Làm gì khi bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo

Chào các bạn! Trong khi làm bài thi nói, sẽ có trường hợp bạn gặp khó khăn khi không thể hiểu câu hỏi của giám khảo. Tuy nhiên, bạn không biết phải làm gì để giám khảo có thể nhắc lại câu hỏi đó cho bạn. Chính vì vậy, hôm nay Etrain muốn gửi đến bạn các cách để bạn áp dụng khi không hiểu câu hỏi từ giám khảo.

Khi không hiểu câu hỏi của giám khảo, sẽ có rất nhiều cách để bạn có thể giải quyết thay vì cố gắng trả lời “bừa” mà không biết giám khảo đang muốn hỏi gì. Đây chính là một trong số những điều bạn không nên làm trong Speaking nhé. Trong nội dung bài chia sẻ hôm nay, Etrain sẽ đưa ra 3 cách giúp bạn giải quyết vấn đề khi không hiểu câu hỏi của giám khảo. Với từng cách, mình sẽ chỉ ra các cụm từ được dùng và ví dụ minh họa cho nó để giúp các bạn hiểu rõ hơn về chúng.

1. Yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi

Khi thi bài thi nói, sẽ có nhiều bạn cho rằng mình không được phép đưa ra câu hỏi cho giám khảo, hay nhiều bạn lại không biết cách để yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi 1 cách lịch sự và phù hợp nhất. Tuy nhiên, có những tình huống bạn được phép đặt câu hỏi cho giám khảo và việc yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi chính là một trong số các tình huống đó. Chính vì vậy, mình sẽ liệt kê cho các bạn các cụm từ có thể dùng để yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi, vừa tự nhiên lại vừa mang lại hiệu quả cho bài nói.

a. Yêu cầu bằng cách nào 

Cách số 1 để giải quyết vấn đề chúng ta không hiểu câu hỏi, hay không bắt kịp câu hỏi của giám khảo đó là bạn sẽ cần đến các cụm từ sau đây:

  • I’m sorry, I don’t understand (xin lỗi, tôi không hiểu)
  • I’m sorry, I didn’t quite catch that (xin lỗi, tôi đã không bắt được ý của bạn)
  • Excuse me, I’m not sure what you mean (xin lỗi, tôi không chắc ý bạn là gì)
  • Could you repeat that please? (bạn có thể làm ơn nhắc lại không)
  • Sorry, what was that? (xin lỗi, đó là gì)
  • I beg your pardon (tôi xin lỗi, bạn có thể nhắc lại không)

Trên đây là 6 cụm từ thông dụng giúp bạn có thể yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi. Bạn nên dành thời gian học thật chắc chắn các cụm từ này để có thể sử dụng khi cần thiết.

b. Ví dụ

Khi bạn gặp câu hỏi:

E.g: Are there any occasions when reading at speed is a useful skill?

      Excuse me, I’m not sure what you mean.

Bạn có thể không hiểu câu hỏi này vì giám khảo nói quá nhanh, hoặc giám khảo nối âm trong câu và dẫn đến việc bạn gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa câu hỏi. Vì vậy, bạn cần yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi luôn bằng cách sử dụng cụm “Excuse me, I’m not sure what you mean”. Với cụm từ này, bạn sẽ giúp mình giải quyết được vấn đề không hiểu câu hỏi. Bên cạnh đó nó cũng sẽ tạo cho bạn cảm giác thoải mái hơn khi bạn có thể chủ động tương tác với giám khảo. Vì vậy, còn chần cừ gì mà không học các cụm này để áp dụng ngay khi cần thiết thôi nào!

2. Yêu cầu giám khảo làm rõ nghĩa của câu hỏi

Cách thứ hai mình muốn chia sẻ với các bạn đó là yêu cầu giám khảo làm rõ nghĩa của câu hỏi. Việc bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo có thể xuất phát từ một từ mới mà bạn không biết nghĩa, hoặc nó cũng có thể vì ý của cả câu khiến bạn khó hiểu nghĩa. Chính vì vậy, mình chia ra 2 loại cụm từ/ hay câu bạn có thể dùng tương ứng với 2 trường hợp trên.

a. Yêu cầu bằng cách nào

Khi bạn không hiểu 1 từ mới 

  • What do you mean by (X)? 
  • Sorry but I don’t quite understand the word (X); can you explain it to me?
  • I’m a little confused about the word (X); can you tell me what it means?
  • Sorry, can you explain what (X) means?

X: repeat the word you don’t understand

Khi bạn không hiểu ý của cả một câu

  • Sorry, do you mean (explain what you think the question was)?
  • I’m not sure what you mean. Could you rephrase the question please?

b. Ví dụ

Khi bạn gặp một câu hỏi với một cụm từ mới bạn không biết nghĩa:

E.g1: Are there any occasions when reading at speed is a useful skill?

         I’m sorry but I don’t understand the word “reading at speed”, can you explain it to me?

Với cụm từ “reading at speed”, bạn có thể gặp khó khăn trong việc hiểu nghĩa của nó, vì vậy bạn cần yêu giám khảo làm rõ nghĩa của từ đó qua việc sử dụng cụm từ trên, để bạn có thể trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi.

Ví dụ khác, khi bạn không hiểu ý của cả câu

E.g 2: How has the Internet changed TV viewing habits in your country?

          Sorry, do you mean people watch TV differently now because of the Internet?

Khi bạn không hiểu rõ nghĩa của câu hỏi trên, bạn có thể hỏi lại giám khảo bằng việc đưa ra ý hiểu của mình và hỏi giám khảo xem ý hiểu đó có đúng hay không. 

3. Yêu cầu giám khảo nói to hơn, chậm hơn

Một tình huống không mong muốn trong Speaking mà bạn gặp một giáo viên nói nhỏ hoặc nhanh. Việc bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo có thể bởi vì giám khảo nói quá nhỏ, hay nói quá nhanh. Vì vậy, cách thứ ba bạn có thể sử dụng khi bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo đó là yêu cầu giám khảo nói to hơn, hay nói chậm hơn.

a. Yêu cầu giám khảo bằng cách nào

Có một vài cụm từ các bạn có thể dùng để yêu cầu giám khảo nói to, và chậm hơn như sau:

  • Could you speak louder and slower, please?
  • I’m sorry, but I can’t hear what you just said

b. Ví dụ

E.g: Are there any occasions when reading at speed is a useful skill?

        I’m sorry, but I can’t hear what you just said. Could you speak louder and slower, please?

Đó là ví dụ áp dụng các cụm từ yêu cầu giám khảo nói to và chậm hơn khi giám khảo nói quá nhỏ, hoặn quá nhanh đến nỗi bạn không thể bắt kịp nghĩa của nó. Thật dễ dàng để áp dụng các cụm từ này trong bài thi nói khi bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo phải không nào? Vì vậy, thay vì trả lời “bừa” bạn hãy sử dụng các cụm từ này để chắc chắn giám khảo đang muốn hỏi bạn cái gì nhé!

Có bạn có thể sợ rằng nếu mình yêu cầu giám khảo nhắc lại quá nhiều lần, mình sẽ bị điểm thấp nên bạn chọn cách trả lời bừa. Đúng là việc hỏi lại quá nhiều lần sẽ không tốt, nhưng mình chắc chắn nó còn tốt hơn việc bạn im lặng không trả lời hoặc bạn trả lời mà không đúng ý câu hỏi của giám khảo. Tuy nhiên, có những tình huống bạn không thể hỏi giám khảo, hãy nhớ check và cảnh giác nhé.

Vậy là mình đã chia sẻ với các bạn xong về 3 cách các bạn có thể áp dụng khi bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo. Hy vọng bạn có thể áp dụng chúng thật hiệu quả khi cần thiết. Chúc các bạn học tốt!

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng