9 tips giúp bạn về đích tốt nhất trong IELTS Speaking part 3

Chắc hẳn không ít các bạn trong số chúng ta đau đầu vì “quái vật” mang tên IELTS Speaking đặc biệt là IELTS Speaking part 3 nhỉ. Làm sao để đạt điểm cao? Làm sao để nói thật trôi chảy? Làm sao để thể hiện cho tốt?… Vô vàn các câu hỏi mà các bạn đang băn khoăn đúng không? Hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn bài tổng hợp “10 tips giúp bạn về đích tốt nhất trong IELTS Speaking part 3” để chúng mình thêm tự tin nhé . Bài viết gồm những tips vô cùng hữu ích đối với việc học IELTS Speaking đã được tổng hợp lại và phân tích kĩ càng. Các bạn cùng đọc bài nhé.

Cám ơn các bạn rất nhiều!

1. Luyện tập khả năng support, mở rộng ý để kéo dài câu trả lời 

Gợi ý đầu tiên dành cho các bạn chính là hãy luyện tập khả năng support, mở rộng ý để kéo dài câu trả lời của mình ra nhé. Hay nói cách khác, các bạn hãy lưu ý đưa ra những câu trả lời có nhiều khía cạnh nha. Ở phần IELTS Speaking part 3 này, giám khảo sẽ kiểm tra khả năng phân tích, nhận định, đánh giá  và tư duy logic của thí sinh trong các vấn đề thực tiễn mang tính xã hội cao. Vậy nên để được giám khảo đánh giá cao bạn nhất thiết phải thể hiện được những hiểu biết, quan điểm, đánh giá đó bằng một câu trả lời đề cập được đến nhiều mặt của vấn đề. Đơn giản hóa hơn, bị chỉ nên bố cục bài nói theo các cách như sau: 

  • Phát triển câu trả lời theo cấu trúc Opinion – Explain – Example 
  • Phát triển câu trả lời theo cấu trúc Firstly – Secondly 
  • Phát triển câu trả lời theo các Wh-question 
  • Phát triển câu trả lời theo cấu trúc Opinion – Explain – Example – Concession 

Chẳng hạn như nếu bạn được hỏi : “What are the effects of traffic jam?” thì chúng ta cũng đừng chỉ đơn giản đưa ra các hậu quả của nó thôi mà hãy liên hệ sâu xa một chút, có thể đưa ra một vài nguyên nhân, một số hướng giải quyết, đưa ra lời giải thích hoặc ví dụ chứng minh. Tất nhiên, những cái không liên quan trực tiếp đến câu hỏi thì khi đề cập đến các bạn không nên nói sâu về nó quá không lại bị lạc hướng đi nhé. Nhớ rằng những cái đưa ra phải nhằm mục đích bổ sung cho ý chính, “nâng” ý chính lên chứ không phải là “dìm” nó xuống!

Ví dụ mình có thể đưa ra câu trả lời như sau:

  • What are the effects of traffic jam?
  • (Câu topic sentence) Traffic congestion can trigger many problems. (Main idea số 1) Firstly, people waste time travelling when they have to commute at an extremely low speed.  Some adults can be late at work while students cannot go to school on time even when they depart earlier. (Main idea số 2) Secondly, it is also the main reason for accidents because some impatient motorists cannot wait and ride carelessly. 

2. Đừng nên lặp lại những gì ở part 2

Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải lưu ý đến nội dung phần nói ở part 3 của mình một chút nếu như không muốn bị điểm thấp nhé. Nhiều bạn hay có suy nghĩ chủ đề ở IELTS Speaking part 3 có liên quan tới IELTS Speaking part 2 vậy nên có thể tận dụng những gì đã nói ở part 2 để nhắc lại. Nhưng không phải thế đâu các bạn nhé, suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm đó! 

Vậy tại sao lại nói chúng ta không nên lặp lại những gì đã nói ở part 2? Rất đơn giản thôi các bạn ạ, bởi vì part 2 có liên quan nhiều đến kinh nghiệm, trải nghiệm bản thân trong khi part 3 lại đòi hỏi chúng mình mở rộng kiến thức và đưa ra thông tin có chiều sâu hơn nữa nên thực tế sự liên quan giữa hai part này chỉ dừng lại ở việc cùng topic thôi. Vậy nên, lặp lại thông tin cung cấp trong part 2 đồng nghĩa với việc bạn là người khá kém về mặt ý tưởng. 

Thứ 2 nữa, lặp lại ý tưởng sẽ thường đồng nghĩa với việc lặp lại từ vựng trong bài nói. Không phải ai cũng mạnh về mặt từ vựng để có thể diễn đạt 1 ý 2 lần mà hoàn toàn không lặp lại từ vựng nào. Chính vì vậy, dù ít dù nhiều bạn sẽ vẫn bị trùng từ vựng giữa part 2 và part 3 nếu bạn nhắc lại ý tưởng.

Ở phần số 2 này, mình sẽ đưa ra ví dụ của một câu  hỏi trong phần part 2 và một vài câu hỏi trong phần part 3, bạn hãy cùng ý chú đến ý tưởng mình đưa ra thực sự gần như không trùng lặp nhé!

Ví dụ part 2: 

Describe a couple you know who have a happy marriage. 

You should say: 

  • Who they are 
  • How you know them 
  • What they usually do together 
  • And how you feel about their marriage

To talk about a couple with a rewarding marriage, I would like to share with you my impression with the relationship between my brother and sister-in-law. They have fallen in love since they were both students and together overcome many ups and downs in their student life. About 4 years ago, they decided to tie the knot and now, they have a son and a daughter. 

I always admire their relationship because most of the time, they live in harmony with each other. You know, sometimes when their relationship is on the rocks, instead of treating the other in an impolite way, my brother and sister in law always try not to lose their temper. They will listen to their partner’s opinion and ask for advice from other relatives so that they can see eyes to eyes in as many aspects as possible. 

Furthermore, I see that the stability in their relationship is also because they have gained a lot mutual understanding during their six-year love. For this reason, I know each other inside out and can even guess the other’s desire, intension …. 

I really wish that in the future, I can also find a boy who can make my world go round like the way my brother and sister in law did.

Ví dụ part 3: 

  • Examiner: If you are 35 years old without marriage, do you still waiting for you true love? Why? 
  • Candidate: Of course I will still wait for my true love to come. I think marriage is a milestone in a woman’s life that decides whether the latter half of your life will be rewarding or not. For this reason, even when I was at that age, I won’t tie the knot with a person that I don’t love and doesn’t understand me. If I did like this, I would put an end to my freedom and happiness. Even when I cannot find a long-life partner, I will live alone 😀 
  • Examiner: Who will pay for the wedding cost? man or woman or both? Why? 
  • Candidate: I have never thought of this question before because simply I am still single. But I think both males and females should share the cost of their wedding. Firstly, now we require gender equality, so it means that men and women take equal responsibility in all aspects, including wedding organsiation. They can give their opinions about how their wedding will be organized, where it takes place… and also contribute financially. Secondly, by sharing the same duty like this, they can understand each other more, which is a crucial factor to have a happy marriage. 

Bạn thấy đấy, dù tiếp tục nói về topic marriage nhưng mình đã mang đến cho bài nói part 3 những ý tưởng mới cũng như những từ vựng mới. Đó cũng chính là điều bạn cần làm để vượt qua part 3 tốt nhất.

3. Hãy sử dụng những lối diễn đạt tự nhiên

Hãy học cách để diễn đạt sao cho tự nhiên cũng là một điều mà các bạn nên làm để có một bài thi nói tốt hơn. Các bạn nên nhớ đây là phần thi nói chứ không phải thi viết, do đó chúng ta không cần sử dụng ngôn ngữ quá trang trọng khi nói mà hãy nói sao cho thật tự nhiên, trôi chảy là được. Học tập người bản xứ sử dụng các từ, các câu, các idioms, cách nói rút gọn  khi nói chính là một cách để làm bài nói của chúng mình không bị gượng đấy. Ví dụ như 

  • Các từ hay được sử dụng nhiều trong văn nói của người bản xứ như từ “quite”, “really”, “seriously”
  • Các cụm từ nói thường dùng như I guess or I suppose
  • Idioms: Ví dụ: The math test was a piece of cake for John (Đối với John bài kiểm tra toán đó là quá dễ).

Tuy nhiên cách tốt nhất để chúng ta học và luyện tập nói tự nhiên trước tiên phải là chịu khó nghe và bắt chước người bản xứ nói như thế nào đã. Khi đã nghe quen, tự nhiên chúng ta sẽ hình thành một phản xạ bắt chước theo khá chuẩn. Các bạn có thể tìm các nguồn nghe người bản xứ nói tự nhiên và bắt chước theo phương pháp SHADOWING chẳng hạn. 

Để bắt chước sự tự nhiên thì bạn nên chọn một số source chuyên để luyện nói trong context hằng ngày, ví dụ như xem một số bộ phim hài như Friends, Extra …. Chắc chắn sau một thời gian bạn sẽ học được nhiều cách diễn đạt văn nói và tăng tính tự nhiên, hấp dẫn trong bài nói của mình.

4. Cá nhân hóa bài nói

Một lưu ý quan trọng nữa dành cho các bạn đó là hãy tạo dấu ấn cho bài nói của mình. Điều gì làm bài nói của bạn khác biệt so với hàng nghìn bài nói khác? Đó chính là cách mà bạn thể hiện bài nói mang màu sắc riêng của mình đó. Một bài nói không thể lẫn vào đâu thì hiển nhiên sẽ luôn được chú ý hơn so với việc bạn sản xuất những ideas mang tính hàng loạt rồi. Bạn không hề bị trừ điểm nếu như bài nói của mình không giống với cách trả lời chung của hầu hết mọi người đâu. Theo ý kiến của nhiều giám khảo thì họ rất ghét việc phải nghe những câu trả lời theo kiểu dập khuôn hay học thuộc lòng hoặc copy từ nguồn nào đó nguồn nào đó. Việc nói những gì mình biết hay mình nghĩ theo cách của mình sẽ khiến cho câu trả lời tự nhiên và gây được ấn tượng hơn với giám khảo.

Nhiều bạn có thể suy nghĩ rằng “chắc giám khảo không biết mình học thuộc đâu”. Bạn có thể đang hoàn toàn sai đó, vì chỉ cần nhìn vào sự chênh lệch giữa 3 parts của bạn trong bài nói và cách bạn nói mà không hề có cảm xúc nào, giám khảo sẽ phát hiện ngay đối tượng nào đã học thuộc lòng và đối tượng nào đang trả lời theo đúng khả năng tự nhiên của mình. Vậy nên, hãy nâng cao sự cá nhân hóa của mình trong bài nói part 3, làm mình khác với những người khác bạn nhé.

5. Hãy suy nghĩ về dạng câu hỏi mà giám khảo hỏi đến

Khi thi IELTS Speaking nói chung cũng như Speaking part 3 nói riêng các bạn hãy luôn chú ý tới dạng câu hỏi mà giám khảo hỏi mình để có thể đưa ra hướng trả lời đúng đắn nhất nhé. Có 7 dạng câu hỏi thường gặp trong IELTS Speaking part 3 đó là:

  • Dạng 1: Speaker’s opinions
    Ví dụ: What are some of the measures to reduce water pollution?
  • Dạng 2: Evaluate others’ ideas
    Ví dụ: Some people believe that animals have feeling. Do you agree or disagree?
  • Dạng 3: Predict about the future
    Ví dụ: How will the rise of robots affect employment?
  • Dạng 4: Causes and Effects
    Ví dụ: How does advertising influence what people choose to buy?
  • Dạng 5: Câu hỏi hypothetically
    Ví dụ: If you could choose your gender, which would you choose?
  • Dạng 6: Compare and contrast
    Ví dụ: Should children begin to learn a second language at primary school or secondary school?
  • Dạng 7: Past – How has ST changed
    Ví dụ: How has fashion trend changed in your country over the past few decades?

Mỗi dạng sẽ có những yêu cầu và cách trả lời hoàn toàn khác nhau. Về cách trả lời cho từng dạng câu hỏi này mình sẽ viết bài cụ thể, các bạn nhớ đọc để tìm thấy những từ, cụm từ và cách chuẩn bị câu trả lời tương ứng với từng dạng câu hỏi. Việc predict trước các dạng câu hỏi này sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu được yêu cầu của câu hỏi hơn, trả lời đúng trọng tâm và quan trọng hơn là phản ứng nhanh hơn nữa.

6. Hãy luôn đưa ra câu trả lời

Trong bài thi không chỉ có trường hợp bạn trả lời trôi chảy hết tất cả các câu trả lời mà chắc chắn sẽ có những câu hỏi khó đến mức bạn không biết trả lời như thế nào hay trả lời thế nào cho đúng, cho hay. Đừng lo nhé, bởi tình trạng đấy cũng là bình thường thôi, không chỉ có chúng ta mà ngay cả người bản xứ khi gặp những câu hỏi bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị cũng sẽ rơi vào tình trạng này. Việc quan trọng mà bạn cần làm trong trường hợp này chính là đừng bỏ qua không trả lời. Hãy cố gắng suy nghĩ và trả lời bởi vì nếu bạn không có suy nghĩ này bạn sẽ chẳng bao giờ đẩy bản thân mình tới giới hạn và khám phá ra những khả năng tiềm ẩn kì diệu trong con trong người mình đâu.

Ít nhất thì cũng hãy đưa ra cho giám khảo một lí do tại sao chúng ta không thể trả lời câu hỏi chứ đừng lặng im. Bạn có biết rằng đưa ra lí do tại sao mình không thể trả lời là một cách đối phó cực kì hữu hiệu trong tình huông này không?

Đơn giản chỉ cần nói “Tôi thực sự không chắc chắn về câu hỏi này, nhưng nếu phải trả lời, tôi sẽ nói …” (I’m really not sure about this question, but if I had to answer, I would say). Examiner sẽ happy hơn nhiều khi bạn đã cố gắng trả lời, thay vì chỉ nói rằng “I don’t know” hoặc im lặng nhìn họ một cách bối rối.

Bạn cũng có thể dành thời gian để suy nghĩ về câu hỏi bằng cách nói rằng “Đó là một câu hỏi khó, hãy cho tôi một giây để suy nghĩ về điều đó.” (That a difficult question, just give me a second to think about that). Hoặc “Thành thật mà nói tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó, hãy cho tôi một chút thời gian.” (I’ve never thought about that, to be honest, give me a moment.)  Tuy nhiên, không làm điều này cho mọi câu hỏi, chỉ những điều bạn cần phải suy nghĩ về.

Như vậy tóm lại là bạn đừng bỏ qua câu hỏi nào trong part 3, thay vào đó bạn cần làm gì khi bí ý tưởng? Hãy:

  • Thú nhận mình không có nhiều kiến thức về topic được hỏi 
  • Giải thích lý do vì sao topic này không phải điểm mạnh của mình 
  • Kéo dài thời gian suy nghĩ
  • Cố gắng đưa ra câu trả lời 

7. Thoải mái, tự tin trong giao tiếp

Hãy nâng cao sự tự tin khi bước vào phòng thi Speaking. Có thể chúng ta sẽ cảm thấy hồi hộp, lo lắng khi đối diện với giám khảo trong phần thi Speaking, nhưng các bạn hãy cố gắng đừng để cho cảm giác đó lấn át mình, làm ảnh hưởng đến phần thi của mình. Hãy giữ bình tĩnh, nếu cần thì hãy hít một hơi thật sâu và thở nhẹ, hãy coi như mình đang ở trong một cuộc hội thoại thông thường với một người bạn, người anh. Hãy tự nhủ là mình đã dành rất nhiều thời gian ôn luyện rồi, mình đã chuẩn bị rất tốt rồi, nên bây giờ mình sẽ phải thoải mái với các câu hỏi của giám khảo. Khi cảm giác hồi hộp bị lấn át chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn và có thể nắm bắt được câu hỏi rõ ràng hơn và các bạn cũng sẽ có được những câu trả lời rõ ràng mạch lạc trôi chảy hơn.

Lúc này không phải là lúc chúng ta chú tâm đến việc lo lắng, hồi hộp mà hãy giành sức lực ấy chú ý lắng nghe câu hỏi để nắm bắt được chính xác ý giám khảo muốn hỏi và hãy trả lời các câu hỏi một cách tự nhiên. Việc đưa ra câu trả lời trong cuộc hội thoại một cách cởi mở sẽ giúp chúng mình và giám khảo có được không khí thoải mái, và chúng ta sẽ trả lời câu hỏi tự nhiên hơn đấy.

8. Hãy chú ý tới eye-contact

Lúc gặp giám khảo chúng ta phải thật sự tự tin bởi nếu cứ lo lắng, nhìn lên sàn nhà hay nhìn xuống chân, nhìn đi hướng khác sẽ tỏ ra cho giám khảo thấy rằng bạn chẳng hề tự tin một chút nào cả và đang thực sự vô cùng bối rối, lo sợ. Thay vào đó, hãy duy trì eye-contact và body language trong suốt quá trình nói. 

Thần thái phải thế nào đây? Sang chảnh như một ngôi sao hay ấm áp thân thiện như các vị lãnh đạo cấp cao? . Thực ra chẳng cần đến thế đâu các bạn ạ. Các bạn cứ “make yourself at home”, khi chúng ta thấy thoải mái thì tự khắc sẽ tự tin. Trong cuộc hội thoại thông thường, nếu chúng ta nhìn vào người đối diện và thỉnh thoảng nhìn vào mắt họ khi nói sẽ chứng tỏ rằng chúng ta là người tự tin và chủ động đấy. Trong IELTS Speaking cũng vậy, nếu thí sinh không dám nhìn vào giám khảo khi nói, họ chắc chắn sẽ nhận ra sự thiếu tự tin của chúng ta và dĩ nhiên sẽ đánh giá thấp bài nói của chúng ta rồi. Khi không tạo được cảm giác cởi mở và thoải mái với giám khảo thì việc tạo ấn tượng tốt với họ là hoàn toàn không thể đâu các bạn nhé.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nếu biết cách tận dụng “cửa ngõ giao tiếp” này đúng cách thì hiệu quả bài nói của bạn sẽ tăng lên theo cấp số nhân đấy.

9. Hãy thường xuyên luyện tập ở nhà

Lưu ý cuối cùng cho các bạn chính là phải luyện tập chăm chỉ. Hãy luyện tập nói tiếng Anh ngay bây giờ, đừng chờ đến gần ngày thi các bạn nhé. Trong 4 tiêu chí chấm điểm Speaking, tiêu chí fluency không thể tự nhiên mà có được, nó chỉ có khi chúng ta luyện tập và sử dụng hàng ngày. Khác với học ngữ pháp, học đọc, học viết, việc nói tốt cũng giống như trở thành vận động viên giỏi. Có nghĩa là không thể chỉ dùng tư duy suy nghĩ là có thể giỏi được mà chúng ta chỉ có thể thành công sau quá trình luyện tập miệt mài liên tục. “Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, chẳng ai có thể vừa học đã giỏi, đã thành thạo ngay. Do đó, đừng chần chừ gì nữa, các bạn hãy cố gắng kiếm ngay cho mình partner để sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày, hoặc/và hãy thực hiện một vài bài nói mỗi ngày với chủ đề về bất cứ thứ gì trong cuộc sống nhé. Trong tình huống không có partner, bạn hãy tự luyện tập và ghi âm câu trả lời của mình rồi sửa những lỗi sai mà mình mắc phải nhé.

Vậy là gần như đã ổn để các bạn có thể đi thi rồi đó . Bài này đọc hơi dài một chút nhỉ, lại còn nhiều lưu ý nữa chứ. Nhưng mà mỗi lưu ý chính là một bài học nhỏ cho chúng mình để không mắc phải những lỗi sai ngớ ngẩn đó. Mau mau lấy sổ tay ra và ghi chép lại nhanh nào!

Nếu có bất kì thắc mắc gì thì các bạn đừng ngần ngại comment ngay bên dưới để được giải đáp ngay nhé.

Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục IELTS nhé!

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng