Trợ Động Từ (Auxiliary verbs) Trong Tiếng Anh| Cách Dùng, Bài Tập Minh Hoạ

Trợ động từ hay Auxiliary verbs, là những từ đi kèm với động từ chính trong câu để tạo thành câu hỏi, câu phủ định hoặc thể hiện các thì khác nhau. Đây là kiến thức ngữ pháp tiếng Anh rất quan trọng giúp chúng ta diễn đạt ý tưởng một cách chính xác, linh hoạt. Vậy trợ động từ là gì? Khi nào dùng trợ động từ trong câu? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây từ IELTS Thanh Loan nhé!

Thông tin về Trợ động từ (Auxiliary verbs) trong tiếng Anh

Trước khi chia sẻ về cách dùng trợ động từ, hãy cùng IELTS Thanh Loan điểm qua về khái niệm “Trợ đồng từ (Auxiliary verbs) là gì?” cũng như đặc điểm của loại từ này trong tiếng Anh nhé!

Trợ động từ – Auxiliary verb là gì?

Trợ động từ (Auxiliary verb) là một loại động từ tiếng Anh được sử dụng đi kèm với động từ chính trong câu, có chức năng bổ nghĩa, làm rõ ý nghĩa của câu. Loại từ này cũng là dấu hiệu nhận biết thì sử dụng trong câu và cấu thành nên thể câu phủ định hoặc nghi vấn.

Ví dụ các trợ động từ trong tiếng Anh:

  • They are preparing for their final exams. (Trợ động từ “are” được sử dụng để thể hiện thì hiện tại tiếp diễn)
  • She has finished her homework already. (Trợ động từ “has” được sử dụng để thể hiện thì hiện tại hoàn thành)
  • Did he call you yesterday? (Trợ động từ “did” được sử dụng để tạo câu hỏi trong thì quá khứ đơn)
Trợ động từ – Auxiliary verb là gì?

Trợ động từ trong tiếng Anh là những từ đi kèm và hỗ trợ cho động từ chính trong câu

Đặc điểm của Trợ động từ (Auxiliary verbs) trong tiếng Anh

Trợ động từ (Auxiliary verbs) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ động từ chính để thể hiện nhiều yếu tố ngữ pháp trong câu, bao gồm thì (tenses), trạng thái (mood) hoặc dùng để nhấn mạnh ý nghĩa. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng trong cấu trúc câu phủ định, nghi vấn và câu hỏi đuôi. Sau đây là một số nhóm trợ động từ tiếng Anh phổ biến mà bạn cần nắm rõ:

  • Trợ động từ thể hiện thì (tenses): Được dùng để xác định thời gian hành động trong câu. Ví dụ: She is working on a new project.
  • Trợ động từ trong câu phủ định: Dùng để tạo câu phủ định bằng cách thêm “not”. Ví dụ: He does not like coffee.
  • Trợ động từ trong câu nghi vấn: Được sử dụng để đặt câu hỏi. Ví dụ: Do you enjoy traveling?
  • Trợ động từ trong câu hỏi đuôi (Tag question): Được sử dụng để tạo câu hỏi đuôi nhằm kiểm tra thông tin. Ví dụ: You’re coming, aren’t you?
  • Trợ động từ trong câu bị động (Passive voice): Được sử dụng để tạo cấu trúc câu bị động. Ví dụ: The letter was sent yesterday.
  • Trợ động từ thể hiện trạng thái (mood): Dùng để biểu đạt ý nghĩa trạng thái như khả năng, yêu cầu, hoặc sự chắc chắn. Ví dụ: Don’t eat fast food.
  • Trợ động từ dùng để nhấn mạnh (Emphasis): Dùng để nhấn mạnh một ý kiến hoặc sự thật. Ví dụ: I do understand your point.

Tổng hợp các loại trợ động từ trong tiếng Anh

Trợ động từ tiếng Anh được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có chức năng và ý nghĩa riêng trong việc hình thành câu. Sau đây là tổng hợp các loại Auxiliary verbs phổ biến cùng cách vận dụng chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

Trợ động từ chính (Primary Auxiliary Verbs): Be/ Do/ Have

Các trợ động từ chính “Be”, “Do”, “Have” được sử dụng chủ yếu để tạo nên những câu có thì ngữ pháp phức tạp, điển hình như thì hiện tại hoàn thành và thì tiếp diễn. Bên cạnh đó, chúng còn được dùng để diễn tả câu văn ở dạng chủ động hoặc bị động, cũng như nhấn mạnh thông tin bằng cách sử dụng câu hỏi đuôi.

TRỢ ĐỘNG TỪ TO BE
Chức năng Ví dụ
Thể hiện trạng thái hoặc tình trạng hiện tại.
  • I am a teacher. (Tôi là một giáo viên.)
  • She is exhausted. (Cô ấy mệt rồi.)
  • They are sad. (Họ có vẻ đang buồn.)
Mô tả đặc điểm, tính chất, hoặc thuộc tính của người hay vật.
  • He is slender. (Anh ấy thanh mảnh.)
  • The house is spacious. (Ngôi nhà rộng rãi.)
  • They are creative. (Họ sáng tạo.)
Xác định danh từ hoặc nhận diện người hay vật.
  • This is my colleague. (Đây là đồng nghiệp của tôi.)
  • Those are my notes. (Đó là những ghi chú của tôi.)
  • She was the champion. (Cô ấy là nhà vô địch.)
Diễn tả thời gian.
  • It is 5 o’clock. (Bây giờ là 5 giờ.)
  • Today is Wednesday. (Hôm nay là thứ tư.)
  • The meeting was yesterday. (Cuộc họp diễn ra hôm qua.)
Tạo cấu trúc câu bị động.
  • The novel is authored by a well-known writer. (Tiểu thuyết được viết bởi một nhà văn nổi tiếng.)
  • The bike was fixed by a technician. (Chiếc xe đạp đã được sửa chữa bởi một kỹ thuật viên.)
*Lưu ý: Trợ động từ “to be” còn được dùng để tạo ra các thì và hình thức động từ khác, chẳng hạn như hiện tại tiếp diễn (am/is/are + V-ing), quá khứ đơn (was/were + V-ed), hiện tại hoàn thành (have/has been + V-ed).
TRỢ ĐỘNG TỪ DO DOES
Chức năng Ví dụ
Sử dụng để tạo câu phủ định trong thì hiện tại đơn và quá khứ đơn.
  • I do not enjoy tea. (Tôi không thích trà.)
  • She doesn’t enjoy spicy dishes. (Cô ấy không thích món cay.)
  • They did not attend the gathering. (Họ đã không tham gia buổi họp.)
Dùng để tạo câu hỏi trong thì hiện tại đơn và quá khứ đơn.
  • Do you play the piano? (Bạn có chơi piano không?)
  • Does he like to swim? (Anh ấy có thích bơi không?)
  • Did she complete her assignment? (Cô ấy đã hoàn thành bài tập chưa?)
Giúp xác định ngôi và số của động từ chính trong câu phủ định và câu hỏi.
  • She doesn’t drink coffee. (Cô ấy không uống cà phê.)
  • Do they understand English? (Họ có hiểu tiếng Anh không?)
  • Did they enjoy their meal? (Họ có thích bữa ăn không?)

*Lưu ý: Trợ động từ “do”” cũng có thể được dùng để nhấn mạnh hành động. Ví dụ:

  • I do care about you. (Tôi thật sự quan tâm đến bạn.)
  • She did manage to finish it. (Cô ấy thực sự đã hoàn thành nó.)
  • He does prefer chocolate. (Anh ấy thật sự thích sô-cô-la.)
TRỢ ĐỘNG TỪ “HAVE”
Chức năng Ví dụ
Sử dụng để tạo thành các thì quá khứ hoàn thành, hiện tại hoàn thành và tương lai hoàn thành.
  • She has completed a novel. (Cô ấy đã hoàn thành một tiểu thuyết.)
  • They had eaten their meal before I arrived. (Họ đã ăn xong bữa trước khi tôi đến.)
  • By this time next month, she will have obtained her degree. (Vào thời điểm này tháng sau, cô ấy sẽ nhận bằng tốt nghiệp.)
Dùng để tạo các câu phủ định hoặc nghi vấn.
  • Have you ever visited London? (Bạn đã bao giờ đến London chưa?)
  • They haven’t informed me about that matter. (Họ chưa thông báo cho tôi về việc đó.)
 các loại trợ động từ trong tiếng Anh

Trợ động từ “Have” được dùng để tạo nên thì hiện tại hoàn thành và các câu ở thể nghi vấn

Trợ động từ khiếm khuyết (Modal Verbs): Can, Could, May, Might, Need, Must, Ought, Dare, Will, Would, Shall, Should

Trợ động từ khiếm khuyết, hay còn gọi là Modal Verbs, có vai trò quan trọng trong việc diễn đạt các sắc thái ý nghĩa khác nhau trong câu. Những trợ động từ như: can, could, may, might, must, ought to, had better, will, would, shall, should,… giúp truyền đạt khả năng (possibility), năng lực (ability), sự cần thiết (necessity) hay sự cho phép (permission).

→ Ví dụ: Câu “It might rain” diễn tả khả năng có mưa, trong khi “It can rain” thể hiện khả năng có thể xảy ra hay “It must rain” nhấn mạnh rằng trời chắc chắn sẽ đổ cơn mưa.

Trợ động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)

Các trợ động từ khiếm khuyết (Modal Verbs)

  1. Trợ động từ Can:
Chức năng Ví dụ
Diễn tả khả năng thực hiện một hành động.
  • I can play piano. (Tôi có thể chơi đàn piano.)
Diễn tả sự cho phép hoặc xin phép ai đó để làm gì.
  • Can I borrow your phone? (Tôi có thể mượn điện thoại của bạn được không?)
Diễn tả yêu cầu hoặc đề nghị một cách trực tiếp
  • Can you assist me with this task? (Bạn có thể giúp tôi với nhiệm vụ này không?)
  1. Trợ động từ Could:
Chức năng Ví dụ
Diễn tả khả năng xảy ra trong quá khứ.
  • Back in my childhood, I could climb trees easily. (Hồi nhỏ, tôi có thể trèo cây dễ dàng.)
Diễn tả yêu cầu một cách lịch sự hoặc xin phép.
  • Could you please pass me that book? (Bạn làm ơn chuyền cho tôi cái quyển sách được không?)
Diễn tả một hành động giả định hoặc khả năng trong tương lai.
  • I could go to the party tomorrow f I finish my report. (Tôi có thể tham dự bữa tiệc ngày mai nếu tôi hoàn thành báo cáo của mình.)
  1. Trợ động từ May/Might:
Chức năng Ví dụ
Diễn đạt một điều gì đó có khả năng xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
  • It may/might rain tomorrow. (Có thể ngày mai trời sẽ mưa.)
Với cấu trúc “May/Might + be + V-ing” để diễn tả một hành động có thể đang diễn ra tại thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.
  • She isn’t here right now. She may/might be attending a meeting. (Cô ấy không có ở đây lúc này. Có thể cô ấy đang tham dự một cuộc họp.)
Sử dụng để xin phép; “may not” được dùng để từ chối một lời xin phép hoặc để cấm đoán.
  • May I leave the room? (Tôi có thể rời khỏi phòng không?)
  • Students may not use their phones during classes. (Học sinh không được phép sử dụng điện thoại trong giờ học.)
  1. Trợ động từ Must:
Chức năng Ví dụ
Diễn tả sự cần thiết hoặc bắt buộc phải làm điều gì đó ở hiện tại và tương lai.
  • You must finish your meal before you leave the table. (Bạn phải ăn hết bữa trước khi rời khỏi bàn.)
Đưa ra lời khuyên hoặc yêu cầu mang tính khẳng định.
  • You must check your answers before submitting the exam. (Bạn phải kiểm tra lại câu trả lời trước khi nộp bài thi.)
Diễn tả một suy luận hợp lý hoặc điều chắc chắn.
  • She must be at work since her car is parked outside. (Cô ấy chắc hẳn đang ở nơi làm việc vì xe của cô ấy đang đậu bên ngoài.)
“Must not” được sử dụng để cấm đoán hoặc cảnh báo về việc không nên làm điều gì đó.
  • You mustn’t smoke inside the building; it’s prohibited. (Bạn không được hút thuốc trong tòa nhà; điều đó là cấm.)
  1. Trợ động từ Have to:
Chức năng Ví dụ
Được sử dụng tương tự như “Must” để thể hiện sự cần thiết phải làm điều gì đó.
  • I have to attend a workshop tomorrow. (Tôi phải tham dự một buổi hội thảo vào ngày mai.)
Có thể thay thế cho “Must” trong các thì như tương lai, tiếp diễn, quá khứ, và quá khứ hoàn thành.
  • They will have to practice more if they want to win the competition. (Họ sẽ phải luyện tập nhiều hơn nếu muốn thắng cuộc thi.)
Trợ động từ “do” được sử dụng kết hợp với “have to” trong câu phủ định và câu hỏi.
  • We don’t have to finish the project today. (Chúng tôi không cần phải hoàn thành dự án hôm nay.)
  1. Trợ động từ Will:
Chức năng Ví dụ
Diễn tả một sự kiện hoặc tình huống dự kiến xảy ra trong tương lai.
  • He will start his new job next week. (Anh ấy sẽ bắt đầu công việc mới vào tuần tới.)
Dự đoán về các tình huống đang diễn ra ở hiện tại.
  • She will likely be studying at the library right now. (Cô ấy có thể đang học ở thư viện ngay bây giờ.)
Đưa ra quyết định ngay tại thời điểm nói.
  • I will take a coffee before heading to the meeting. (Tôi sẽ uống một ly cà phê trước khi tới cuộc họp.)
Thể hiện sự sẵn lòng hoặc quyết tâm thực hiện điều gì đó.
  • I will make sure to finish the report on time. (Tôi sẽ đảm bảo hoàn thành báo cáo đúng hạn.)
Thể hiện lời hứa thực hiện một điều gì đó.
  • I will always support you in your decisions. (Tôi sẽ luôn ủng hộ bạn trong các quyết định của bạn.)
DIễn đạt sự đe dọa, hăm dọa
  • If you don’t study, you will fail the exam. (Nếu bạn không học, bạn sẽ thi trượt.)
  1. Trợ động từ Would:
Chức năng Ví dụ
Diễn tả một tình huống giả định trong quá khứ hoặc dự đoán một khả năng trong tương lai.
  • If I had a chance, I would travel to Japan. (Nếu tôi có cơ hội, tôi sẽ du lịch đến Nhật Bản.)
Diễn tả thói quen trong quá khứ.
  • When I was a child, I would often play outside until dark. (Khi tôi còn nhỏ, tôi thường chơi bên ngoài đến tối.)
Dùng để thể hiện yêu cầu hoặc đề nghị một cách lịch sự, trang trọng hơn “will”.
  • Would you mind helping me with this task? (Bạn có phiền giúp tôi với nhiệm vụ này không?)
Sử dụng cấu trúc “Would like/love/prefer… + to V” để thể hiện mong muốn một cách lịch sự.
  • I would love to see that new movie. (Tôi rất muốn xem bộ phim mới đó.)
Câu hỏi với “Would you like to V?” để đưa ra lời mời hoặc đề nghị.
  • Would you like to join us for dinner? (Bạn có muốn tham gia cùng chúng tôi cho bữa tối không?)
Dùng cấu trúc “Would you…please?” để yêu cầu một cách lịch sự.
  • Would you please help me with my homework? (Bạn vui lòng giúp tôi với bài tập về nhà được không?)
Cấu trúc “Would you mind + V-ing?” dùng để yêu cầu ai đó làm gì một cách lịch sự.
  • Would you mind closing the window? (Bạn có phiền đóng cửa sổ không?)
Sử dụng “Would rather + V” hoặc “Would prefer + to V” để thể hiện sự ưu tiên.
  • I would rather stay home tonight than go out. (Tôi thích ở nhà tối nay hơn là đi ra ngoài.)
  1. Trợ động từ Shall:
Chức năng Ví dụ
Diễn tả một sự việc hoặc tình huống dự kiến xảy ra trong tương lai.
  • Shall we start the meeting at 10 AM? (Chúng ta sẽ bắt đầu cuộc họp lúc 10 giờ sáng chứ?)
Dùng để hỏi, xin ý kiến hoặc đề xuất lời khuyên.
  • What shall we do if it rains tomorrow? (Chúng ta sẽ làm gì nếu trời mưa vào ngày mai?)
Sử dụng cấu trúc “Shall I…?” trong câu đề nghị.
  • Shall I send you the report later? (Tôi có nên gửi cho bạn báo cáo sau không?)
Dùng cấu trúc “Shall we…?” trong câu gợi ý.
  • Shall we go for a walk in the park? (Chúng ta sẽ đi dạo trong công viên chứ?)
  1. Trợ động từ Should:
Chức năng Ví dụ
Diễn tả sự cần thiết phải làm gì đó (nhẹ nhàng hơn so với must hoặc have to). You should take a break and relax for a while. (Bạn nên nghỉ ngơi và thư giãn một chút.)
Dùng để hỏi, xin ý kiến hoặc đưa ra lời khuyên. Should I bring an umbrella in case it rains? (Tôi có nên mang theo ô phòng khi trời mưa không?)

Một số trường hợp đặc biệt khác

Trong tiếng Anh, có những từ vựng vừa đóng vai trò là động từ thường, vừa có thể được sử dụng như trợ động từ trong câu. Những trường hợp này mang đến sự linh hoạt trong cách diễn đạt và có thể thay đổi nghĩa tuỳ thuộc vào ngữ cảnh. Dưới đây là một số Auxiliary verbs đặc biệt và cách sử dụng tương ứng trong câu:

Các trợ động từ đặc biệt trong tiếng Anh

Các trợ động từ đặc biệt trong tiếng Anh

Trường hợp đặc biệt Cách dùng Ví dụ
Need Need + V: được xem là một trợ động từ tình thái. You needn’t worry about it. (Bạn không cần phải lo lắng về điều đó.)
Dare Dare + V: được xem như một trợ động từ tình thái.  Dare you ask her for help? (Bạn có dám hỏi cô ấy giúp đỡ không?)
Used to Used to V: diễn tả thói quen trong quá khứ. I used to visit my grandparents every summer. (Tôi đã từng thăm ông bà mỗi mùa hè.)
Used S to V?: được xem như một trợ động từ tình thái. Did you use to play soccer as a child? (Bạn có thường chơi bóng đá khi còn nhỏ không?)
Ought to (+): Ought to V: biểu thị lời khuyên nên làm gì đó. You ought to take a break. (Bạn nên nghỉ ngơi một chút.)
(-): Ought not to V (Oughtn’t) to V: diễn tả điều không nên làm. You ought not to ignore your health. (Bạn không nên phớt lờ sức khỏe của mình.)
(?): Ought S to V?: dùng để hỏi ý kiến về việc gì đó. Ought I to wait for her? (Tôi có nên đợi cô ấy không?)

Cách sử dụng trợ động từ (Auxiliary verbs) trong tiếng Anh

Như đã đề cập, trợ động từ trong tiếng Anh không chỉ hỗ trợ hình thành các thì (tenses) mà còn giúp cấu thành thể câu nghi vấn, phủ định và diễn tả nhiều ý nghĩa khác nhau. Hiểu rõ cách dùng trợ động từ sẽ giúp người học tiếng Anh giao tiếp tự tin, chính xác hơn. Vậy, khi nào dùng trợ động từ Auxiliary verbs?

Cách sử dụng trợ động từ chính (Primary Auxiliary Verbs)

Trợ động từ chính (Primary Auxiliary Verbs) là những từ được sử dụng để tạo thành cấu trúc ngữ pháp cơ bản. Chúng có vai trò then chốt trong việc hình thành các thì và cấu trúc câu hỏi, giúp diễn đạt ý nghĩa rõ ràng hơn. Dưới đây là những cách sử dụng trợ động từ chính trong tiếng Anh.

Cách sử dụng trợ động từ chính

Hướng dẫn cách sử dụng trợ động từ chính (Primary Auxiliary Verbs)

Hình thành các thì của động từ

Một trong những cách dùng phổ biến nhất của trợ động từ chính là tạo nên các thì ngữ pháp (tenses) để truyền đạt những sự việc xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Một số thì động từ cơ bản bao gồm:

Các dạng thì Ví dụ
Thì tương lai (will) He will go to school tomorrow.
Các thì tiếp diễn (be) She is going to the bookstore.
Các thì hoàn thành (have) I had forgotten to do the homework.

Câu hỏi dạng Yes/No Question

Trong tiếng Anh, câu hỏi Yes/No Question thường dùng trợ động từ “do” hoặc động từ khiếm khuyết để đặt ở đầu câu. Nếu câu hỏi được chia ở thì hiện tại hoàn thành, ta sẽ dùng trợ động từ “Have”.

Ví dụ: 

  • Did they visit their grandparents? (Họ có đến thăm ông bà không?)
  • Can you swim? (Bạn có biết bơi không?)
  • Have you finished your homework? (Bạn đã làm xong bài tập về nhà chưa?)

Câu hỏi đuôi (Tag Question)

Câu hỏi đuôi là một dạng câu hỏi được thêm vào cuối câu chính để xác nhận hoặc làm rõ thông tin đã được đề cập. Loại câu hỏi này thường sử dụng đại từ và các trợ động từ tương đương với thì của câu ở mệnh đề chính, giúp người nghe dễ dàng hiểu được ý định của người nói.

Ví dụ: 

  • We’ve finished our homework, haven’t we? (Chúng ta đã làm xong bài tập rồi chứ?)
  • You like pizza, don’t you? (Bạn thích pizza chứ?)
  • It’s going to rain tomorrow, isn’t it? (Ngày mai trời sẽ mưa chứ?)
Câu hỏi đuôi (Tag Question)

Sử dụng trợ đồng từ chính để hình thành các câu hỏi đuôi (Tag Question)

Tạo câu dạng phủ định

Để tạo câu phủ định, các trợ động từ sẽ được chia theo thì phù hợp và từ “not” sẽ được thêm vào trước dạng nguyên mẫu của động từ chính để diễn đạt ý nghĩa phủ định. Cách này giúp người nói truyền đạt thông tin một cách chính xác và rõ ràng.

Ví dụ: 

  • It doesn’t work. (Cái này không hoạt động được.)
  • She did not reply to my text. (Cô ấy không hồi âm tin nhắn của tôi.)

Nhấn mạnh ý quan trọng trong câu

Trợ động từ “do” có thể được thêm vào câu để nhấn mạnh sự đồng ý hoặc khẳng định của người nói về một vấn đề nào đó. Cách sử dụng này giúp làm nổi bật thông điệp mà người nói muốn truyền đạt.

Ví dụ 1: 

  • A: Did you see Sarah at the party last night?
  • B: I did see her. She was there with her boyfriend.

Ví dụ 2:

  • A: You probably don’t want to go hiking this weekend. It’s going to be raining.
  • B: I do want to go hiking! I love the rain.

Phần lớn câu văn trong tiếng Anh thường được viết ở thể chủ động, trong đó chủ ngữ (Subjects) là người thực hiện hành động. Tuy nhiên, ta có thể sử dụng các trợ động từ để tạo nên câu bị động, giúp nhấn mạnh đối tượng nhận hành động.

Ví dụ: They grow rice in Vietnam. (Câu chủ động) → Rice is grown in Vietnam. (Câu bị động)

Cách hình thành câu bị động (Passive voice) từ trợ động từ

Cách sử dụng trợ động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh

Trợ động từ khiếm khuyết như: should, must, could, may, might,… thường được dùng để diễn tả tâm trạng, những tình huống giả định hoặc các hành động có thể xảy ra. Chúng giúp người viết/ người nói truyền đạt ý nghĩa rõ ràng hơn trong các tình huống khác nhau. Sau đây là chi tiết về cách dùng trợ động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh:

Cách dùng trợ động từ khiếm khuyết “can”, “could”, “should”, “may”

Modal Verbs Cách dùng Ví dụ
should, must  Chỉ ra rằng một sự việc hoặc hành động có thể xảy ra, nhưng không hoàn toàn chắc chắn.
  • You must finish your homework before going out.
  • You should check your email regularly.
could, may, might Thể hiện một tình huống có khả năng xảy ra nhưng không được đảm bảo.
  • It may rain tomorrow.
  • He could be at the party, but I’m not sure.
can  Thể hiện khả năng của chủ ngữ trong việc thực hiện một hành động nào đó.
  • Children can learn languages quickly.
can, may, could Được sử dụng để lịch sự xin phép làm điều gì đó.
  • Could I borrow your pen for a moment?
  • May I leave the table now?
will, would, can hoặc could. Sử dụng để yêu cầu ai đó thực hiện một hành động nào đó.
  • Could you help me with this task?
should Đưa ra lời khuyên hoặc gợi ý mà không yêu cầu ai đó làm gì.
  • You should consider taking a break.
  • He should visit the doctor if he feels unwell.
must, have to hoặc need to. Dùng để yêu cầu ai đó thực hiện một hành động nhất định.
  • You must wear a helmet while riding a bike.
  • You have to submit your report by Friday.
will, would, used to  Chỉ một hành động đang diễn ra theo thói quen. 
  •  I would often visit my grandparents on weekends.

Ôn luyện ngữ pháp dễ dàng cùng IELTS Thanh Loan

Khi ôn luyện cho kỳ thi IELTS, nắm vững kiến thức ngữ pháp là điều cực kỳ quan trọng để đạt điểm số cao trong phần thi IELTS Writing & Speaking. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học IELTS Online để củng cố ngữ pháp toàn diện thì có thể cân nhắc tham gia khóa luyện thi IELTS Foundation tại IELTS Thanh Loan. 

Đăng ký khóa học IELTS Online Foundation

Lợi ích khi tham gia khóa học nền tảng IELTS Foundation:

  • Lộ trình học cá nhân hóa: Khóa học IELTS Foundation tại IELTS Thanh Loan được thiết kế riêng biệt theo trình độ và nhu cầu của học viên mới bắt đầu, giúp người học mất gốc củng cố nền tảng tiếng Anh, nâng cao từng kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết và tạo tiền đề chinh phục chứng chỉ IELTS. Bên cạnh đó, học viên khi tham gia khóa học còn nhận được sự hỗ trợ tận tâm từ cô Thanh Loan – giáo viên có 10 năm kinh nghiệm giảng dạy IELTS cùng chứng chỉ TESOL toàn cầu.
  • Ôn tập ngữ pháp định hướng kỳ thi IELTS: Khi tham gia khóa luyện thi IELTS Foundation, học viên sẽ được trang bị toàn diện kiến thức ngữ pháp tiếng Anh, đảm bảo nắm vững các chủ điểm Grammar từ cơ bản đến nâng cao như: trợ động từ, thì động từ, cấu trúc đảo ngữ, câu điều kiện “If”,…
  • Chiến lược làm bài hiệu quả cho 4 kỹ năng: Không chỉ được trang bị kiến thức ngữ pháp từ A đến Z, học viên tại IELTS Thanh Loan còn được hướng dẫn những chiến lược làm bài hiệu quả cho cả 04 kỹ năng của kỳ thi IELTS.
  • Luyện phát âm chuẩn IPA: Bên cạnh củng cố nền tảng ngữ pháp, khóa IELTS Foundation tại IELTS Thanh Loan còn giúp người học cải thiện khả năng phát âm chuẩn IPA. Cụ thể, học viên sẽ được cô Thanh Loan trực tiếp hướng dẫn cách nhận biết, tìm hiểu về Linking sound, Word stress và Sentence stress, giúp rèn luyện kỹ năng Nói chính xác, tự nhiên như người bản ngữ.

Liên hệ tư vấn ielts thanh loan

Bài tập vận dụng Trợ động từ

Bài tập 1: Chọn các trợ động từ thích hợp để điền vào câu sau

  1. You (must/ shouldn’t/ should) be 18 before you can drive in Japan.
  2. You (don’t/ mustn’t/ have to/shouldn’t) go to bed so late.
  3. You (must/ needn’t/ mustn’t) come. She can do it without you.
  4. You (must/ don’t have to/ mustn’t) copy during exams.
  5. Harry (doesn’t have to/ shouldn’t/ mustn’t) be very tall to play football.

Bài tập 2: Hoàn thành câu sau bằng cách chọn đúng “can,” “could,” hoặc “might.”

  1. It ………………. rain later, so we should bring umbrellas.
  2. ……………… you please pass me the salt?
  3. I’m not sure if I ……………… make it to the party tonight.
  4. When I was younger, I ……………… climb trees.
  5. ……………… I use your phone to make a call?

Bài tập 3: Chọn đúng dạng của “do, does, did” để hoàn thành câu sau.

  1. She ……………… her homework every day.
  2. ……………… they play soccer on weekends?
  3. He ……………… his breakfast this morning.
  4. ……………… you like to dance?
  5. We ……………… a great time at the party last night.

Đáp án:

Bài tập 1: Chọn các trợ động từ thích hợp để điền vào câu sau

  1. must
  2. shouldn’t
  3. needn’t
  4. mustn’t
  5. doesn’t have to

Bài tập 2: Hoàn thành câu sau bằng cách chọn đúng “can,” “could,” hoặc “might.”

  1. might
  2. Could
  3. could
  4. could
  5. Can

Bài tập 3: Chọn đúng dạng của “do, does, did” để hoàn thành câu sau.

  1. does
  2. Do
  3. did
  4. Do
  5. had

Như vậy, IELTS Thanh Loan đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về trợ động từ (Auxiliary verbs) trong tiếng Anh. Mong rằng những chia sẻ hữu ích từ bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm trợ động từ trong tiếng Anh là gì cũng như cách phân biệt và sử dụng trợ động từ trong nhiều tình huống khác nhau. 

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng