Điểm đặc biệt là với câu mệnh lệnh, dù ở dạng khẳng định hay phủ định, ta đều có thể sử dụng “will you?” hoặc “won’t you?” làm câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
- Have a seat, will you? (Mời bạn ngồi nhé)
- Don’t forget to call me, will you? (Đừng quên gọi cho tôi nhé?)
Ngoài will you?/ won’t you?, ta cũng có thể dùng can you, could you, would you để tăng thêm tính lịch sự cho câu hỏi đuôi.
Câu hỏi đuôi của câu cảm thán (Exclamatory sentences)
Câu cảm thán thường được sử dụng để bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ như vui mừng, ngạc nhiên, sợ hãi,… Để kêu gọi sự đồng tình hoặc chia sẻ cảm xúc đó với người nghe, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc câu hỏi đuôi.
Tuy nhiên, khác với các trường hợp trước, công thức câu hỏi đuôi của câu cảm thán không phụ thuộc vào động từ trong mệnh đề chính. Thay vào đó, ta sẽ sử dụng động từ “to be” ở dạng phủ định là “isn’t it?” hoặc “aren’t they?” cho hầu hết các trường hợp.
Ví dụ:
- What a lovely day, isn’t it? (Thật là một ngày đẹp trời, phải không?)
- How delicious these cakes are, aren’t they? (Những chiếc bánh này ngon quá, phải không?)
Câu hỏi đuôi của “Let’s”
Trong trường hợp này, câu hỏi đuôi được dùng để xác nhận hoặc nhấn mạnh lời đề nghị trong cấu trúc “Let’s”. Điểm đặc biệt là với câu bắt đầu bằng ‘Let’s”, câu hỏi đuôi luôn luôn là “shall we?”.
Ví dụ:
- Let’s go for a walk in the park, shall we? (Chúng ta đi dạo công viên nhé?)
- Let’s watch a horror movie tonight, shall we? (Tối nay chúng ta xem phim kinh dị nhé?)
Câu hỏi đuôi với chủ ngữ giả “There”
Câu hỏi đuôi với chủ ngữ giả “There” có chút khác biệt so với các trường hợp đã đề cập ở trên. Bạn cần lưu ý đến động từ được sử dụng trong mệnh đề chính để tạo câu hỏi đuôi chính xác.
- Mệnh đề chính chứa động từ “to be”: Câu hỏi đuôi sẽ là “isn’t it?” hoặc “wasn’t it?”.
Ví dụ: There is a meeting this afternoon, isn’t it? (Có một cuộc họp chiều nay, phải không?)
- Mệnh đề chính chứa động từ khác “to be”: Câu hỏi đuôi sẽ là “is there?” hoặc “was there?”.
Ví dụ: There were many accidents last year, were there? (Năm ngoái có nhiều vụ tai nạn, phải không?)
Một số điểm cần lưu ý:
- Trong văn nói, người ta thường dùng đại từ “it” thay cho “there” trong câu hỏi đuôi.
Ví dụ: There’s a party tonight, isn’t it?
- Câu hỏi đuôi với “There” thường được dùng để xác nhận lại thông tin đã được đưa ra trong mệnh đề chính.
Câu hỏi đuôi có mệnh đề chính có từ phủ định
Một trường hợp đặc biệt khác cần lưu ý là khi mệnh đề chính chứa các từ phủ định như never, rarely, seldom, hardly, barely, scarcely. Mặc dù mang ý nghĩa phủ định, nhưng khi đặt câu hỏi đuôi, ta lại sử dụng động từ ở dạng khẳng định.
Ví dụ:
- Hana rarely eats fast food in the morning, does she? (Hana hiếm khi ăn đồ ăn nhanh vào buổi sáng, phải không?)
- They hardly ever go out in the afternoon, do they? (Họ hầu như không bao giờ ra ngoài vào buổi chiều, phải không?)
Ngoài ra, cần lưu ý thêm một số trường hợp đặc biệt sau:
- Khi mệnh đề chính chứa các từ như nothing, nobody, nowhere, no one, câu hỏi đuôi thường dùng “is there?” hoặc “are there?”. Ví dụ: Nobody came to the meeting, did they?
- Khi mệnh đề chính có “no” đứng trước danh từ, câu hỏi đuôi vẫn sử dụng động từ khẳng định. Ví dụ: She has no money, does she? (Cô ấy không có tiền, phải không?)
Câu hỏi đuôi có mệnh đề chính là cụm “…wish…”
Trong trường hợp mệnh đề chính có chứa động từ “wish”, câu hỏi đuôi thường sử dụng các trợ động từ “do/does/did” tùy theo thì của câu. Câu hỏi đuôi có thể ở dạng khẳng định hoặc phủ định tùy thuộc vào tính chất của mệnh đề chính. Điều này giúp người nói nhấn mạnh mong muốn và tạo cơ hội để xác nhận hoặc tìm kiếm sự đồng thuận từ người nghe.
Ví dụ:
- I wish I knew the answer, don’t I?
(Tôi ước gì mình biết câu trả lời, được chứ?) - He wishes he didn’t miss the flight, doesn’t he?
(Anh ấy ước gì mình không lỡ chuyến bay, phải không?)
Câu hỏi đuôi của Must
“Must” là một động từ khuyết thiếu đặc biệt, bởi nó có thể mang hai ý nghĩa khác nhau: “bắt buộc” và “phỏng đoán”. Tùy vào ngữ cảnh và ý nghĩa của “must” mà ta sẽ có cách sử dụng câu hỏi đuôi khác nhau.
Khi “must” diễn tả sự bắt buộc, cần thiết phải làm gì đó, câu hỏi đuôi thường dùng “needn’t + chủ ngữ” hoặc “don’t/doesn’t + chủ ngữ”. Ví dụ:
- We must follow the rules, needn’t we? (Chúng ta phải tuân thủ luật lệ, đúng không?)
- She must study hard for the exam, doesn’t she? (Cô ấy phải học tập chăm chỉ cho kỳ thi, phải không?)
Khi “must” diễn tả sự suy đoán, phỏng đoán điều gì đó có lẽ đúng, câu hỏi đuôi thường dùng mustn’t + chủ ngữ. Ví dụ:
- They must be very rich, mustn’t they? (Họ hẳn phải rất giàu có, phải không?)
- He must have forgotten the appointment, mustn’t he? (Anh ấy hẳn là đã quên cuộc hẹn, phải không?)
Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể dùng “don’t/doesn’t + chủ ngữ” cho câu hỏi đuôi với “must” mang nghĩa phỏng đoán. Tuy nhiên, “mustn’t + chủ ngữ” thường được ưa chuộng hơn vì nó thể hiện rõ hơn sự nghi ngờ hoặc không chắc chắn.
Lưu ý khi dùng câu hỏi đuôi trong tiếng anh
Để sử dụng câu hỏi đuôi một cách chính xác và tự nhiên như người bản xứ, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
- Chọn trợ động từ và đại từ phù hợp: Khi tạo câu hỏi đuôi, việc đầu tiên cần làm là xác định thì của động từ chính trong mệnh đề trần thuật. Ngoài ra, cần đảm bảo rằng đại từ chủ ngữ ở phần đuôi phải phù hợp với chủ ngữ trong mệnh đề chính về số ít/số nhiều và ngôi thứ nhất/thứ hai/thứ ba. Ví dụ, nếu chủ ngữ là “She”, đại từ ở đuôi sẽ là “she” (She is a doctor, isn’t she?); nếu chủ ngữ là “They”, đại từ ở đuôi sẽ là “they” (They went to the cinema, didn’t they?).
- Nguyên tắc “ngược chiều” khẳng định – phủ định: Nếu mệnh đề chính ở dạng khẳng định thì phần đuôi phải ở dạng phủ định và ngược lại. Ví dụ, với câu “He loves music” (khẳng định), câu hỏi đuôi sẽ là “doesn’t he?” (phủ định). Ngược lại, với câu “You haven’t seen this movie” (phủ định), câu hỏi đuôi sẽ là “have you”? (khẳng định).
- Chú ý ngữ điệu: Ngữ điệu đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mục đích của câu hỏi đuôi. Khi bạn lên giọng ở cuối câu hỏi đuôi, nó thể hiện sự nghi ngờ, muốn xác nhận thông tin. Ví dụ, nếu bạn nói “You’re not going to the party, are you?” với ngữ điệu lên cao, nghĩa là bạn không chắc chắn về việc người đó có đến bữa tiệc hay không và muốn họ xác nhận lại.
- Trường hợp đặc biệt: Bên cạnh những quy tắc chung, có một số trường hợp đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng câu hỏi đuôi. Đó là câu mệnh lệnh, câu cảm thán và câu với “Let’s”. Mỗi loại câu này sẽ có những quy tắc riêng trong việc tạo câu hỏi đuôi. Bạn cần ghi nhớ những quy tắc này để tránh mắc lỗi khi sử dụng.
Bài tập vận dụng câu hỏi đuôi
Bài tập câu hỏi đuôi: Hoàn thành câu hỏi đuôi cho các câu sau:
- He seldom goes to the library, _______?
- This is your book, _______?
- You haven’t met my sister, _______?
- She can speak French fluently, _______?
- Let’s go for a coffee, _______?
- There was a lot of traffic this morning, _______?
- How beautiful the flowers are, _______?
- I wish I had a car, _______?
- We must wear uniforms at school, _______?
- Close the window, _______?
Lời giải:
- He seldom goes to the library, does he?
- This is your book, isn’t it?
- You haven’t met my sister, have you?
- She can speak French fluently, can’t she?
- Let’s go for a coffee, shall we?
- There was a lot of traffic this morning, wasn’t there?
- How beautiful the flowers are, aren’t they?
- I wish I had a car, don’t I?
- We must wear uniforms at school, mustn’t we?
- Close the window, will you?
Nắm chắc ngữ pháp tiếng anh dễ dàng cùng IELTS Thanh Loan
Nếu bạn đang có mục tiêu chinh phục IELTS với điểm số cao thì khóa học Foundation tại IELTS Thanh Loan sẽ là bước đệm vững chắc giúp bạn hiện thực hóa ước mơ. Khóa học được thiết kế đặc biệt dành cho những bạn mới bắt đầu hoặc muốn củng cố nền tảng tiếng Anh trước khi bước vào luyện thi IELTS chuyên sâu.
Với hơn 40 buổi học, khóa Foundation là một trong những khoá học IELTS Online được đông đảo học viên theo học nhất. Tham gia khóa học bạn sẽ được cung cấp kiến thức nền tảng về 4 kỹ năng IELTS: Listening, Reading, Writing và Speaking. Bạn sẽ không chỉ học ngữ pháp mà còn biết cách áp dụng thành thạo vào từng dạng bài thi cụ thể. Đặc biệt, học viên còn được hỗ trợ chữa bài chi tiết trọn đời, giúp bạn hoàn thiện kỹ năng viết và nói một cách tốt nhất. Tham gia ngay khóa học Foundation tại IELTS Thanh Loan để nhanh chóng cải thiện ngữ pháp và chinh phục IELTS!
Trên đây là những kiến thức về công thức câu hỏi đuôi trong ngữ pháp tiếng Anh. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm được cách sử dụng chung và đặc biệt trong nhiều trường hợp khác nhau. Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh một cách bài bản và hiệu quả, hãy tham gia ngay khóa học Foundation IELTS của IELTS Thanh Loan để có lộ trình học tập tối ưu nhất!