Bạn còn nhớ buổi học tiếng anh đầu tiên của bạn là học gì không? Bảng chữ cái? Đúng rồi. Bảng chữ cái là bài học căn bản và quan trọng nhất nhì trong học một ngôn ngữ. Có bạn sẽ thắc mắc rằng có nhiều người sang nước ngoài lao động và chẳng cần học một chữ cái cũng nói tiếng nước ngoài như gió. Đúng vậy, nhưng chỉ là NÓI thôi nhé! Còn chúng ta là ôn thi IELTS phải không nào. Việc nghe chuẩn xác từng chữ cái còn đóng một vị trí quan trọng bất di bất dịch trong kỹ năng nghe của IELTS. Hãy cùng tìm hiểu xem việc nghe chữ cái trong IELTS Listening quan trọng như thế nào nhé!
1. Nhận định chung
Như các mem đều đã biết, thông thường Section 1 của kỹ năng nghe thường rơi vào dạng Form Completion. Mà trong dạng câu hỏi này, ngoài việc nghe về số (numbers), nghe từng chữ cái để ghi tên hay ghi địa chỉ là không thể thiếu. Theo như các chuyên gia IELTS, nếu bạn muốn đạt điểm cao trong IELTS Listening thì phải trả lời được chính xác 9/10 trong phần này. Nếu bạn không làm tốt được ngay từ phần này thì việc cứu điểm ở các phần sau càng khó hơn.
2. Lỗi thường gặp và cách khắc phục
- Trong bảng chữ cái tiếng Việt, mỗi nguyên âm/ phụ âm chỉ có một cách đọc. Ví dụ âm “a: trong từ ta, la, ca… đều giống nhau. Nhưng trong tiếng Anh, điều đó không còn đúng nữa, mối nguyên âm/ phụ âm sẽ có nhiều cách đọc, và cách đọc các từ không có quy tắc. Ví dụ âm “a” trong các từ car /kɑː/, save /seɪv/, khác âm “a” trong India /ˈɪndɪə/…
- Đặc biệt, các tên riêng hay tên địa danh,.. càng không có nguyên tắc. Đây là lí do mà ngay cả người bản ngữ cũng cần đánh vần tên để nhận biết và câu “How do you spell this…” càng trở nên phổ biến.
- Dưới đây là bảng chữ cái và phiên âm:
- Có 4 chữ cái không có trong bảng chữ cái tiếng Việt F /ef/, J /dʒeɪ/, W /ˈdʌb(ə)ljuː/, Z /zed/ziː/.
- Chú ý: Các bạn hay nghe nhầm giữa A /eɪ/, H /eɪtʃ/ và 8 /eit/ . Ba âm này khác nhau ở âm cuối, chữ A không có phụ ân cuối, H có âm / tʃ/ ở cuối, còn số 8 có âm /t/ ở cuối. Nhiều khi ending sound chính là nơi giải quyết vấn đề hoàn hảo phải không?
- Một lỗi thườn gặp nữa là sự nhầm lẫn giữa E/i:/ và I /ai/. Một cặp tương tự là G /dʒiː/ và J /dʒeɪ/. Nếu bạn sợ nhầm lẫn đối với “I”, bạn có thể ghi “ai” vào bản đề thôi nhé, đây chỉ để cho không bị nhầm lẫn, nhưng tuyệt đối không được khi như vậy vào trong answer sheet.
- Tương tự như khi đọc số, nếu có hai chữ cái giống nhau đứng cạnh nhau, chúng ta cũng sử dụng các từ như “double”, triple”. Ví dụ như tên: ELLE – /i:/ double /el/ /i:/
- Bạn có thể chuẩn bị hơn nữa cho việc nghe letters bằng cách ghé qua bản danh sách các địa danh quen thuộc thường xuất hiện trong IELTS Listening mà Etrain đã tổng hợp, từ đó có thể làm quen hơi nữa với các cái tên thường gặp trong phần nghe.
3. Cách viết câu trả lời
Có khá nhiều cách viết tắt được chấp nhận, các bạn có thể áp dụng để tiết kiệm thời gian:
- Viết đơn vị tiền tệ 50 pounds hay £50; 45 dollars hay $45; 20 euros hay €20.
- Viết đơn vị đo lường: 5 metres hay 5 meters hay 5 m
- Cách viết ngày và tháng: Có 2 cách viết ngày tháng, 2 cách này sẽ quy định số lượng từ hay số của bạn. Bởi vậy, trước khi viết hãy chú ý yêu cầu của đề bài về số lượng chữ và số cần điền:
- 15th May hay May 15th: được xem là 2 từ
- 15 May hay May 15: được xem là 1 từ và 1 số
Nếu bạn đã hoặc đang không coi trọng về sự quan trọng của việc nghe bảng chữ cái thì đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho bạn đấy nhé. Tường dễ mà khó, bảng chữ cái tuy khá dễ nghe nhưng nhiều khi lại dễ gây nhầm lẫn. Hãy bắt đầu chau chút kỹ lưỡng cho ôn luyện kỹ nâng nghe của bạn đi nào!