IELTS Answer Sheet (PDF) & Hướng dẫn bạn cách sử dụng

Có lẽ rất ít bạn ở đây có thói quen sử dụng IELTS answer sheet trong suốt quá trình ôn luyện IELTS trước khi thi thật, đúng không?

 Mình cũng đã từng như vậy. 

Việc sử dụng giấy trắng hoặc vở để giải các bộ đề dường như đã quá quen thuộc với chúng ta rồi vì vừa sẵn lại vừa đơn giản. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận và tìm hiểu, bạn có thể gặp một số vấn đề như sau:

  • Đứng hình với mớ thông tin cần điền vào tờ Answer sheeet. Center number là cái gì vậy, hay là Candidate number thì viết sao?
  • Đã viết nhầm đáp án của phần Listening sang trang ghi đáp án của phần Reading và phải hì hục tấy xoá
  • Không quen với việc sử dụng bút chì gỗ khi viết bài vì trước đó luyện thi là hay dùng bút bi với cả bút màu, cuối cùng là mang hết đống bút đó đi thi nhưng vẫn bị bỏ ở ngoài hết.

Thế nên, để tránh các lỗi có phần ngớ ngẩn như trên, bạn rất nên dành thời gian để đọc bài chia sẻ dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về IELTS answer sheet cho từng kỹ năng

IELTS Answer sheet là cầu nối giữa giám khảo và thí sinh. Vì sao ư? Giám khảo sẽ chỉ chấm điểm dựa trên những đáp án/ bài làm bạn đã ghi ở tờ answer sheet mà không quan tâm đến thông tin bạn ghi ở phần question booklet (tờ câu hỏi) đâu. Cho nên, với những bạn đang học IELTS hãy bắt đầu làm quen với tờ giấy quyền lực này đi là vừa.

Và hai gạch đầu dòng đầu tiên bạn cần biết là:

  • Chỉ có 3 kỹ năng có answer sheet tương ứng, là Listening – Reading – Writing. Với kỹ năng Speaking, bạn thực hành phần nói trực tiếp với giám khảo nên sẽ không có answer sheet.
  • Phần nghe và đọc chung một từ answer sheet, mỗi kỹ năng tương ứng với một mặt giấy. Phần viết có hai tờ answer sheet, một cho Task 1 và một cho Task 2.

Và bây giờ là hướng dẫn chi tiết cho từng kỹ năng bạn nhé.

IELTS Listening và Reading answer sheet và cách sử dụng

Chỉ có 1 tờ Answer sheet cho 2 kỹ năng này, mặt trước là phần Listening và mặt sau là phần Reading.

Sẽ có 3 mục quan trọng nhất trong tờ Answer Sheet này, đó là:

  • Phần thông tin cá nhân thí sinh
  • Phần bài làm
  • Phần của giám khảo 

Và mình sẽ đi vào chi tiết từng mục ngay đây.

Phần 1: Điền thông tin cá nhân

Không ai là người muốn bài thi của mình lại bị nhầm với bài thi của 1 ông nảo ông nào. Thế thì phần điền thông tin này đừng có mà điền sai, chỉn chu và quan sát cho kỹ nhé bạn.

Đây chính là phần khai báo thông tin cá nhân trong đó:

  • Candidate name (tên thí sinh): Tên của bạn được viết hoakhông dấu – Eg: NGUYEN THI A
  • Candidate number (số báo danh thí sinh): Gồm 6 số và bạn sẽ được xem trước khi vào thi bạn nhé (ở 1 cái bảng ngay bên ngoài phòng thi)
  • Centre number (số hiệu trung tâm): Gồm 5 số và sẽ được cung cấp trên máy chiếu phòng thi (Vào phòng bạn sẽ thấy cái máy chiếu to đùng, ghi số hiệu trung tâm cũng to đùng. Khỏi lo)
  • Test date (ngày thi): Bạn sẽ điền ngày thi của mình theo: ngày – tháng – năm – Eg: 08 – 12 –  2018

Chú ý: Trong phiếu trả lời phần Reading và Writing sẽ xuất hiện thêm một mục TEST MODULE. Bạn sẽ tick vào ô hình thức mà mình đã chọn. Ai thi Academic thì tick vào ô Academic, ai thi General thì tick vào ô General. Trước khi tick, dành 5s nhìn cẩn thận nhé. Còn nếu chưa biết về hai hình thức thi này, bạn có thể đọc tại đây

Phần 2: Bài làm

Điểm số của bạn phụ thuộc vào sự chính xác, rõ ràng và rành mạch bạn thể hiện trên phiếu trả lời. Bạn nào mà có thói quen viết nhanh, viết ẩu, chữ thì khó đọc như chữ bác sĩ thì cẩn thận hơn nhé, vì giám khảo mà không đọc được chữ bạn là ….toang.

Với bài thi Reading và Listening, phần bài làm sẽ bao gồm 40 ô trống tương ứng với 40 câu hỏi để bạn chuyển đáp án sang.

Lưu ý: Nếu bạn muốn thay đổi đáp án, dùng tẩy hoặc gạch ngang đáp án cũ, sau đó viết đáp án mới vào. Không viết bất kì thứ gì vào cột V/X

Phần 3: Phần của giám khảo

Các bạn có nhìn thấy cột x/v không? Hay là phía cuối của tờ answer sheet có phần Marker 1/2 Signature chẳng hạn. Đó là phần của giám khảo đó, để đánh dấu những câu đúng/sai và ký tên vào bài chấm của mình.

Vậy nên là các bạn không được viết vào phần này đâu nhé.

IELTS Writing answer sheet và hướng dẫn

Tờ answer sheet cho phần IELTS Writing sẽ như bên dưới, trong đó có hai tờ: 01 tờ cho phần Writing task 1 và 01 tờ cho Writing task 2.

Trong phòng thi (với giấy thi thật), tờ đáp án cho phần Writing task 1 và task 2 sẽ được phân biệt nhờ vào:

  • Màu sắc: Writing task 1 có màu vàng cát còn Writing task 2 có màu trắng
  • Tiêu đề: Ngay ở phần đầu, bạn có thể thấy chứ TASK 1 và TASK 2 để đánh dấu tương ứng

Về cách điền thông tin cá nhân thì nó cũng giống phần Listening/Reading ở trên nhé, nên mình sẽ không nhắc lại ở đây nhé. Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện phần số tờ (sheet of) ở góc trên bên phải của phiếu trả lời. Ở phần này, bạn sẽ điền số tờ bài làm của bạn.

Phần này là phần dành riêng cho giám khảo – người trực tiếp chấm bài của bạn và thành viên trong hội đồng thi. Do đó, bạn không được phép viết lên phần này.

Lỗi sai thường gặp và lời khuyên của mình

Tiếp theo, mình cũng sẽ liệt kê ra hết những lỗi sai phổ biến nhất về việc sử dụng answer sheet để các bạn cẩn thận hơn này.

Với phần Writing, các bạn dễ dàng bị nhầm lẫn giữa phần trả lời TASK 1 với phần trả lời TASK 2. Do đó, để chắc chắn, hãy quan sát thật kĩ đâu sẽ là phần mình cần trả lời trước khi đặt bút nhé.

Với phần Listening và Reading, có hai mặt phải điền, một mặt cho Listening và một mặt cho Reading. Hai mặt này khá giống nhau và có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy, hãy kiểm tra xem mặt nào là phần “reading reading reading” và mặt nào là “listening listening listening” để tránh bị nhầm lẫn nhé.

Bạn chỉ được dùng bút chì gỗ hoặc bút chì đốt để viết đáp án vào tờ answer sheet, không phải bút chì kim hay bút bi, bút mực. Vậy nên, hãy làm quen với điều này ngay từ khi thực hành ở nhà.

Bạn hoàn toàn được tẩy xoá trên tờ answer sheet, hoặc là gạch bỏ phần dư thừa. Mình khuyến khích cách gạch bỏ hơn, vừa sạch vừa nhanh.

Bạn có thể xin thêm tờ answer sheet cho phần Writing (nếu bạn viết dài hoặc chữ viết to) nhưng mấy lần đi thi, mình chẳng thấy ai xin thêm bao giờ cả vì chỉ cần 1 tờ cho mỗi phần là quá đủ rồi.

Hãy tách riêng phần Writing task 1 vào tờ answer sheet tương ứng và phần Writing task 2 vào tờ answer sheet số 2. Đừng thấy tờ 1 còn chỗ trống mà viết luôn cả phần task 2 vào đó nhé.

Hãy ước chừng sẵn độ dài của từng bài viết Writing để tránh lãng phí thời gian đếm từ. Ví dụ như với task 1, để đủ 150 từ bạn chỉ cần viết hết mặt 1 của tờ answer sheet trong khi với task 2, bạn cần viết đến giữa của mặt số 2 tờ answer sheet chẳng hạn.

Bài viết liên quan:

IELTS Thanh Loan – Trung tâm luyện thi IELTS cung cấp các khóa học IELTS Online, sách IELTS:

  • ĐT: 0974 824 724
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: S103 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng