Mỗi thí sinh khi đi thi đều mong muốn mình sẽ có 1 phần trình bày tốt và đạt điểm cao. Tuy nhiên, để có được số điểm như mong muốn thì sự chuẩn bị tốt là vô cùng cần thiết. Dưới đây là 1 vài tips nhỏ để bạn có tâm lý vững vàng hơn khi phải đối mặt với kỳ thi quan trọng này.
Tip #1: Đừng đưa ra câu trả lời quá ngắn hoặc quá dài
Nếu câu trả lời của bạn ngắn thì tất nhiên, bạn sẽ không thể thuyết phục được giám khảo về vấn đề bạn đang thảo luận, bạn chưa nêu đủ lý do, lợi ích, tác hại…..như đề bài yêu cầu hơn thế nữa lại càng không phô ra khả năng nói Tiếng Anh của mình. Trong trường hợp đó, kể cả bạn có một phong cách nói tự nhiên, phát âm chuẩn đến đâu thì điểm của bạn cũng sẽ bị giới hạn.
Còn nếu bạn đưa ra câu trả lời quá dài, giám khảo sẽ có thể ngắt lời bạn trong khi đang nói, và bạn chưa diễn đạt hết được điều muốn truyền tải, bên cạnh đó với những bạn rụt dè thì còn có thể còn bị “khủng hoảng” tâm lý ngay trong lúc thi khi thấy mình bị stop “bất lịch sự” như vậy.. Điều đó rất nguy hiểm. Bạn không thể trách giám khảo vì họ phải đảm bảo tuân thủ thời gian để chắc chắn họ đang đi đúng lộ trình kiểm tra thí sinh.
Vậy nên, giải pháp ở đây là:
- Thứ 1: Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng thời gian và độ dài thích hợp cho từng phần nói, tập làm quen với đồng hồ với những phần bị giới hạn thời gian nói. Ví dụ khi bạn nói part 2 trong IELTS Speaking, hãy tập nói làm sao trong vòng 2 phút, hơn hoặc kém vài giây là cùng, bạn đã có thể hoàn thành xong bài nói rồi. Tập thói quen nói với đồng hồ giúp bạn kiểm soát lượng thông tin của mình rất hữu ích.
- Thứ 2 là bạn phải theo 1 hướng logic để lúc nói bạn chỉ cần bám vào đó là đã có thể “chém” bất kì chủ đề nào, không lo bài nói bị quá ngắn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết 5 Cách Đơn Giản Để Nói Mạch Lạc trong IELTS Speaking để hiểu rõ hơn lời khuyên này.
Tip #2: Tập trung vào chủ đề
Điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực chất nhiều bạn rất hay mắc phải. Khi giám khảo đặt ra câu hỏi, hãy cố gắng lắng nghe, bình tĩnh trong vài giây để kịp định hình nội dung nói và bắt đầu triển khai ý, tránh “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Sau đây là VD minh họa:
Q: Can you give me some benefits of having a close friend?
A: Actually, I have a close friend named Ngoc. She is beautiful, charming and loveable. She is my best friend ever and she helps me with not only homework but also sharing burdens and pressure at school and so on. At school, she is adored by not only teachers but also classmates. At home, she is an obedient child and she is the pride of her family.
Đoạn trên là 1 ví dụ cho thấy sự lạc đề rất phổ biến ở nhiều thí sinh. Giám khảo hỏi bạn là lợi ích của bạn thân nhưng bạn lại kể về 1 người bạn thân và những tình cảm mọi người dành cho bạn ấy, rõ ràng câu trả lời chỉ phù hợp khi kể về 1 người bạn mà bạn ngưỡng mộ và yêu mến. Bên cạnh đó, các ý trong câu trả lời chưa được support đủ, các bạn tham khảo và tránh lặp những lỗi như vậy.
Vây làm gì khi bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo? Hãy chủ động hỏi lại, có thể yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi hoặc giải thích từ mới mà bạn gặp phải trong câu để đưa ra câu trả lời hiệu quả và đúng chủ đề nhé.
Tip #3: Chú ý vào ngôn ngữ chứ không phải nội dung
Một tip mà ít bạn biết trong IELTS Speaking đó là chúng ta nên tập trung vào cách ta nói vào 4 tiêu chí chấm bài IELT Speaking. Theo đó, bạn nên chú ý tới việc phát âm rõ ràng, đưa ra các cấu trúc hay và phức tạp, cùng với đó là những từ vựng học thuật hay thành ngữ (academic words and idioms).
Nhiều bạn lại quá quan tâm vào nội dung, sợ rằng nội dung của mình không chân thật, sợ giám khảo biết là mình đang bịa chuyện sẽ không được điểm cao. Đừng lo lắng, ngoài việc bạn cần đưa ra 1 câu trả lời đủ dài có nội dung như tip 2 trên thì bạn không phải lo lắng nhiều đến nội dung bạn nói cái gì nữa, hãy tập trung phát triển 4 tiêu chí trên. Bạn có thể nói không đúng sự thật về bản thân, nhưng miễn sao là nó dễ nói, dễ triển khai ý thì bạn cứ nói thôi, giám khảo không mời phụ huynh hay cảnh sát đến điều tra mức độ chân thật của câu trả lời đâu. Điều mà giám khảo quan tâm là bạn có nói đúng theo 4 tiêu chí chấm điểm không để mà cho điểm thôi.
Ví dụ:
Khi gặp part 2 yêu cầu miêu tả 1 chuyển du lịch của cả gia đình, bạn đừng vội trả lời theo đúng sự thật rằng “nhà em chưa bao giờ đi du lịch với nhau cả” vì câu trả lời đó quá tồi tệ, không đáp ứng yêu cầu về ngôn từ, không đủ thời gian nói. Thay vào đó hãy bịa ra một chuyến đi đơn giản nhưng khiến bạn và gia đình bạn vui vẻ. Không ai check độ chính xác của câu trả lời cả
Tip #4: Phát âm rõ ràng và nói dễ hiểu
Nhiều bạn rất phân vân: Thi IELTS nên nói giọng Anh – Anh hay Anh – Mỹ? Nhưng đừng lo lắng vì IELTS Speaking không yêu cầu bạn có giọng chuẩn Mỹ/ Anh, bạn có thể nói giọng …Việt – Anh, miễn sao giám khảo hiểu bạn muốn nói cái gì và bạn diễn đạt như thế nào (cấu trúc, ngữ pháp, academic word..), chắc chắn bạn sẽ không bị trừ điểm vì không nói được giọng của người bản xứ đâu (nhưng đương nhiên phải phát âm chuẩn). Vậy nên, trong phòng thi, hãy tỏ ra tự tin, thoái mái, nói chậm rãi nhưng phát âm đầy đủ các âm tiết và chú ý nên dùng cấu trúc phức, từ vựng nâng cao.
Nói tốt là một công việc khó khăn đòi hỏi rất nhiều kĩ năng và yếu tố. Các bạn nên cố gắng chăm chỉ luyện tập để tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân mình, như vậy, bạn mới có thể nhớ lâu và sử dụng thành thạo chúng. Các bí kíp trên là những tips cơ bản trong IELTS Speaking, các bạn hãy cô gắng ghi nhớ và vận dụng.
Chúc các bạn thành công!