Có thể đưa ra Negative Answer trong IELTS Speaking không?

Có rất ít những thí sinh thi IELTS, cụ thể hơn là IELTS Speaking có thói quen đưa ra các câu Negative Answer trong bài nói của mình. Giải thích cho tình trạng này cũng có rất nhiều lí do, chẳng hạn như vì sợ đưa ra câu trả lời mang tính chất phản đối thì sẽ bị trừ điểm hoặc vì nghĩ trả lời theo hướng Positive lúc nào cũng an toàn hơn, hay hơn. Vô hình chung, Negative Answer vô tình bị đưa vào “danh sách đen” và rất ít người quan tâm tới nó. Vậy hôm nay các bạn thử thay đổi suy nghĩ và sử dụng nó cho câu trả lời thì sao nhỉ?

Hãy đọc bài viết của mình để xem liệu Negative Answer có nên là một sự lựa cho chúng ta trong bài thi IELTS Speaking không nhé.

Cám ơn các bạn rất nhiều!

1. Đưa Negative Answer là hoàn toàn có thể trong bài IELTS Speaking

Mối băn khoăn về Negative Answer trong IELTS Speaking có vẻ như vẫn là một màn sương mờ ảo với nhiều bạn. Có thể thậm chí khi bạn đang đọc bài này, bạn còn chưa thực sử hiểu về Negative Answer. 

Negative Answer là việc bạn đưa ra câu trả lời phủ định với nội dung câu hỏi nhắc. Ví dụ câu hỏi hỏi bạn có thích xem phim không, thay bằng  việc trả lời rằng bạn thích, bạn hoàn toàn có thể đưa ra các hướng trả lời khác như: Tôi không thích/ Phải tùy vào loại phim đó là gì, tôi chỉ thích xem phim lãng mạng nhưng rất ghét xem phim hành động … 

Nhiều bạn ngần ngại đưa ra câu trả lời phủ định vì như trong đời sống của chúng ta, bạn có thích bị người khác phủ định ý kiến của mình không? Không đúng không nào. Chính vì vậy nhiều bạn nghĩ rằng khi mình đưa ra câu trả lời mang tính phủ định, giám khảo sẽ cảm thấy “buồn/ khó chịu/ cảm thấy bị tổn thương”. Không đâu!!! Giám khảo không quan trọng xem bạn có đưa ra câu trả lời hợp ý họ hay không, mà chỉ quan tâm: 

  • Nội dung câu trả lời có liên quan với câu hỏi hay không 
  • Thông tin trong câu trả lời có tính mạch lạc, liên kết hay không 

Vậy nên, hãy thoải mái nói bất kì điều gì bạn muốn dù đó là câu trả lời negative answers nhé.

2. Khi nào thì có thể đưa ra Negative answer trong bài thi IELT Speaking?

Vậy khi nào thì chúng ta có thể đưa ra Negative Answer hay là cứ thoải mái đưa ra câu trả lời kiểu tiêu cực như thế lúc nào cũng được?

Thực ra thì muốn đưa ra câu trả lời như thế nào thì tất nhiên là tùy ý của các bạn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình, việc gì làm ngẫu nhiên, tùy hứng thì tỉ lệ thành công sẽ vô cùng ít mà chủ yếu chỉ dựa vào may mắn. Vả lại lúc đi thi liệu  rằng bạn có luôn may mắn không? Vậy nên IELTS Speaking cũng vậy, muốn được điểm cao cũng cần phải có bí kíp cả đó. Đưa ra câu trả lời theo hướng Negative thì cũng cần tuân theo một số “quy tắc ngầm” cả.

a. Khi bạn không đủ kiến thức, từ vựng và ý tưởng về chủ đề được hỏi

Quy tắc đầu tiên mình muốn nói đến chính là “Khi bạn không có đủ kiến thức, từ vựng về chủ đề được hỏi”. Đây là một cách dùng để “cứu nguy” nếu câu hỏi thực sự làm bạn lúng túng chưa biết nên nói như thế nào và cũng chưa nghĩ ra được nên nói như thế. Trong tình huống đó, thay bằng việc im lặng – mất đi sự trôi chảy trong bài nói của mình – bạn hãy thú thật bằng cách đưa ra câu trả lời negative answers nhé.

Thay vì cứ ậm ừ câu được câu không, rồi thì nội dung trống rỗng, nhạt tuếch chẳng có gì thì tại sao lại không lái nó sang một hướng khác nhỉ?. Đó cũng là một cách đưa ra câu trả lời thông minh đó chứ. Mình không thích thì mình bảo là không thích thôi, không ai đánh giá bạn nếu như hỏi “Bạn có thích nước Mĩ không?” mà bạn phũ phàng “Không, tôi chả thích… Tôi thấy…Bởi vì…” cả đâu.

Tuy nhiên, có một điều bất khả kháng bạn nên nhớ đó là luôn phải giải thích rõ tại sao mình không thích hoặc không quan tâm đến chủ đề đó nhé. Đừng bao giờ chỉ nói “No, I am interested in it” rồi bỏ lửng đó nhé. Câu trả lời nào cũng thế, phải được cung cấp với độ dài thích hợp với từng phần nhé.

b. Khi bạn thực sự không yêu thích chủ đề được hỏi

Làm thế nào thi bạn rất ghét sports nhưng giám khảo lại hỏi bạn “Do you like playing sport?”. Ví dụ như bạn nói có, em thích sport lắm và câu hỏi tiếp theo từ giám khảo sẽ là “Who is your sport idol?” Thôi xong, ghét sports nên bạn có bao giờ xem hay biết đến sport stars nào đâu mà đưa tên vào đây. Vậy nên, bạn hoàn toàn được phép “bịa” câu trả lời trong Speaking, như việc bịa đó đôi khi lại đưa ra những tình hướng dở khóc dở cười nhỉ.

Có những thứ thực sự bạn chẳng thích thú với topic giám khảo hỏi, thế thì cứ nói thật thôi. Bạn chẳng cần căng não ra để bịa một câu chuyện nào đó cả, chỉ cần nói thật thôi thì bạn sẽ có thể nói tự nhiên và không bị ngập ngừng.

3. Vậy nên đưa ra Negative Answer như thế nào cho hợp lí?

Để đưa ra Negative Answer làm sao cho thật hợp lí, mình nghĩ các bạn cứ áp dụng như cách đưa ra Positive Answer là ổn rồi. Tức là bạn sẽ có 3 cách phát triển câu trả lời như sau:

  • Dựa trên Wh-questions 
  • Dựa trên mô hình Opinion – Explain – Example 
  • Dựa trên mô hình Firsly – Secondly – Thirdly  

Ví dụ như đối với câu hỏi “Do you like people taking photos of you?” khi đưa ra câu trả lời mang nghĩa phủ định, các bạn cũng cần có các ý khác để bổ sung thêm cho câu trả lời “NO” như lí do tại sao mình lại không thích, đưa ra một vài ví dụ…

Nếu là mình, câu trả lời theo kiểu Negative cho câu hỏi trên sẽ là như thế này đây: 

No, I prefer not to be in photos. I always feel awkward when someone asks me to smile for the camera. I still remember, for example, when I graduated at high school, I had only one photo for all day long while my friends took thousands of pictures. To sum up, I don’t think I’m very photogenic.”

Một số ví dụ nữa các bạn có thể tham khảo nhé:

Do you think children should study History at school?

=> I think History is not an essential subject for children because knowledge and events shared in history books all belong to the past, and in fact it doesn’t bring any benefits for our life. For this reason, instead of looking back the history by forcing students to learn about it, we should emphasize on teaching them about present and future. 

What kind of music did you listen to when you were young?

=> Actually I cann’t remember what I listened to because I have a memory like a sieve. Maybe some traditional songs such as lullaby but I didn’t take much notice of it.

Như vậy là mình đã chia sẻ xong với các bạn chủ đề của bài viết này rồi đó. Các bạn đã có thêm cho mình một tip nữa để ứng phó với “quái vật” Speaking rồi đó. Chúc các bạn “phá đảo” IELTS thành công nhé!

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng