Cấu trúc câu bị động (Passive voice): Cách chuyển câu chủ động sang bị động

Cấu trúc câu bị độngđiểm ngữ pháp tiếng Anh thường xuyên xuất hiện trong các bài viết học thuật, báo chí và cả trong giao tiếp hằng ngày. Mục đích của cấu trúc này chính là giúp chúng ta nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động của hành động thay vì người thực hiện. Trong bài viết này, hãy cùng IELTS Thanh Loan tìm hiểu các cấu trúc câu bị động thường gặp và cách chuyển từ chủ động sang bị động trong tiếng Anh.

Cấu trúc câu bị động (Passive voice) là gì?

Cấu trúc câu bị động (Passive voice) là một dạng biến đổi trong ngữ pháp tiếng Anh, khi đối tượng nhận hành động, bị tác động được đưa lên làm chủ ngữ. Cấu trúc này giúp chúng ta tập trung vào kết quả của hành động hơn là chủ thể thực hiện. Trong nhiều trường hợp, người hoặc vật thực hiện hành động có thể bị lược bỏ. Động từ chính được chuyển sang dạng quá khứ phân từ và đi kèm với động từ “to be” tương ứng. Mặc dù cấu trúc cơ bản có vẻ đơn giản nhưng câu bị động lại có nhiều biến thể và trường hợp đặc biệt, đòi hỏi người học phải thực hành thường xuyên để nắm vững.

Cấu trúc câu bị động (passive voice)

Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh

Công thức cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh 

Công thức chung của cấu trúc câu bị động như sau:

Câu chủ động Câu bị động
S(1) + V + O

Ví dụ: The famous chef served the guests a delicious five-course meal.

S(2) +to be +V3/-ed + (by O)

Ví dụ: The guests were served a delicious five-course meal by the famous chef.

Công thức cấu trúc câu bị động

Công thức cấu trúc câu bị động

Câu bị động có một công thức rõ ràng và tương đối dễ nhớ nhưng cách áp dụng lại khá đa dạng và phụ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể. Để chuyển một câu từ chủ động sang bị động, chúng ta cần xác định đúng chủ ngữ, động từ và tân ngữ trong câu. Sau đó, động từ chính được chuyển về dạng quá khứ phân từ (past participle) và động từ “to be” được chia theo thì của câu. 

Thì Câu chủ động Câu bị động
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O O + am/is/are + V3/ed + (by + S)
Hiện tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O O + am/is/are + being + V3/ed + (by + S)
Hiện tại hoàn thành S + have/has + V3/ed + O O + have/has + been + V3/ed + (by + S)
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn S + have/has been + V-ing + O O + have/has been + being + V3/ed + (by + S)
Quá khứ đơn S + V2 + O O + was/were + V3/ed + (by + S)
Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O O + was/were + being + V3/ed + (by + S)
Quá khứ hoàn thành S + had + V3/ed + O O + had + been + V3/ed + (by + S)
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn S + had been + V-ing + O O + had been + being + V3/ed + (by + S)
Tương lai đơn S + will + V1 + O O + will + be + V3/ed + (by + S)
Tương lai gần S + is/ am/ are + going to + V O + is/am/are + going to be + V3/ed + (by S)
Tương lai tiếp diễn S + will be + V-ing + O O + will be + being + V3/ed + (by + S)
Tương lai hoàn thành S + will have + V3/ed + O O + will have been + V3/ed + (by + S)
Tương lai hoàn thành tiếp diễn S + will have been + V-ing + O O + will have been + being + V3/ed + (by + S)

Chủ ngữ là they, people, someone, everyone, anyone,…

Khi chủ ngữ trong câu chủ động là các đại từ không xác định như “they”, “people”, “someone”, “everyone”, “anyone”, chúng ta thường bỏ qua cụm “by O” trong câu bị động. Điều này là bởi tác nhân thực hiện hành động không rõ ràng hoặc không quan trọng, và việc nhắc đến họ không cần thiết.

Ví dụ về cấu trúc câu bị động không ngôi

People believe the treasure is hidden on the mysterious island

The treasure is believed to be hidden on the mysterious island. 

Cấu trúc câu bị động không ngôi

Ví dụ với câu bị động không ngôi

Trường hợp chủ ngữ là người hoặc vật

Khi chủ ngữ trong câu chủ động là một người hoặc vật cụ thể, chúng ta có thể thêm cụm “by O” vào câu bị động để làm rõ tác nhân thực hiện hành động. Tuy nhiên, việc thêm hay không thêm cụm “by O” còn phụ thuộc vào ngữ cảnh và mục đích của người nói hoặc người viết. Nếu tác nhân đã rõ ràng hoặc không quan trọng, chúng ta có thể lược bỏ nó.

Ví dụ

The storm knocked down several ancient trees in the park.

Several ancient trees were knocked down by the storm in the park.

Viết câu bị động khi chủ ngữ là người hoặc vật

Ví dụ về chủ ngữ là người hoặc vật xác định

Ngoài ra, đối với người hoặc vật gây ra hành động một cách gián tiếp, chúng ta sẽ thay thế “by O” thành “with”.

Ví dụ

The gardener cut the tree with a sharp saw.

The tree was cut with a sharp saw.

Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

Cách chuyển câu chủ động sang câu bị động

Các bước chuyển từ câu chủ động sang bị động

Để chuyển từ câu chủ động sang cấu trúc câu bị động, chúng ta cần thực hiện chính xác các bước sau:

  • Bước 1: Xác định các thành phần trong câu chủ động
    1. S (Chủ ngữ): Người hoặc vật thực hiện hành động
    2. V (Động từ): Hành động được thực hiện
    3. O (Tân ngữ): Người hoặc vật chịu tác động của hành động
  • Bước 2: Chuyển tân ngữ trong câu chủ động thành chủ ngữ trong câu bị động.
  • Bước 3: Chia động từ “to be” theo thì của câu chủ động và theo chủ ngữ mới (tân ngữ cũ).
  • Bước 4: Động từ chính sau câu chủ động được chuyển sang dạng quá khứ phân từ và đặt sau động từ “to be”.
  • Bước 5: Chủ ngữ cũ trở thành tân ngữ trong câu bị động, đứng sau giới từ “by”. Nếu tác nhân không quan trọng hoặc đã rõ ràng, ta có thể bỏ qua cụm “by O”.
Ví dụ về cách chuyển đổi

The innovative designer created a stunning piece of furniture for the exhibition.

Breathtaking images of rare animals in the rainforest were captured by the wildlife photographer.

Cấu trúc câu bị động (passive voice) trong tiếng Anh theo thì 

Thì trong tiếng Anh Cấu trúc chủ động Cấu trúc bị động
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O S + am/is/are + V3/-ed
Hiện tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + V3/-ed
Hiện tại hoàn thành S + have/has + V3/-ed + O S + have/has + been + V3/-ed
Quá khứ đơn S + V2/-ed + O S + was/were + V3/-ed
Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + V3/-ed
Quá khứ hoàn thành S + had + V3/-ed + O S + had + been + V3/-ed
Tương lai đơn S + will + V(inf) + O S + will + be + V3/-ed
Tương lai hoàn thành S + will + have + V3/-ed + O S + will + have + been + V3/-ed
Tương lai gần S + am/is/are going to + V-infi + O S + am/is/are going to + be + V3/-ed
Động từ khuyết thiếu S + ĐTKT + V-infi + O S + ĐTKT + be + V3/-ed

Dựa vào thời gian hành động xảy ra, cấu trúc câu bị được sẽ được chia theo nhiều thì khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp các cấu trúc chuyển đổi từ chủ động sang bị động ở các thì hiện tại, quá khứ và tương lai.

Cấu trúc câu bị động theo thì

Tóm tắt công thức câu bị động ở các thì

Cấu trúc câu bị động thì hiện tại

Cấu trúc của câu bị động trong thì hiện tại đơn

Câu chủ động Câu bị động
S + V(s/es) + O S + am/is/are + V3/-ed
The famous musician plays a captivating symphony. A captivating symphony is played by the famous musician.

Cấu trúc câu bị động ở thì hiện tại tiếp diễn

Câu chủ động Câu bị động
S + am/is/are + V-ing + O S + am/is/are + being + V3/-ed
The students are conducting a fascinating experiment. A fascinating experiment is being conducted by the students.
Cấu trúc câu bị động ở thì hiện tại tiếp diễn

Ví dụ câu bị động ở thì hiện tại tiếp diễn

Công thức của câu bị động ở thì hiện tại hoàn thành

Câu chủ động Câu bị động
S + have/has + V3/-ed + O S + have/has + been + V3/-ed
The explorer has discovered a hidden waterfall. A hidden waterfall has been discovered by the explorer.

Cấu trúc câu bị động thì quá khứ 

Cấu trúc của câu bị động trong thì quá khứ đơn

Câu chủ động Câu bị động
S + V2/-ed + O S + was/were + V3/-ed
Sarah wrote a lovely poem for the new contest. A lovely poem was written by Sarah for the new contest.

Cấu trúc bị động của thì quá khứ tiếp diễn

Câu chủ động Câu bị động
S + was/were + V-ing + O S + was/were + being + V3/-ed
Sarah was reading a book when the phone rang. A book was being read by Sarah when the phone rang.
Cấu trúc bị động của thì quá khứ tiếp diễn

Ví dụ cấu trúc bị động S + was/were + being + V3/-ed

Cấu trúc câu bị động ở quá khứ hoàn thành

Câu chủ động Câu bị động
S + had + V3/-ed + O S + had + been + V3/-ed
Mike had completed his homework before dinner. His homework had been completed by Mike before dinner.

Cấu trúc câu bị động thì tương lai đơn

Câu chủ động Câu bị động
S + will + V(inf) + O S + will + be + V3/-ed
Emily will bake a cake for her friend’s birthday. A cake will be baked by Emily for her friend’s birthday.
Cấu trúc câu bị động thì tương lai đơn

Ví dụ câu bị động ở thì tương lai đơn

Cấu trúc câu bị động (passive voice) đặc biệt 

Ngoài những cấu trúc cơ bản thường gặp, chúng ta cần đặc biệt lưu ý các cấu trúc câu bị động đặc biệt để áp dụng vào từng trường hợp và ngữ cảnh phù hợp. 

Cấu trúc câu bị động đặc biệt

Các công thức câu bị động đặc biệt cần nhớ

Câu bị động với V + V-ing

Một số động từ như “like”, “dislike”, “admit”, “deny”, “hate”, “love”, “regret”, “enjoy”,… thường đi kèm với một danh từ, đại từ và động từ thêm “-ing”. Khi chuyển sang câu bị động, ta thêm “being” trước động từ thêm “-ing” và đặt danh từ/ đại từ làm chủ ngữ.

Câu chủ động Câu bị động
V + somebody + V-ing V + somebody/something + being + V(PP)
The team enjoys practicing together. The team enjoys practice being done together.

Câu bị động có 2 tân ngữ

Một số động từ trong tiếng Anh có thể đi kèm với hai tân ngữ, bao gồm một tân ngữ chỉ vật và một tân ngữ chỉ người. Khi chuyển các câu chứa những động từ này sang câu bị động, chúng ta có hai lựa chọn: hoặc là tân ngữ chỉ vật, hoặc là tân ngữ chỉ người sẽ được đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động.

Câu chủ động Câu bị động
S + V + O1 + O2 TH1: S + be + past participle + O1

TH2: S + be + past participle + giới từ + O2

Anna gave her sister a lot of beautiful socks. TH1: A lot of beautiful socks were given to Anna’s sister by her.

TH2: Anna’s sister was given a lot of beautiful socks by her. 

Dạng bị động của câu mệnh lệnh

Câu mệnh lệnh trong tiếng Anh thường được sử dụng để yêu cầu hoặc ra lệnh cho ai đó làm gì. Khi chuyển câu mệnh lệnh sang dạng bị động, chúng ta sử dụng cấu trúc sau:

Câu chủ động Câu bị động
Trường hợp 1 V + O! Let + O + be + V(PP)!
Submit all of your tasks before the deadline!  Let all of your tasks be submitted before the deadline!
Trường hợp 2 It’s one’s duty to + V-inf S + to be + supposed to + V-inf
It’s our responsibility to keep the environment clean The environment is supposed to be kept clean by us.
Trường hợp 3 It’s necessary to + V-inf S + should/must + be + PP
It’s essential to complete the A project on time. The A project must be completed on time.
Dạng bị động của câu mệnh lệnh

Ví dụ về cấu trúc bị động của câu mệnh lệnh

Câu bị động với động từ tri giác

Cách chuyển đổi của cấu trúc câu bị động với động từ tri giác như “watch”, “notice”, “see”, “look”, “hear” được thực hiện như sau:

Câu chủ động Câu bị động
S + V + somebody + V-ing/to V-inf S + to be + V(PP) + V-ing/to V-inf
I saw Lanna painting a beautiful landscape. Lanna was seen painting a beautiful landscape.

Câu bị động kép

Dạng bị động kép được sử dụng khi câu chủ động có một mệnh đề phụ bắt đầu bằng “that” và động từ chính là các động từ như “think”, “say”, “suppose”, “believe”, “consider”, “report”,… Đây chính là dạng cấu trúc câu bị động khách quan trong tiếng Anh.

Câu chủ động Câu bị động
S1 + think, report, suppose, believe, say, consider + that + Clause (S2 + verb) TH1: It + be + thought, reported, supposed, believed, said, considered + that + clause
TH2: It + be + thought, reported, supposed, believed, said, considered + to + V-inf
They say that Mina has won the lottery. It is said that Mina has won the lottery.
Mina is said to have won the lottery.

Câu bị động sai khiến

Dạng câu bị động này được dùng khi chủ ngữ muốn nhờ hoặc sai khiến người khác làm một việc gì đó, thường đi với hai động từ “get” và “have”.

Câu chủ động Câu bị động
Trường hợp 1 S + have + somebody + V S + have + something + PP + (by O)
I had a famous mechanic fix my bike. I had my bike fixed by a famous mechanic.
Trường hợp 2 S + get + somebody + to V S + get + something + PP
I got my close friend to help me with my Literature homework. I got my Literature homework helped by my close friend.

Câu bị động với động từ đặc biệt

Khi câu chủ động chứa một trong bảy động từ đặc biệt như “order”, “request”, “suggest”, “recommend”, “demand”, “insist” hoặc “require”, chúng ta sẽ chuyển sang cấu trúc câu bị động theo một cách riêng biệt.

Câu chủ động Câu bị động
S + V + that + S + (should) + V-inf + O It + be + V + that + S + (should) + be + V3/ed + O
He suggested that we (should) go to the cinema It was suggested that we (should) go to the cinema

hoặc: We were suggested to go to the cinema.

Câu bị động với động từ đặc biệt

Cấu trúc câu bị động với từ đặc biệt, mang tính gợi ý, đề nghị hoặc yêu cầu

Câu bị động với Make và Let/Allow

Những động từ “make”, “let” và “allow” mang ý nghĩa sai khiến hoặc cho phép ai đó làm gì, vì vậy cách chuyển sang cấu trúc câu bị động cũng sẽ có những sự khác biệt so với cấu trúc chung.

Câu bị động với từ Make, Let và Allow

Cấu trúc câu bị động với từ Make, Let và Allow

  • Cấu trúc câu bị động với Make:
Câu chủ động Câu bị động
S + make + somebody + V-inf + O Somebody + to be + made + to + V-inf + O + (by O)
A young teacher made the students plant the flowers. The students were made to plant the flowers by a young teacher
  • Cấu trúc câu bị động với Let/ Allow:
Câu chủ động Câu bị động
S + let/allow + Somebody + V-inf + O Somebody + be + let/allowed + to V-inf + O + (by O)
My mom let me go to the night party with Anna. I was allowed to go to the night party with Anna (by my mom)

Câu bị động với chủ ngữ giả It

“It” là một chủ ngữ giả được sử dụng khá phổ biến trong cấu trúc câu bị động, dưới đây là công thức và ví dụ cụ thể:

Câu chủ động Câu bị động
It + be + adj + for somebody + to V + to do something It + be + adj + for something + to be V3/ed + (by O)
It is necessary for us to recycle plastic bottles. It is necessary for plastic bottles to be recycled. 

Cấu trúc câu bị động với động từ khiếm khuyết

Cấu trúc câu bị động với động từ khiếm khuyết

Cách sử dụng động từ khiếm khuyết trong câu bị động

Đối với động từ khiếm khuyết hay Modal Verbs, chúng ta sẽ áp dụng cách chuyển đổi cấu trúc từ chủ động sang bị động dưới đây:

  • Câu bị động cấu trúc với Can/ Could:
Câu chủ động Câu bị động
S + Can/Could + V + O S + Can/ Could + be + V3/V-ed + (by somebody) + O
Ben can solve the puzzle quickly. The puzzle can be solved quickly by Ben.
  • Công thức câu bị động cần nhớ với May/ Might:
Câu chủ động Câu bị động
S + May/ Might + V + O S + May/ Might + be + V3/V-ed + (by somebody) + O
The storm might delay our flight. Our flight might be delayed by the storm.
  • Câu bị động từ động từ Should/ Ought to:
Câu chủ động Câu bị động
S + Should/ Ought to + V + O S + Should/ Ought to + be + V3/V-ed + (by somebody) + O
You should clean your room. Your room should be cleaned.
  • Cấu trúc bị động với Have to/ Must:
Câu chủ động Câu bị động
S + Must/Have to + V + O S + Must/Have to + be + V3/V-ed + (by somebody) + O
We must wear a strong helmet while riding a motorbike. A strong helmet must be worn while riding a motorbike.

Các cấu trúc câu bị động tiếng Anh khác

Bên cạnh những cách chuyển đổi trên, chúng ta còn có thể bắt gặp nhiều cấu trúc câu bị động khác mới lạ, đòi hỏi sự linh hoạt và nắm chắc kiến thức ngữ pháp.

  • Cấu trúc câu bị động với Want/ Need/ Deserve/ Require/ Be worth:
Câu chủ động Câu bị động
Want/ Need/ Deserve/ Require/ Be worth + to-V/ V-ing Want/ Need/ Deserve/ Require/ Be worth + to be + Vpp
This painting is worth displaying in a gallery. This painting is worth to be displayed in a gallery.

→ This painting is worth displaying in a gallery. (Trong tình huống này, be worth + V-ing mang nghĩa bị động)

  • Cấu trúc bị động đặc biệt với Avoid:
Câu chủ động Câu bị động
S + Avoid + V-ing S + to be + Avoided being + PP + (by somebody)
Joe avoids driving in heavy traffic. Driving in heavy traffic is avoided by Joe. 
  • Câu bị động với Prevent:
Câu chủ động Câu bị động
S + prevent + somebody/something + from V-ing Somebody/something + to be prevented from V-ing + (by somebody)
Parents prevent their children from staying up late. Children are prevented from staying up late by their parents.

Lưu ý cần nhớ khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động 

Việc chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động đòi hỏi sự hiểu biết về nội dung ngữ pháp. Ngoài ra, để tránh những sai sót thường gặp và đảm bảo câu bị động chính xác, tự nhiên, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây:

Lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Những lưu ý quan trọng khi chuyển đổi từ chủ động sang bị động

Chuyển đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ

Khi tân ngữ trong câu chủ động là một đại từ, chúng ta cần chuyển đại từ đó thành chủ ngữ tương ứng trong câu bị động, cụ thể như sau

Tân ngữ (câu chủ động) Chủ ngữ (câu bị động)
Me I
You You
Him He
Her She
It It
Them They
Chuyển đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ

Đổi đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ tương ứng

Thứ tự của ‘by…’, nơi chốn và thời gian 

Ở câu bị động, thứ tự sắp xếp của “by O”, nơi chốn và thời gian như sau:

Công thức

Nơi chốn → By O → Thời gian

Thứ tự của ‘by…’, nơi chốn và thời gian

Thứ tự của các thành phần trong câu

Động từ Crowd, Fill, Cover

Khi trong câu chủ động chứa các động từ như Fill, Crowd hoặc Cover, chúng ta cần dùng “with” để thay cho “by” ở trước tân ngữ.

Ví dụ

The chef filled the cake with chocolate cream.

The cake was filled with chocolate cream by the chef.

Động từ Crowd, Fill, Cover

Lưu ý những động từ đi kèm với “with” ở cấu trúc câu bị động

Bài tập vận dụng cấu trúc câu bị động kèm đáp án chi tiết 

Bài tập 1: Chuyển các câu sau sang dạng bị động

  1. The chef prepares delicious meals for the guests.
  2. The children play soccer in the park every weekend.
  3. The top A artist painted a beautiful waterfall on the wall.
  4. The scientist will present the findings at the conference.
  5. The Flower team completed the big project ahead of schedule.

Đáp án: 

  • Delicious meals are prepared for the guests by the chef.
  • Soccer is played by the children in the park every weekend.
  • A beautiful waterfall was painted by the top A artist.
  • The findings will be presented at the conference by the scientist.
  • The big project was completed ahead of schedule by the Flower team.

Bài tập 2: Hoàn thành các câu dưới đây dựa vào từ cho sẵn

  1. The song ______ (sing) by the choir last night.
  2. The project ______ (start) by the team two weeks ago.
  3. The email ______ (send) yesterday.
  4. Lan’s bedroom ______ (clean) every day.
  5. The artwork ______ (display) in the gallery next month.

Đáp án: 

  • The song was sung by the choir last night.
  • The project was started by the team two weeks ago.
  • The email was sent yesterday.
  • lan’s bedroom is cleaned every day.
  • The artwork will be displayed in the gallery next month.

Bài tập 3: Sử dụng câu bị động kép để hoàn thành các câu sau:

  1. They believe that the Math teacher is helping the students.

→ It is

→ The teacher 

  1. People say that this Korean movie won several awards.

→ It is 

→ This Korean movie

  1. Everyone thinks that the athlete broke the record.

→ It is 

→ The record

  1. The manager claims that the project will be completed on time.

→ It is 

→ The project 

  1. Many famous experts predict that our economy will recover soon.

→ It is 

→ The economy 

Đáp án:

  • It is believed that the Math teacher is helping the students.

The Math teacher is believed to help the students.

  • It is said that several awards were won by this Korean movie.
    This Korean movie is said to have won several awards.
  • It is thought that the athlete broke the record.
    The record is thought to have been broken by the athlete.
  • It is claimed that the project will be completed on time.
    The project is claimed to be completed on time.
  • It is predicted that our economy will recover soon.
    Our economy is predicted to recover soon.

Ứng dụng của câu bị động trong IELTS Writing Task 1

Các dạng biểu đồ line, pie, bar chart, and table

Trong các dạng biểu đồ này, khi các bạn muốn làm rõ đối tượng cần được miêu tả trong câu thì các bạn cần sử dụng câu bị động. Việc sử dụng câu bị động với mục đích này không chỉ giúp câu văn của các bạn hiệu quả hơn mà còn giúp các bạn tăng band điểm về ngữ pháp nữa đấy. Vì vậy, các bạn nhớ tận dụng câu bị động trong bài viết Task 1 của mình một cách hiệu quả nhất nhé! 

Với dạng biểu đồ line chart như vậy, để nhấn mạnh hay làm rõ đối tượng thực hiện hành động là số lượng đồ ăn nhanh được tiêu thụ như thế nào, các bạn sẽ sử dụng câu bị động.

The number of hamburgers which were consumed by Australian teenagers in 1975 was around 10.

Như các bạn thấy, câu bị động trong trường hợp này được sử dụng để làm rõ đối tượng (số lượng bánh hamburgers). Thì trong câu này là Quá khứ đơn, vì vậy khi chuyển động từ sang bị động nó sẽ thành dạng “were + consumed (Vp2)”. Còn về trạng từ chỉ thời gian “in 1975” được đặt sau “by O” là “by Australian teenagers”. Mình tin chắc sau ví dụ trên các bạn cũng đã phần nào hiểu được ứng dụng của câu bị động trong dạng biểu đồ này rồi đúng không? Nhưng chắc vẫn sẽ còn nhiều bạn có thắc mắc, dạng line graph thì ứng dụng như vậy rồi, thế còn bar, pie chart hay table thì sao? Vậy nên, để giải quyết cho những thắc mắc đó, mình sẽ chia sẻ với các bạn thêm 1 ví dụ về dạng biểu đồ pie chart nhé!

E.g 2: Đề bài: “The pie charts below compare water usage in San Diego, California and the rest of the world.”

Đây là dạng biểu đồ pie chart, các bạn có thể thấy tương tự như ví dụ 1 khi muốn nhấn mạnh đối tượng cần miêu tả là lượng nước được sử dụng như thế nào, các bạn sẽ sử dụng câu bị động.

More water is consumed by homes than by industry or agriculture in the two American regions.

Trong câu này, vì đề bài không đề cập đến thời gian nên thì được sử dụng sẽ là thì Hiện tại đơn, đây là phần kiến thức mình đã chia sẻ với các bạn trong bài blog lần trước “Cách phối hợp thì trong Writing Task 1”, các bạn có thể tìm và tham khảo thêm. Thì hiện tại đơn nên động từ bị động chia ở dạng “is + consumed (Vp2)”. 

Sau 2 ví dụ này, chắc các bạn cũng đã hiểu được kha khá về ứng dụng của câu bị động trong các dạng biểu đồ này rồi chứ? Tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn về ứng dụng của câu bị động này trong dạng biểu đồ khác, đó là dạng biểu đồ Map.

Ứng dụng của câu bị động trong dạng biểu đồ dạng Map

Như các bạn đã biết, Map là dạng biểu đồ dùng để miêu tả về sự thay đổi vị trí của 1 tòa nhà, cái hồ, hay 1 cái rừng cây nào đó… Vậy nên, khi muốn miêu tả 1 tòa nhà nào đó đã bị phá đi để thay thế cho 1 tòa nhà khác thì chúng ta sẽ sử dụng câu bị động, lý do thì mình đã chia sẻ rất kỹ trong bài hướng dẫn cách viết dạng biểu đồ Map rồi nhé. Mình sẽ chia sẻ 1 ví dụ cụ thể cho dạng biểu đồ này để các bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng này.

Biểu đồ Map này miêu tả sự thay đổi các tòa nhà từ năm 1995 đến thời điểm hiện tại. Các bạn có thể thấy hiện tại, có rất nhiều các tòa nhà mới đã được xây dựng lên và thay thế cho các tòa nhà cũ năm1995. Vì vậy, khi miêu tả về các sự thay đổi này chúng ta sẽ sử dụng câu bị động.

The farmland was demolished to make way for a golf and a tennis now.

1 vùng đất trồng cây nông nghiệp năm 1995 đã được thay thế bằng 1 sân chơi golf và sân chơi tennis. Đây là hành động được thực hiện trong quá khứ vì vậy sử dụng thi Quá khứ đơn, và động từ bị động trong câu này là “was + demolished (Vp2)”.

Hay 1 câu khác: Many new apartments were built in place of the fish market in 1995.

Rất nhiều căn hộ mới đã được xây dựng thay thế cho chợ cá năm 1995. Tiếp tục vẫn là thì Quá khứ đơn, vì vậy động từ được chia là “were + built (Vp2)”.

Sau ví dụ về biểu đồ Map này, chắc các bạn cũng đã thấy được ứng dụng của câu bị động khi miêu tả sự thay đổi trong dạng biểu đồ Map rồi chứ? Tiếp theo, mình sẽ giới thiệu với các bạn về ứng dụng của câu bị động trong dạng biểu đồ cuối cùng. Đó là biểu đồ dạng Process.

Dạng biểu đồ Process và ứng dụng của cấu trúc câu bị động

Như các bạn đã biết, dạng biểu đồ man-made Process miêu tả các bước để thực hiện 1 hành động. Vì vậy, khi các bạn muốn miêu tả 1 vật đã được làm gì để chuyển sang các bước tiếp theo thì các bạn sẽ sử dụng câu bị động nhé! Mình sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn 1 ví dụ để miêu tả câu bị động được sử dụng như thế nào trong dạng biểu đồ này.

Đây là biểu đồ dạng process miêu tả về quy trình của việc tái tạo giấy. Để miêu tả bước đầu tiên và bước thứ hai, giấy được thu gom từ đâu và sau đó mới được phân  loại bằng tay, chúng ta sẽ áp dụng câu bị động để viết. 

At the first stage in the paper recycling process, waste paper is collected either from paper banks, where members of the public leave their used paper, or directly from businesses.

Các bạn có còn nhớ trong blog lần trước về “Sự phối hợp thì trong task 1” không? Đối với dạng biểu đồ process chúng ta sẽ luôn sử dụng thì Hiện tại đơn. Nếu chưa đọc Blog này các bạn có thể tìm để tham khảo thêm để hoàn thiện hơn về phần ngữ pháp của mình. Quay trở lại với ví dụ, các bạn có thể thấy thầy miêu tả bước 1 và có sử dụng câu bị động ở thì Hiện tại đơn. Giấy được thu gom từ ngân hàng giấy công cộng và doanh nghiệp. Tiếp sau đó là bước giấy được phân loại bằng tay.

This paper is then sorted by hand and separated according to its grade.

Các bạn lưu ý nếu có 2 động từ trong 1 câu bị động, với động từ thứ 2 các bạn sẽ không cần viết lại động từ “to be”  mà động từ này sẽ được sử dụng chung “to be” với động từ thứ nhất.  Để miêu tả các bước tiếp theo của qua trình tái chế giấy này, các bạn vẫn tiếp tục sử dụng cấu bị động của thì Hiện tại đơn nhé!

Cấu trúc câu bị động là một phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh, giúp người học diễn đạt thông tin một cách linh hoạt và chính xác. Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn sẽ nắm được nội dung kiến thức và áp dụng câu bị động chính xác nhất trong mỗi tình huống khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu nâng cao kiến thức ngữ pháp tiếng Anh, có thể cân nhắc tham gia ngay khóa học tiếng anh IELTS Online tại IELTS Thanh Loan. Với chương trình học chuyên biệt và lộ trình cá nhân hóa, bạn sẽ chinh phục được mục tiêu IELTS của mình trong thời gian ngắn nhất.

Chi tiết khóa học IELTS Online tại Thanh Loan

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng