Là một đứa cực nghiện với phong cách viết ngắn gọn, đơn giản và chất lượng, nên trước giờ mình vẫn không hề có ý định thay đổi cách viết hay học từ bất kì ai ngoài thầy Simon. (Vì mình từng thử nhiều rồi, chốt lại vẫn chỉ có phong cách này là hợp với mình nhất)
Thế nhưng, có một cuốn sách dạy cho mình tất cả kiến thức về bài thi IELTS Writing, cho đến bây giờ mình cũng đã áp dụng được kha khá những thứ hay ho và cải thiện cho bài thi của mình. Và cuốn sách hôm nay được lên sóng chính là: Cuốn Academic Writing Practice for IELTS của tác giả Sam McCarter.
Cuốn sách ‘khó’ dành cho trình độ tốt
Khi được hỏi ấn tượng đầu tiên về cuốn Academic Writing Practice for IELTS này là gì, phải có đến 8/10 người từng học nói rằng đây là một cuốn sách khó. Thế cho nên là trước khi bạn xác định học cuốn này, thì phải biết là nội dung kiến thức sẽ rất khó và đánh đố đó nha.
Nhưng mà, sách khó thì đã có người giỏi cày. Ai sẽ phù hợp nhỉ?
- Bạn đang có nhu cầu cải thiện và nâng cao kĩ năng Viết (chỉ có Viết thôi nhé)
- Bạn đã có nền tảng ngữ pháp, từ vựng kha khá ổn rồi.
Giải oan một chút cho cuốn sách: Mọi người cứ truyền tai nhau rằng sách khó lắm, thành ra không phải ai cũng học được đâu. Về cơ bản, tác giả không tổng hợp hết kiến thức ra để người học sẵn đó ghi nhớ. Cái tác giả hướng tới chính là người học phải “tự lực cánh sinh” nghiên cứu bài tập và tự đúc kết kinh nghiệm làm bài cho bản thân. Cho nên, những bạn mới bắt đầu học IELTS chưa gì đã vồ vập vào cuốn sách, kêu khó là đúng rồi.
Thế nên là nếu như trong đầu của bạn chưa có 1 chút khái niệm gì về IELTS Writing cả thì sử dụng cuốn sách này hơi vất vả đó. Bạn có thể tham khảo cuốn Ebook Hướng dẫn tự học IELTS Writing cho người mới bắt đầu này chắc hẳn sẽ phù hợp hơn.
Tổng quan nội dung sách Academic Writing Practice for IELTS
Cuốn sách này có nội dung kiến thức khá dài (riêng cho kĩ năng Writing), nhưng lại được sắp xếp và phân chia thành từng phần rất logic và khoa học, dễ học nữa.
Cụ thể, sách được chia thành 6 phần chính, mỗi phần đảm nhiệm một mục kiến thức riêng.
Phần 1: Writing Practice for Task 1
Ở phần này lại chứa hàng loạt những phần nhỏ khác, mà đều là những mảng kiến thức quan trọng đối với bài viết Task 1. Ví dụ như cách sử dụng và phối hợp các thì, cách mô tả các số liệu …… về sau sẽ là những hướng dẫn chi tiết cách miêu tả biểu đồ Line Graph, Bar Chart ……
Phần 2: Writing Practice for Task 2
Đối với phần IELTS Writing Task 2 này, bạn sẽ được học một lượng từ vựng Academic để không chỉ phục vụ cho bài viết mà còn cả bài nói nữa. Thêm vào đó, cuốn sách bám sát theo các dạng câu hỏi thường gặp trong Task 2 như: Two-part question, discussion…… và hướng dẫn người học cách trả lời từng dạng câu hỏi này
Phần 3: Checking and Editing
Bước đến phần này, bạn sẽ có cơ hội để nhìn lại bài làm và chỉnh sửa. Điều này hạn chế tối đa nhất những lỗi sai mà bạn hay gặp phải trong bài viết để không mất điểm.
Phần 4: Practice Writing Test
Hãy tận dụng những bộ đề mà tác giả Sam McCarter đưa ra để nâng cao khả năng viết của mình. Với những bài mẫu, bạn có thể tham khảo và học được rất nhiều về cách viết, cách dùng từ, ngắt nghỉ câu của tác giả. Học viết chính là bắt chước thật nhiều từ người khác những theo cách của riêng mình nhé.
Phần 5+6: Phần đáp án và phụ lục
Mục đích của phần này là các bạn có thể tham khảo thêm 1 số bài viết hay, một số gợi ý tham khảo để người đọc hình dung tốt hơn về việc đâu là bài viết tốt.
Nhận xét của IELTS Thanh Loan về cuốn sách này!
Cá nhân mình đấnh giá đây là 1 cuốn sách hay vì Sam McCarter mang đến cho chúng ta 1 ‘style’ viết lách khá tự do và bay bổng cho bài thi IELTS. Tuy nhiên style này chỉ phù hợp với những bạn ‘cao tay’ sẵn rồi, tức là phải có tiếng Anh nền tảng tốt, phải có những hiểu biết chắc chắn về tiêu chí chấm điểm IELTS và có sự mạch lạc tốt. Nều không, style tự do trên sẽ khiến bị dễ bị viết sai topic.
Một điều nữa cần nhấn mạnh về cuốn sách này cũng giống như nhiều cuốn sách Writing của người bản ngữ khác: chia nhỏ kiến thức thành những bài thực hành và từ đó người đọc sẽ phải tự rút ra cách thức làm bài hay kiến thức tương ứng cho bản thân mình. Ôi nhưng nếu như chưa đủ chăm, chưa đủ ‘thông minh’ thì làm sao mà tự sắp xếp kiến thức cho nổi.
Tóm lại là cuốn sách này hơi kén người đọc đó bạn nhé.