Có thể sửa lại lỗi sai của mình khi nói IELTS Speaking không?

Có lẽ câu hỏi “Nếu có lỗi sai trong bài thi IELTS Speaking thì có thể sửa lại không?” luôn là câu hỏi khiến bạn băn khoăn. Có một số người cho rằng lỗi sai trong bài nói là chuyện không thể tránh khỏi, vì vậy cứ việc nói tiếp và lờ các lỗi sai kia thôi. Một số khác lại cho rằng đã sai là phải sửa, trong bài sai 10 lỗi thì sửa 10 lỗi, sai 20 lỗi thì sửa 20 lỗi… Vậy như thế nào mới là đúng đây? Để đấy hay là sửa lại? Bài viết này mình sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nan giải này nhé. Hãy cùng đọc bài nào!

1. Có thể chữa lỗi sai của mình khi nói IELTS Speaking

Đúng như mình đã nói, việc nói sai trong khi nói không hề hiếm gặp. Kể cả những người đã quen giao tiếp tiếng Anh, thậm chí người sống ở nước ngoài hay dân bản ngữ thì cũng không thể nào tránh khỏi việc có lỗi sai khi nói. Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy, hầu như khi nói sai một điều gì đó, họ sẽ sửa ngay lập tức. Tương tự trong IELTS Speaking cũng vậy, hãy sửa lại câu nói của mình nếu bạn phát hiện mình đã nói sai điều gì và muốn correct nó. Các bạn không nên phớt lờ đi những lỗi sai của mình mà hãy sửa lại ngay vì “một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn là im lặng” (Steve Jobs- cựu chủ tịch của Walt Disney Int’l”.

Đối với bài thi IELTS Speaking, còn có những lí do đặc biệt khác nữa khiến bạn nên sửa lỗi sai khi nói. Cùng xem đó là những lí do gì nhé.

a. Tiêu chí Fluency and Coherence cho phép bạn tự sửa lỗi

Trong tiêu chí về Độ trôi chảy và mạch lạc, có đề cập đến việc tự sửa lỗi sai như sau:

Đối với band điểm 9: Speak fluently with only rare repetition or self-correction (Nói năng trôi chảy và hiếm khi lặp lại hay sửa lỗi)

Đối với band điểm 8: Speak fluently with only occasional repetition or self-correction (Nói năng trôi chảy và thỉnh thoảng lặp lại hay sửa lỗi)

Như các bạn thấy đấy, ở các band điểm cao như điểm 8 hay điểm 9, tự sửa lỗi bản thân sẽ là một tiêu chí được cho phép để giám khảo đánh giá trình độ nói của từng thí sinh. Việc sửa lỗi không hề làm bạn mất điểm mà có khi lại giúp bạn cứu vãn cả bài nói và gây ấn tượng với giám khảo hơn đó. Dù như vậy, vễ tốt nhất vẫn là giảm số lượng lỗi sai chứ không phải cố tình mắc lỗi rồi sửa bạn nhé.

b. Chủ động kiểm soát bài nói

Bên cạnh đó, việc sửa lỗi sai cũng giúp bạn chủ động kiểm soát lời nói tốt hơn. Nhiều khi nói chuyện bằng tiếng Việt, chúng ta còn nói nhầm mà nhỉ, vậy nên các bạn đừng có sợ! Có thể bạn nói nhanh quá hoặc nhầm lẫn giữa các từ, hãy bình tĩnh sửa lại. Điều này sẽ cho giám khảo thấy bạn đang Ý THỨC được mình nói gì và CHỦ ĐỘNG KIỂM SOÁT được bài thi của mình (và đương nhiên còn chứng minh là bạn biết từ đúng và chỉ nói nhầm thôi, chứ không phải bạn không biết từ đó). Vậy nên mới nói “Không sợ sai, chỉ sợ không biết mình sai ở đâu”.

2. Khi nào thì nên tự sửa lỗi sai trong bài nói?

Vậy có phải lúc nào cũng nên sửa lỗi sai hay không? Không đâu các bạn nhé. Sửa lỗi sai ở đâu cũng cần phải có bí quyết cả đấy. 

Những trường hợp bạn không nên sửa sai đó là:

Khi thông tin bạn đưa ra là thông tin không cần kiểm chứng: Trong bài thi nói, có đôi khi bạn sẽ đưa ra các thông tin kiểu “There are five members in my family”, trong khi thực tế nhà bạn chỉ có 4 người thì cũng không cần phải dừng lại và sửa lai thành 4 người đâu bạn nhé. Những thông tin đó mang tính cá nhân cao, lại không phải số liệu, dữ liệu nên không cần đến độ chính xác cao. Sẽ chẳng ảnh hưởng gì nếu bạn tiếp tục bài nói của mình vì chúng ta thậm chí có thể “bịa” chuyện trong bài nói mà.

Khi các lỗi sai chỉ là lỗi sai nhỏ nhặt: Ví dụ như khi bạn nói: “I want to buy a umbrella” thay vì “an umbrella”. Những lỗi sai nhỏ kiểu này thì bạn cũng có thể được châm trước nên đừng lo lắng nếu có nói sai một vài lỗi nho nhỏ nhé.

Những trường hợp bạn nên sửa sai đó là:

Khi nói lan man: Đây là một lỗi cực kỳ nguy hiểm, vì thường khi sử dụng ngôn ngữ thứ 2, người nói sẽ không có nhiều ý thức về nội dung mình đang nói. Khi tiếp nhận một câu trả lời lạc đề, lan man, examiner cũng sẽ cho là bạn không hiểu câu hỏi, và trừ điểm rất nặng. Vì vậy, khi phát hiện ra mình đang nói quá lan man hoặc sắp đi lạc đề, hãy ngay lập tức khéo léo sửa lại bài nói cho đúng hướng và trả lời trực tiếp tới câu hỏi nhé. 

Khi sử dụng cấu trúc ngữ pháp quá phức tạp hoặc sử dụng sai cấu trúc ngữ pháp: Trong bài nói khó tránh khỏi việc sử dụng sai ngữ pháp. Chẳng hạn như với một câu đơn giản nhưng bạn lại sử dụng ngữ pháp quá phức tạp như “Up in the air went the little bird” (sử dụng đảo ngữ khá khó hiểu) thì nên sửa lại “The little bird went up in the air” nhé.

Sai từ vựng, phát âm: Sai về từ vựng và phát âm cũng là hai lỗi cần được sửa lại trong bài nói của chúng ta. Nếu sai về phát âm và từ vựng mà không sửa lại thì ai có thể hiểu được chúng ta nói gì cơ chứ nhỉ.

– Sai thì: Đây có thể nói là lỗi mà không chỉ người Việt Nam mà đến người bản xứ cũng rất hay nhầm. Do trong tiếng Việt động từ không được chia thì mà mình chỉ sử dụng những phó từ như “đã, sẽ…” để thể hiện hành động xảy ra tại thời điểm nào. Nhưng trong tiếng Anh, ngoài việc phải thêm những trợ động từ thích hợp (will, do, have), ta còn phải chia động từ (nguyên thể, quá khứ, phân từ 1, phân từ 2). Chính vì lẽ đó, nhiều người không kiểm soát được tất cả mọi thứ cùng một lúc và trả lời theo thói quen. Câu trả lời của họ lúc nào cũng sẽ là hiện tại đơn. Nếu sai thì thì chúng ta nên chủ động sửa lại ngay từ đầu để tránh sai tiếp về sau nhưng nguyên tắc đơn giản nhất về việc phối hợp thì khi nói đó chính là “câu hỏi dùng thì gì, bạn sẽ đưa ra câu trả lời thì đó”.

3. Sửa lỗi sai như thế nào?

Nếu có lỡ nói sai các bạn đã biết cách sửa lại cho thật tự nhiên chưa? Hãy dùng các cụm từ như: I mean, What I said was, In other words, Oh sorry what I mean is…và cung cấp thông tin đúng ở phía sau bạn nhé. Ví dụ như: 

  • ‘I has visited…sorry, I mean..I have visited Italy last year and it was a wonderful.. ’. (chia động từ sai)
  • I think that listening to music is a favourite pastime of people at all ages. Listening to music can help people relax and touch their hearts, slow the pace of life as well as nurture their soul. In other words, I love listening to music. (nói rườm rà)
  • I would like to talk about one of my close friend who I have been living with for more than three years. She is my classmate too, and we are now studying together in HN medical university. He shares many… oh I mean she shares many hobbies with me such as watching TV or listening to music. (sai thì)

Nhưng dù sao thì chúng ta cũng nên tránh sai sót nhất có thể nhé. Chứ đừng nghĩ là có thể sửa sai nên sai nhiều cũng được, sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả đấy. Ngoài ra, hãy cùng check một số những lưu ý trong phòng thi Speaking ngoài việc tự sửa lỗi nhé: 

  • Bạn có được chuyển câu hỏi khác?
  • Bạn có được đặt câu hỏi với cho giám khảo?
  • Bạn sẽ chào giám khảo như thế nào?

Vậy là mình đã chia sẻ xong với các bạn rồi đấy. Khúc mắc của các bạn đã được gỡ bỏ chưa nào? Hãy xem thêm các bài viết hữu ích khác tại IELTS Thanh Loan nữa nhé. Cám ơn các bạn rất nhiều!

Chúc các bạn thành công!

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng