Một số vấn đề về độ trôi chảy trong IELTS Speaking và cách giải quyết

Như chúng ta đã biết, độ trôi chảy góp một phần vô cùng quan trọng vào số điểm cuối cùng của bài IELTS Speaking và cũng đã được hướng dẫn làm thế nào để nói trôi chảy. Nhưng đâu phải cứ ý thức được tầm quan trọng của nó, luyện tập nói hằng ngày với các phương pháp hướng dẫn là có thể tránh khỏi các lỗi sai đâu nhỉ. Có những bạn thậm chí còn không biết mình có đang gặp phải vấn đề gì về Fluency trong bài không nữa cơ mà. Vậy nên với bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số lỗi sai căn bản nhất về độ trôi chảy mà đa số các thí sinh đều hay mắc phải. Các bạn dành 5 phút ra đọc để xem mình có đang gặp phải vấn đề nào trong đó không và tìm cách giải quyết nhé.

Cám ơn các bạn rất nhiều.

1. Ngập ngừng khi nói

Vấn đề đầu tiên mà mình muốn đề cập làm mất đi sự trôi chảy trong bài nói của bạn  là sự ngập ngừng khi nói. 

Sự ngập ngừng khi nói có thể được hiểu là sự không liền mạch trong bài nói của các bạn. Thay vì nói một mạch trả lời câu hỏi, chúng ta hay bị ngừng lại, ấp úng, ngập ngừng do không biết phải nói gì tiếp theo. Điều này cũng có thể hiểu là tốc độ nói của các bạn không duy trì được ở mức ổn định, lúc nhanh, lúc chậm, lúc im lặng.

Làm thế nào để giải quyết vấn đề ngập ngừng khi nói?

Câu hỏi này được khá nhiều các bạn quan tâm bởi sự ngập ngừng khi nói luôn là lỗi không-thể-tránh-khỏi của hầu hết các thí sinh dự thi IELTS. Cùng xem xem chúng ta nên giải quyết chúng như thế nào nhé.

Bên cạnh việc đừng nên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh mình đã chia sẻ ở bài viết “Tốc độ nói có ảnh hưởng tới điểm số phần IELTS Speaking không?” trong bài viết này, mình cũng giới thiệu các trường hợp cụ thể và cách “diệt tận gốc” chúng. Ba trường hợp mà chúng ta hay ngập ngừng nhất, theo mình thấy, chính là ngập ngừng trước khi nói, ngập ngừng giữa câu nói ngập ngừng khi chuyển ý. Vì vậy nên, ở dưới đây mình cũng sẽ hướng dẫn các bạn các cách chi tiết đối phó với từng trường hợp.

a. Ngập ngừng trước khi nói

Ngay sau khi nhận được câu hỏi từ phía giám khảo, ban đầu một số bạn sẽ bị bí ý tưởng và không biết nên bắt đầu câu trả lời của mình như thế nào. Thường thì trong trường hợp đấy, do chưa biết nói gì nên nhiều bạn im lặng mất một khoảng thời gian. Nhưng bạn có biết rằng im lặng quá lâu (khoảng hơn 5 giây) trước khi trả lời câu hỏi sẽ làm bạn mất điểm trước giám khảo không?

Cách thông thường nếu các bạn bí ý và muốn “ngập ngừng” một cách khoa học thì hãy: 

  • Dành 2-3 giây im lặng. 
  • Áp dụng một số fluency markers hoặc câu để lấp “khoảng trống” như: uh, uhm, oh, well, actually… 
  • Bắt đầu nói bằng một số cụm như: you know, let me see, let me check, let me think, let’s see now, the thing is, that is an interesting question... sau đó lại có thể im lặng 1-2 giây nữa 
  • Bắt đầu câu trả lời của mình

Hoặc nếu áp dụng từng cách trên mang vẫn chưa có đủ thời gian để đưa ra câu trả lời, bạn vẫn có thể kết hợp giữa 2 trong 3 cách trên để có thêm khoảng vài giây trước khi đưa ra câu trả lời chính thức. Chẳng hạn như: “Well, let me see…”

Chúng ta cùng nhìn một ví dụ về dạng câu hỏi what do you usually do này nhé!

  • What is your daily routine?  
  • Uu..uh, actually, my typical day usually begins at 5 o’clock. I’m in the habit of running around the park near my house during 30 minutes. Then I frequently have breakfast with a big noodle bow at 6 o’clock. After that, I get dressed and go straight to my school by bike”. 

Thực tế, nhiều thí sinh vội vàng đưa ra câu trả lời của mình ngay sau khi nghe câu hỏi, mà không áp dụng bất kỳ một kỹ thuật ngập ngừng nào và đã bị luống cuống khá nhiều khi nói. Các bạn nhớ nhé, cách đưa ra những câu trả lời ngay sau câu hỏi chỉ áp dụng với những câu hỏi khá đơn giản như: What’s your full name?, Where is your hometown?… Đối với hầu hết các câu hỏi khác bạn vẫn nên áp dụng những cách trên để có đủ thời gian để chọn lọc ý, chọn lọc từ, và chọn cấu trúc ngữ pháp phù hợp nhất mà lại không bị ngập ngừng.

b. Ngập ngừng giữa câu nói

Ngập ngừng giữa câu nói là những lần trì hoãn (pause) ở giữa một câu nói. Lấy một ví dụ nhé, bạn đang định nói về gia đình: “I would like to talk about [….] my family [….] There are five people…my parents…my two elder brothers and me”. Các thí sinh thường sẽ có xu hướng lấp vào những vị trí […] này bằng những âm điệu ngậm ngừng như uh, uhm … Không thể phủ nhận rằng chúng ta có thể ngập ngừng một vài lần như vậy trong phần trả lời của mình, nhưng cũng đừng để nó trở thành thói quen nhé! Bởi vì, có nhiều câu nói rất đơn giản, ý ngắn nhưng việc bạn vẫn luôn ngắt quãng và chêm vào nhiều “âm tiết thừa” sẽ làm cho phần trả lời kém lưu loát, gây khó hiểu hoặc khó chịu cho người nghe đấy. 

3 cách để có thể xóa đi những khoảng […] như vậy các bạn xem nhé:

Cách 1: Hãy giữ tốc độ nói ở mức vừa phải để “nhả chữ” một cách đều đặn hơn. Mình nghĩ cách này khá tốt để bạn vừa luyện sự tự tin, điềm tĩnh và kiểm soát tốt hơn câu trả lời của mình. Các bạn có thể tham khảo bài viết “Tốc độ nói có ảnh hưởng tới phần IELTS Speaking không?” để xem mình hướng dẫn chi tiết các cách để luyện tập làm sao cho giọng nói của mình luôn ở tốc độ ổn định nhé.

Cách 2: Mỗi khi bị “bí từ” trong khi nói 1 câu, hãy ngưng lại hoàn toàn (keep silent) trong khoảng 1-2 giây và tiếp tục nói. Ban đầu khi mới luyện tập, bạn có thể chưa quen và mất tới 3-4 giây ngừng lại trước khi bắt đầu nói tiếp. Tuy nhiên, sau khoảng một thời gian luyện tập bài bản, khoảng thời gian silent này sẽ từ từ bị thu hẹp và từ từ bị xóa đi trong phần trả lời của các bạn đó. Một lưu ý nho nhỏ nữa của mình đó là sau khi ngưng lại và tiếp tục nói, các bạn nên chắc chắc chắn là mình luôn nhớ những gì đã nói trước đó và tránh lặp lại câu nhé.

Cách 3: Hãy học cách nói câu theo các cụm từ, các thành ngữ (phrases, collocations, idioms) thay vì nói theo cách ghép chữ. Ví dụ: những cụm từ như “When I was young”, “not to mention that”, “be on nine cloud- như trên chín tầng mây”, “I have to say that..”, “No matter what happen..”…. là những cụm từ mà nên được dùng thường xuyên trong tiếng Anh giao tiếp, vì thế hãy tập cách học và ghi nhớ càng nhiều càng tốt những cụm từ như vậy để biến chúng thành phản xạ. Khi đã quen sử dụng chúng rồi bạn sẽ hầu như không mất thời gian để suy nghĩ hoặc phải chuyển ngữ từ tiếng Việt trong lúc trình bày câu trả lời của mình nữa. Bạn có thể tham khảo cuốn Collocations in use hay Idioms in use để xây dựng khối từ vựng này.

c. Ngập ngừng khi chuyển ý

Ngập ngừng khi chuyển câu hoặc chuyển ý là lỗi phổ thông có thể chấp nhận được trong các bài nói. Vì sao ư? Bởi vì trong đầu bạn khi bắt đầu nói hoặc khi nói xong ý số 1 thì thường chưa hề có sự chuẩn bị cho ý số 2, và bạn bị ngập ngừng hoặc thậm chỉ dừng bài nói giữa chừng vì bị bí ý số 2 như thế.

Thật ra không có gì phức tập cả đâu! Có 3 cách khác nhau được xếp theo thứ tự từ chung tới riêng để giúp bạn khắc phụ được điểm yếu này đấy:

Cách 1: Tổ chức bài nói, hoặc các câu trả lời dài theo 2 hướng tiếp cận để bạn luôn nhớ những điều bạn sẽ nói.

  • Trả lời theo dòng thời gian (timeline): Hãy trả lời theo thứ tự xa tới gần, hoặc gần tới xa. Cách này là một trong những cách dễ nhất cho những bạn mới học IELTS bởi vì chúng ta chỉ cần trả lời tuần tự theo mẫu Firstly, Secondly,… Finally
  • Trả lời theo từ để hỏi: Cách này đương nhiên sẽ khó hơn cách trên một chút. Bạn có thể sắp xếp các ý theo từng từ và xây dựng các câu nói liên tiếp theo hướng “mở nhánh”. Đối với cách này bạn có thể mở rộng câu trả lời dựa trên các từ để hỏi là What, Where, When, Why, How, Who

Cách 2: Hãy học các cấu trúc và từ liên kết câu thông dụng như: after, before, although, even though, another, as with, at the same time, but, because … để hình thành các câu nói kép. Các này giúp cho các câu nói được liên kết hơn và làm cho các ý nói được mạch lạc hơn. 

2. Bỏ qua lỗi sai trong bài nói

Vâng, lỗi sai thứ hai mà mình muốn nói đến không gì khác chính là bỏ qua lỗi sai trong bài nói. Bạn nghĩ rằng bạn không được sử những lỗi sai mắc phải trong bài nói của mình? Thường khi nhiều bạn bị mắc lỗi sai về phát âm, từ vựng hay ngữ pháp  trong bài nói, nhiều bạn thường chọn lờ đi, bỏ qua xem như không có gì. Nhưng mình thấy, việc đó không nên một chút nào cả. Bởi lâu dần như thế sẽ tạo thành thói quen xấu khi nói 

Việc sửa lại lỗi sai vừa khiến cho bài nói của bạn chính xác thực hơn lại vừa giúp bạn thể hiện khả năng của mình tốt hơn trước giám khảo. Bạn chỉ cần thêm vào các câu như I mean, I am sorry, Let me explain,…. rồi sau đó tiếp tục nói như bình thường. Tuy nhiên, càng cố gắng để nói đúng ngay từ lúc đầu càng tốt bạn nhé.

3. Quá tập trung vào ngữ pháp và từ vựng

Như mình cũng đã chia sẻ trong các bài blog trước đó, việc quá tập trung vào ngữ pháp và từ vựng cũng sẽ làm bạn nói không trôi chảy. 

Hãy nhớ rằng đôi khi “đơn giản mới thực sự tinh tế” nhé. Bạn có biết phức tạp hóa mọi thứ là nguyên nhân gốc rễ gây ra mọi vấn đề không? Đành rằng chuẩn bị kĩ càng về nội dung, trau chuốt từ vựng, ngữ pháp khi nói là một điều tốt. Thế nhưng, với thời lượng hạn chế, và câu hỏi đưa ra quá đơn giản để đưa quá nhiều thứ to tát, “vi mô” vào thì việc các bạn quá chú tâm lại phản tác dụng đó. 

Với tiêu chí chấm điểm của Speaking, chúng ta được cung cấp rõ ràng rằng nếu bạn có những sự ngập ngừng khi nói nhưng xuất phát từ nội dung, điều đó sẽ không bị trừ điểm bằng việc bạn bị ngập ngừng do không tìm được từ vựng hay ngữ pháp thích hợp.

Tổng kết lại với lỗi số 3 này là: Đừng quá tập trung vào việc tìm kiến từ vựng hay ngữ pháp khủng mà dẫn đến sự ngập ngừng khi nói. 

Vậy là mình đã chia sẻ tất tần tật những kinh nghiệm của mình cho các bạn rồi đấy. Các bạn hãy rút kinh nghiệm khi đi thi nhé

Chúc các bạn thành công!

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng