Bạn đang bước vào giai đoạn nước rút của kỳ thi IELTS và có hàng núi bài tập cần giải quyết nhanh chóng? Hay bạn đang bắt đầu đước vào kỳ thi IETLS nhưng hoàn toàn không biết nên bắt đầu từ đâu vì hàng tá kiến thức đang chờ đợi bạn phía trước? Dù bạn là trường hợp nào trong 2 trường hợp trên thì bạn cũng cần một công thức chung để có thể áp dụng cùng lúc cho nhiều trường hợp nhưng vẫn hiệu quả. Trong bài viết này, mình sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề đó trong Writing Task 1 trước nhé! Cụ thể, mình sẽ cung cấp cho các bạn một công thức chung áp dụng cho mọi bài viết Task 1, chỉ cần nắm được 3 bước của công thức này thôi, bạn hoàn toàn có thể tự tin trước khi bắt đầu bất kỳ một dạng bài Task 1 nào.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Chỉ chiếm khoảng 4 phút trong tổng 20 phút viết bài Task 1, nhưng bạn không thể biết là bạn sẽ phải căng não như thế nào trong 4 phút này đâu!
Đọc đề và phân tích đề
Bắt đầu bất kỳ một bài kiểm tra nào bạn cũng cần đọc bài đầu tiên. Đối với IELTS Writing thì bạn càng không được bỏ qua bước đọc đề. Nhiều bạn thường “cắm cổ” hì hụi viết ngay khi đọc lướt qua đề bài của Task 1, nhưng bạn không hề biết được tầm quan trọng của đọc hiểu đề bài có ý nghĩa lớn như thế nào đối với bài viết của bạn đâu. Đề bài chính là lời đối thoại gián tiếp từ phía giám khảo và bạn.
Sau khi đọc đề, bạn cần phân tích đề bài. Đối với Writing Task 1, mỗi dạng câu hỏi trong task 1 lại yêu cầu khác nhau. Trước hết, khi thấy một dạng biểu đồ, bạn nên quát sát chúng là dạng biểu đồ có sự thay đổi về thời gian hay không có sự thay đổi về thời gian. Nếu là dạng biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian, tức mô tả số liệu thay đổi trong 1 quãng thời gian, thì bạn cần chú ý chỉ ra xu hướng thay đổi của nó, tăng hay giảm…. Nhưng nếu biểu đồ chỉ mô tả số liệu tại một điểm thời gian cố định thì bạn cần phải so sánh số liệu đó.
Chọn lọc dữ liệu
Chọn lọc dữ liệu chính là bước quyết định đến chất lượng và nội dung bài viết của bạn. Trong IETS Writing Task 1 không yêu cầu bạn đưa hết tất cả dữ liệu trong biểu đồ (trừ dạng Map và Process, bạn cần nêu lên tất cả các bước trong quá trình đó, không-bỏ xót-bất-kỳ-một-bước-nào). Việc phân tích toàn bộ dữ liệu vừa khiến bạn mất thời gian vừa làm cho bài viết của bạn không có trọng tâm.
Vậy nên, trong bước này, bạn cần chọn những dữ liệu điển hình nhất! Dưới đây, các bạn có thể tham khảo một bài làm IELTS Task 1 với band 8+ của Etrain để học tập cách chọn lọc thông tin nhé!
Ví dụ trong đề bài trong đề thi Writing task 1 ngày 25-03-2017:
The chart compares the percentage of Irish people without a job and the number of them migrating from Ireland between 1998 and 2008.
Overall, despite some oscillations, unemployment levels in this nation showed a significant decline over the period shown. The same trend was seen in the number of people leaving Ireland, with the exception of the last four-year period.
In terms of joblessness rate, just over 16% if Irish people were unemployed in 1988, which fell a bit by about 2% in the next two years before a plunge to only 4% in 2000. Then, the figures were mostly unchanged in the 2000s, except a marginal recovery of only 1% in the last two years.
The trend of migration from Ireland was nearly the same, with its figure beginning at about 60,000 people. The number then slumped to just over 30,000 in the following four years. After that, there was a minimal decrease in the quantity of citizens leaving Ireland of only about 6,000 till 2004, followed a moderate climb to approximately 50,000 people in 2008.
Trong đề bài trên, những chi tiết quan trọng mà bạn nên lựa chọn đê phân tích đó là:
Unemployment rate:
- 16% in 1988
- Fell by 2% in 1990
- 4% in 2000
- A recovery of 1% in 2008
Migration (nearly the same):
- 60,000 in 1988
- 30,000 in 1992
- 50,000 in 2008
Vậy là trong bài viết, các bạn chỉ cần nêu lên và tập trung phân tích các thông tin tiêu biểu nhất, bỏ đi những thông tin không quan trọng. Thế mới thấy chọn lọc thông tin quan trọng nhừng nào phải không?
Sắp xếp các ý
Khi đã chọn được các main points, đừng quên sắp xếp chúng vào về một trình tự thống nhất để dễ dàng đưa chúng vào bài viết hơn nhé. Hãy nhớ rằng, tại bước chuẩn bị, bạn càng chi tiết bao nhiêu thì bạn sẽ càng tiết kiệm thời gian cho bước viết bấy nhiêu.
Xác định thì sẽ sử dụng
Thông thường trong Task 1, thì hiện tại được sử dụng phổ biến. Nhưng đối với loại biểu đồ với thời gian trong quá khứ, bạn nên lưu ý sử dụng thì quá khứ đơn nhé. Việc xác định thì ngay từ đầu sẽ khiến cho bài viết của bạn thống nhất vê thì trong quá trình bạn viết bài. Cụ thể hóa về việc phối hợp thì trong task 1 đã được chia sẻ trong blog trước rồi, các bạn có thể quay lại để tìm đọc nhé.
Chuẩn bị từ vựng, collocation cần dùng
Từ vựng trong IELTS Writing Task 1 không thực sự phong phú như lượng từ vựng trong Task 2, nhưng không phải vậy mà bạn có thể lơ là chúng. Trong Task 1, các từ đồng nghĩa được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt trong các biểu đồ chỉ phần trăm, bạn sẽ cần nhiều từ vựng đồng nghĩa để chỉ ra số lượng phần trăm trong biểu đồ hay ngôn ngữ miêu tả xu hướng.
Ví dụ: Các từ đồng nghĩa với “account for”: make up, occupy, constitute,..
Sở dĩ mình muốn nhắc đến phần này bởi trong format của 4 tiêu chí chấm Writing Task 1, ban giám khảo sẽ chấm cả các lỗi về từ vựng, lặp từ vựng hay vốn từ không phong phú đều sẽ là những lí do khiến bạn bị mất điểm.
Bước 2: Đặt bút viết bài
Sau khi đã lên day cót tinh thần cùng với những công đoạn công phu, tỉ mỉ trong phàn chuẩn bị, bạn còn chờ đợi điều gì mà không bắt tay vào viết bài chứ!
Viết mở bài Writing Task 1
Thông thường, một mở bài trong Task 1 chỉ cần bỏ ra 1 phút là đủ. Và cũng chính vì vậy mà bạn chỉ nên tập trung 1 phút cho một câu duy nhất, trong đó, nêu lên ý khái quát cho cả bài viết của bạn. Một mở bài dài, lòng vòng thực sự sẽ gây cản trở lớn cho đoạn văn đầu tiên mà ban giám khảo nhìn vào. Không chỉ vậy, đối với phong cách viết một bải report, tốt hơn hết là bạn nên đi thẳng vào vấn đề.
Ví dụ trong đáp án đề thi IELTS Writing Task 1 ngày 10/12/2016:
Trong đáp án chỉ dùng một câu duy nhất, ngắn gọn, xúc tích nhưng lại cho người đọc thấy được nội dung của cả bài viết sau đó:
The line graph compares the fertility rates of females in 6 age groups in the UK between 1938 and 2008.
Nếu bạn bị mê hoặc bởi các dữ liệu trong bài, hãy để dành nó cho phần tiếp theo – thân bài
Phần tổng quan của bài Writing task 1
Là nơi bạn tóm gọn lại những đặc điểm quan trọng nhất trong biểu đồ, từ đó cho mọi người bức tranh toàn cảnh của biểu đồ. Cách viết phần Overview cũng như những đặc điểm nổi bật được nhắc đến trong bài sẽ thường bao gồm: Điểm cao nhất, xu hướng chung, mức độ thay đổi của số liệu.
Ví dụ như đối với bài của ngày 10.12.2016 ở trên, mình có Overview như sau:
It is clear that 35 – to 39 – year – old females recorded the highest birth rate over the period shown. This time witnessed a soar in the figure for women aged under 20 but a dramatic decline in that of 30 – to 35 – year – olds.
Trong đó với bài Overview này mình chỉ ra hai đặc điểm nổi bật nhất:
- Số liệu cao nhất thuộc về nhóm 35-39
- Xu hướng chính
Viết thân bài Writing Task 1
Thân bài là nơi hội tụ đủ các lí do để ban giám khảo trừ điểm bạn nếu bạn dùng sai thì, sai ngữ pháp, sai từ vựng, nhưng lại ngược cũng là nơi mà khiến cho cả bài viết của bạn tỏa sáng. Mọi sự chuẩn bị trong phần chuẩn bị trước khi viết bài của bạn nhằm mục đích giảm nhẹ đi sức nặng từ phần thân bài và tạo lên sự mạch lạc và chất lượng bài.
Hãy quan sát lại một lần nữa bản phác thảo ý, sắp xếp ý mà bạn đã chuẩn bị xem chúng đã hợp lí chưa, nhiệm vụ của bạn sau đó là đưa các ý vào các đoạn văn. Bố cục của bài là vô cùng quan trọng, có một khung bài vững chắc sẽ khiến cho bạn đơn giản hóa các bước viết bào tiếp theo. Không chỉ vậy, bố cục bài viết cũng được đặt tại 4 tiêu chí chấm thi trong IELTS Writing Task 1 nên bạn thực sự không thể xem nhẹ tầm quan trọng của chúng.
Tiếp tục với ví dụ về tỉ lệ sinh ở phía trên, mình đã chia những thông tin chính được lựa chọn thành hai body như sau:
In 1973, the birth rate among females aged 35 to 39 was highest, at over 80%, followed by roughly 70% of females in the first half of the 30s and under 60% of people who were 25 to 30 years old. The rates of 20-25 and under 20 age groups were nearly equal, at about 35%, over three-fold higher than the smallest figure of 40 and above group, at 10%.
In the period of 35 years, despite some marginal declines, the percentage of 35-to 39-year-old females who gave birth was still largest, at under 70% in 2008, compared to a dive of over 30% in the figure for 30-35 age group. In contrast, fertility rates of 25-30 and under 20 groups increased moderately and significantly to 65% and 60% respectively. The proportions of females aged 20-25 and 40 or more giving childbirth were generally static at about 35% and 10% correspondingly.
Trong đó với bài này mình chia body theo hai mốc thời gian, với body 1 chia sẻ về điểm thời gian đầu tiên trên biểu đồ và body 2 chia sẻ điểm thời gian cuối cùng của biểu đồ. Từ đó, bài viết sẽ tập trung hơn vào các số liệu đặc biệt!
Bước 3: Check bài sau khi viết
Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn viết bài xong là an phận chuyển sang làm bài Writing Task 2 hoặc nộp bài đâu nhé! Check bài sẽ là bước đi cuối cùng trên con đường hoàn thành nhiệm vụ Task 1 của bạn. Chính xác hơn, bạn cũng có kha khá việc cần làm với công đoạn cuối cùng này đó!
Kiểm tra lỗi ngữ pháp (thì)
Như mình đã nói ở phần chuẩn bị, các bạn cũng xác định trước thì cần dùng trong bài để bài văn được nhất quán về thì. Nên khi check lại, bạn cũng cần lưu ý xem mình đã sử dụng thì ở tất cả các câu chưa, động từ trong thì đó đã được chia đúng chưa.
Kiểm tra lỗi chính tả
Đã bao giờ bạn đang viết bài rồi chợt viết một từ mà mình nhớ mang máng chưa? Nếu bạn rơi vào trường hợp này thì bạn cần chấm dứt ngay nhé! Nếu bạn không chắc chắn về một từ, hãy thay thế nó bằng một từ đồng nghĩa mà bạn đã biết. Hơn nữa, đôi khi trong lúc mải mê viết, bạn có thể viết sai lỗi chính tả mà không hề hay biết, việc check lỗi chính tả sẽ giúp bạn sửa chữa sự bất cẩn của mình và không mất điểm đáng tiếc về tiêu chí Lexical resource nhé.
Số lượng từ cần thiết
Yêu cầu cho một bài viết Task 1 là “at least 150 words”. Đề bài yêu càu bạn viết ít nhất 150 từ nên bạn sẽ cần viết khoảng 180 từ nhé!
Sau khi viết, bạn cũng nên đếm lại số lượng từ trong bài viết của mình xem chúng đã thảo mãn yêu cầu về số lượng từ cần thiết cho bài IELTS Writing Task 1 chưa. Cách đếm số lượng từ chắc chắn không phải đếm từng từ một rồi, hãy đếm 1 dòng rồi nhân với số lượng các dòng. Nếu bạn chưa có phần kết bài và bài viết của bạn đang xấp xỉ 150 từ. Hãy viết thêm kết bài!
Ngoài ra, bạn còn rất nhiều lỗi ngữ pháp thường gặp trong Writing task 1 nữa, 3 lỗi trên chỉ là lỗi điển hình nhất của mọi người học thôi. Càng check và sửa được nhiều lỗi, bạn càng cứu vãn được điểm số của mình nhé.
Trên đây là 3 bước đa năng mà bạn có thể áp dụng trước khi viết bất kỳ một bài IELTS Wriitng Task 1 nào. Nếu bạn sử dụng chúng nhuần nhuyễn, mình không tin là bạn không thể đạt đến mục tiêu IELTS Writing của bạn. Chúc các bạn thi tốt!