Cấu trúc bị động được sử dụng trong IELTS Writing Task 1 như thế nào?

Tiếp tục Blog chia sẻ về cách tăng band điểm trong tiêu chí Ngữ pháp, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một phần mới, đó là câu bị động. Câu bị động cũng là 1 loại câu rất hay được sử dụng trong các bài viết. Để đa dạng các cấu trúc câu trong mỗi bài viết Task 1, các bạn hãy áp dụng câu bị động trong bài viết của mình nhé! Sau đây mình sẽ chia sẻ về câu bị động và ứng dụng của nó trong Writing Task 1. Enjoy your reading!

1) Giới thiệu về câu bị động

Trong tiếng anh câu bị động thường được sử dụng để nhấn mạnh tân ngữ thực hiện hành động chứ không phải chủ ngữ. Vì vậy khi chuyển một câu từ chủ động sang bị động, tân ngữ của câu chủ động sẽ được đảo lên đầu câu và đóng vai trò là một chủ ngữ trong câu. Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn về công thức chung của một câu bị động và cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.

a. Công thức câu bị động

S + be + Vp2 + (by O)

Với mỗi thì khác nhau, chúng đều có các công thức bị động riêng. Nhưng về cơ bản, trong một câu bị động luôn có động từ “to be” và Vp2. Các bạn lưu ý, với mỗi thì khác nhau thì động từ “to be” được chia khác nhau nhé! Còn đối với “by O”, sẽ có trường hợp các bạn bắt buộc phải để “by O”, ngược lại sẽ có trường hợp các bạn không cần để “by O” sau mỗi câu. Về phần này mình sẽ chia sẻ với các bạn kỹ hơn trong phần cách chuyển từ 1 câu chủ động sau câu bị động.

b. Cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động 

Câu chủ động: S + V + O

Câu bị động:

Bước 1: chuyển O của câu chủ động lên đầu câu làm chủ ngữ (O🡪S)

Bước 2: chia động từ của câu về dạng “be” + “Vp2”

  • Hiện tại đơn: V/Ves 🡪 am/is/are + Vp2
  • Quá khứ đơn: Vpast 🡪 was/were + Vp2
  • Hiện tại hoàn thành: has/have + Vp2 🡪 has/have + been + Vp2
  • Quá khứ hoàn thành: had + Vp2 🡪 had + been + Vp2
  • Hiện tại tiếp diễn: am/is/are + V-ing 🡪 am/is/are + being + Vp2
  • Quá khứ tiếp diễn: was/were + V-ing 🡪 was/were + being + Vp2
  • Tương lai đơn: will + V 🡪 will + be + Vp2
  • Tương lai hoàn thành: will + have + Vp2 🡪 will + have + been + Vp2

Bước 3: chuyển S của câu chủ động thành tân ngữ cho câu bị động. Các bạn lưu ý, trước tân ngữ mới này phải có “by” nhé! 

  • Trường hợp bắt buộc dùng “by O”: khi tân ngữ này đã được xác định là một người cụ thể nào đó. 
  • Trường hợp không cần sử dụng “by O”: khi tân ngữ này chỉ một người nào đó chung chung, không xác định.

Các bạn cần lưu ý, nếu trong câu bị động có trạng từ chỉ nơi chốn và trạng từ chỉ thời gian, thì “by O” luôn đứng sau trạng từ chỉ bơi chốn và đứng trước trạng từ chỉ thời gian. 

E.g: A new museum was built in the centre of Hanoi by the most famous architect in 2016. 

2) Ứng dụng của câu bị động trong IELTS Writing Task 1

a. Các dạng biểu đồ line, pie, bar chart, and table

Trong các dạng biểu đồ này, khi các bạn muốn làm rõ đối tượng cần được miêu tả trong câu thì các bạn cần sử dụng câu bị động. Việc sử dụng câu bị động với mục đích này không chỉ giúp câu văn của các bạn hiệu quả hơn mà còn giúp các bạn tăng band điểm về ngữ pháp nữa đấy. Vì vậy, các bạn nhớ tận dụng câu bị động trong bài viết Task 1 của mình một cách hiệu quả nhất nhé! 

Với dạng biểu đồ line chart như vậy, để nhấn mạnh hay làm rõ đối tượng thực hiện hành động là số lượng đồ ăn nhanh được tiêu thụ như thế nào, các bạn sẽ sử dụng câu bị động.

The number of hamburgers which were consumed by Australian teenagers in 1975 was around 10.

Như các bạn thấy, câu bị động trong trường hợp này được sử dụng để làm rõ đối tượng (số lượng bánh hamburgers). Thì trong câu này là Quá khứ đơn, vì vậy khi chuyển động từ sang bị động nó sẽ thành dạng “were + consumed (Vp2)”. Còn về trạng từ chỉ thời gian “in 1975” được đặt sau “by O” là “by Australian teenagers”. Mình tin chắc sau ví dụ trên các bạn cũng đã phần nào hiểu được ứng dụng của câu bị động trong dạng biểu đồ này rồi đúng không? Nhưng chắc vẫn sẽ còn nhiều bạn có thắc mắc, dạng line graph thì ứng dụng như vậy rồi, thế còn bar, pie chart hay table thì sao? Vậy nên, để giải quyết cho những thắc mắc đó, mình sẽ chia sẻ với các bạn thêm 1 ví dụ về dạng biểu đồ pie chart nhé!

E.g 2: Đề bài: “The pie charts below compare water usage in San Diego, California and the rest of the world.”

Đây là dạng biểu đồ pie chart, các bạn có thể thấy tương tự như ví dụ 1 khi muốn nhấn mạnh đối tượng cần miêu tả là lượng nước được sử dụng như thế nào, các bạn sẽ sử dụng câu bị động.

More water is consumed by homes than by industry or agriculture in the two American regions.

Trong câu này, vì đề bài không đề cập đến thời gian nên thì được sử dụng sẽ là thì Hiện tại đơn, đây là phần kiến thức mình đã chia sẻ với các bạn trong bài blog lần trước “Cách phối hợp thì trong Writing Task 1”, các bạn có thể tìm và tham khảo thêm. Thì hiện tại đơn nên động từ bị động chia ở dạng “is + consumed (Vp2)”. 

Sau 2 ví dụ này, chắc các bạn cũng đã hiểu được kha khá về ứng dụng của câu bị động trong các dạng biểu đồ này rồi chứ? Tiếp theo mình sẽ chia sẻ với các bạn về ứng dụng của câu bị động này trong dạng biểu đồ khác, đó là dạng biểu đồ Map.

b. Ứng dụng của câu bị động trong dạng biểu đồ dạng Map

Như các bạn đã biết, Map là dạng biểu đồ dùng để miêu tả về sự thay đổi vị trí của 1 tòa nhà, cái hồ, hay 1 cái rừng cây nào đó… Vậy nên, khi muốn miêu tả 1 tòa nhà nào đó đã bị phá đi để thay thế cho 1 tòa nhà khác thì chúng ta sẽ sử dụng câu bị động, lý do thì mình đã chia sẻ rất kỹ trong bài hướng dẫn cách viết dạng biểu đồ Map rồi nhé. Mình sẽ chia sẻ 1 ví dụ cụ thể cho dạng biểu đồ này để các bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng này.

Biểu đồ Map này miêu tả sự thay đổi các tòa nhà từ năm 1995 đến thời điểm hiện tại. Các bạn có thể thấy hiện tại, có rất nhiều các tòa nhà mới đã được xây dựng lên và thay thế cho các tòa nhà cũ năm1995. Vì vậy, khi miêu tả về các sự thay đổi này chúng ta sẽ sử dụng câu bị động.

The farmland was demolished to make way for a golf and a tennis now.

1 vùng đất trồng cây nông nghiệp năm 1995 đã được thay thế bằng 1 sân chơi golf và sân chơi tennis. Đây là hành động được thực hiện trong quá khứ vì vậy sử dụng thi Quá khứ đơn, và động từ bị động trong câu này là “was + demolished (Vp2)”.

Hay 1 câu khác: Many new apartments were built in place of the fish market in 1995.

Rất nhiều căn hộ mới đã được xây dựng thay thế cho chợ cá năm 1995. Tiếp tục vẫn là thì Quá khứ đơn, vì vậy động từ được chia là “were + built (Vp2)”.

Sau ví dụ về biểu đồ Map này, chắc các bạn cũng đã thấy được ứng dụng của câu bị động khi miêu tả sự thay đổi trong dạng biểu đồ Map rồi chứ? Tiếp theo, mình sẽ giới thiệu với các bạn về ứng dụng của câu bị động trong dạng biểu đồ cuối cùng. Đó là biểu đồ dạng Process.

c. Dạng biểu đồ Process và ứng dụng của cấu trúc câu bị động

Như các bạn đã biết, dạng biểu đồ man-made Process miêu tả các bước để thực hiện 1 hành động. Vì vậy, khi các bạn muốn miêu tả 1 vật đã được làm gì để chuyển sang các bước tiếp theo thì các bạn sẽ sử dụng câu bị động nhé! Mình sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn 1 ví dụ để miêu tả câu bị động được sử dụng như thế nào trong dạng biểu đồ này.

Đây là biểu đồ dạng process miêu tả về quy trình của việc tái tạo giấy. Để miêu tả bước đầu tiên và bước thứ hai, giấy được thu gom từ đâu và sau đó mới được phân  loại bằng tay, chúng ta sẽ áp dụng câu bị động để viết. 

At the first stage in the paper recycling process, waste paper is collected either from paper banks, where members of the public leave their used paper, or directly from businesses.

Các bạn có còn nhớ trong blog lần trước về “Sự phối hợp thì trong task 1” không? Đối với dạng biểu đồ process chúng ta sẽ luôn sử dụng thì Hiện tại đơn. Nếu chưa đọc Blog này các bạn có thể tìm để tham khảo thêm để hoàn thiện hơn về phần ngữ pháp của mình. Quay trở lại với ví dụ, các bạn có thể thấy thầy miêu tả bước 1 và có sử dụng câu bị động ở thì Hiện tại đơn. Giấy được thu gom từ ngân hàng giấy công cộng và doanh nghiệp. Tiếp sau đó là bước giấy được phân loại bằng tay.

This paper is then sorted by hand and separated according to its grade.

Các bạn lưu ý nếu có 2 động từ trong 1 câu bị động, với động từ thứ 2 các bạn sẽ không cần viết lại động từ “to be”  mà động từ này sẽ được sử dụng chung “to be” với động từ thứ nhất. 

Để miêu tả các bước tiếp theo của qua trình tái chế giấy này, các bạn vẫn tiếp tục sử dụng cấu bị động của thì Hiện tại đơn nhé!

Vậy là mình đã vừa chia sẻ với các bạn xong về ứng dụng của câu bị động trong Writing Task 1. Tóm lại, câu bị động trong Task 1 được chia thành 3 dạng cụ thể như 3 dạng mình đã chia sẻ ở trên. Với mỗi dạng thì câu bị động lại đóng một vai trò khác nhau, nhưng chung quy lại thì nó vẫn có cấu trúc câu giống nhau. Các bạn chỉ cần nhớ cho mình các cấu trúc bị động của các thì khác nhau và 1 vài lưu ý khi viết câu bị động mình đã chia sẻ ở trên là các bạn đã có thể vận dụng tốt câu bị động trong các bài Writing Task 1 của mình rồi. Chúc các bạn học hiệu quả và đạt đươc kết quả cao!

Bài viết liên quan:

IELTS Thanh Loan – Trung tâm luyện thi IELTS cung cấp các khóa học IELTS Online, sách IELTS:

  • Hotline/Zalo: 0974 824 724
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: S103 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng