24 tips quan trọng cho IELTS Listening

Chào các bạn, một buổi sớm tốt lành! Các bạn có phải đang tranh thủ dùi mài IELTS vào một chút thời gian của buổi sương mai không? Cái giá lạnh ngoài trời có lẽ sẽ làm bạn giảm nhiệt huyết học tập nhưng sau khi đọc xong bài viết này mình tin rằng tâm thế của bạn sẽ nóng bừng bừng lại ngay thôi. 24 tips cho IELTS LISTENING, chắc chắn đáng tham khảo nha!

1. Dự đoán chủ đề sẽ được nghe 

Nó sẽ giúp bạn thu hẹp và định hình bao quát trong đầu những từ vựng, kiểu hội thoại then chốt. Để có thể đoán được, bạn cần liếc qua thật nhanh các section trong khoảng thời gian đã được đưa ra lúc đầu giờ và hãy chắc chắn rằng bạn đã có một chút gì đó trong đầu về một số thông tin như sau:

  • Ai sẽ đối thoại với ai hay đây là cuộc độc thoại
  • Bối cảnh của bài nghe
  • Nội dung cơ bản bài nghe 

2. Dự đoán các loại câu hỏi 

Bạn nên cố gắng hình thành trong đầu dạng thức thông tin bạn sẽ nhận được từ các câu hỏi đó. Ví dụ, trong section 1, bạn thường nghe được các thông tin về tên, số và địa chỉ, bạn sẽ nhìn thật nhanh các chỗ trống và xác định xem chỗ trống nào thì điền thông tin nào. Điền tên, số hay là địa chỉ ? Điều này sẽ giúp các bạn ‘bắt sóng’ các thông tin chính xác khi nó sắp được đề cập tới và tránh bị xao nhãng bởi các thông tin không cần thiết. 

Ví dụ câu hỏi: 

Ví trí 1: Điền số liệu và có thể số liệu này cũng tồn tại đến hàng nghìn giống như Watford 

Vị trí 2: Đáp án có thể là danh từ, nêu 1 disadvantage nữa của Albany. 

Vị trí 3: Danh từ miêu tả một ngành nghề.

Vị trí 4: Giống như vị trí 2, cũng sẽ là một danh từ miêu tả điểm disadvantage ngoài crime 

Vị trí 5: Điền tính từ để miêu tả thời tiết tại Watford giống như phía bên tay phải (wet, windy) 

Vị trí 6: Danh từ và chỉ nơi chốn (temple, mountain….) và rất có thể sẽ tồn tại ở dạng số nhiều giống như bên tay trái (beaches)

Thứ tự xuất hiện thông tin luôn luôn trùng với thứ tự câu hỏi.

3. Dành một phút để nhìn qua mỗi section 

Đó là khoảng thời gian trống gồm 30 giây cuối mỗi section (được cho để kiểm tra lại đáp án) và 30 giây cho section tiếp theo (để nhìn lướt qua nội dung cần nghe). Cái khoảng thời gian 30 giây mà bạn được cho cuối mỗi section để check đáp án của section đó thực tế thì sẽ rất ít khả năng bạn có thể điền thêm, chỉnh sửa được đáp án đúng vì bạn chỉ được nghe một lần thôi. Vì thế thay vì dùng nó theo mục đích ‘nguyên thủy’ được đề ra, bạn hãy sử dụng nó một cách hữu ích hơn là tăng thời gian đọc trước đề để hiểu và dự đoán (1 phút hơn hẳn 30 giây nha)

4. Hãy cẩn thận với thứ tự câu hỏi

Thường thì bạn sẽ có một ‘table’ để hoàn thành, thỉnh thoảng là ‘diagram’ hoặc ‘chart’. Các câu hỏi không nhất thiết phải theo trình tự từ trái sang phải, do vậy bạn nên cẩn thận chú ý không thì sẽ rất dễ nhầm lẫn hoặc bỏ lỡ một số câu. Thay vào đó, đặc điểm của phần Listening là luôn có thứ tự trùng với số câu hỏi giống như ở ví dụ trên.

5. Xem hai câu hỏi cùng một lúc 

Có 2 lý do để làm điều này. Đầu tiên, có một vài câu hỏi gần nhau có đáp án trong cùng một câu (tức khoảng cách giữa các đáp án rất ngắn) do đó bạn sẽ bỏ qua mất một đáp án nếu bạn chỉ nhìn đúng một câu hỏi vào cùng một thời điểm. Sẽ đắng lòng hơn khi bạn không biết mình bị lỡ mất lúc đó. Thứ hai, nếu bạn đã lỡ câu số 1 rồi và cũng không biết, bạn sẽ chờ đợi nghe đáp án của nó và chắc chắn bỏ lỡ vài câu sau đó. 

6. Chuyển ngay sang câu hỏi tiếp theo nếu bạn đã lỡ mất câu trước đó

Sẽ rất khó để có thể điền đáp án khi mà bạn chả thể nhớ và hiểu được tất cả những gì bạn nghe. Nếu bạn lỡ 2 đến 3 câu thì cũng đừng hoảng sợ nha, cứ tự niệm chú trong đầu rằng ‘Mấy câu đó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến band điểm của bạn đâu’. 

Thay vào đó, bạn ngay lập tức phải tập trung xác định vị trí bài nghe đang nói ở câu số mấy và tiếp tục.

7. Hãy nhìn sang các thí sinh quanh bạn 

Để xem họ làm tới đâu rồi khi bạn đã lỡ mất đáp án và không biết đoạn nghe đi đến phần nào. Quan sát xung quanh sẽ giúp bạn điều đó. Nếu thấy bạn ngồi cạnh lật trang, bạn cũng có coi đó là 1 gợi ý phần nghe đã sang trang tiếp theo (Nhưng tin vào bản thân mình nhiều hơn nhé!)

8. Cẩn thận với các cụm ‘Paraphrasing’ 

Nhớ rằng tất cả những gì bạn nghe sẽ không giống y hệt như những gì được viết trong giấy thi vì nếu thế thì nó sẽ quá dễ dàng. Đây là một kì thi học thuật và không có chuyện dễ xơi như vậy đâu. Cố gắng học và để ý các cụm từ đồng nghĩa trong quá trình nghe nhé. Khắp mọi nơi trong bài test, các đáp án luôn được paraphrase, đặc biệt trong Writing

9. Lờ đi những cụm từ bạn không biết 

Cũng đừng hoảng loạn khi bạn nghe mà không biết nó là gì. Không quá cần thiết khi biết nghĩa của nó, hãy đoán xem nó viết như thế nào. Hoặc thậm chí một số từ học thuật sẽ được nhắc lại 100% trong bài. Tuy nhiên, nếu bạn biết và hiểu nghĩa của từ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều.

10. Gạch chân các từ ngữ then chốt

Từ khóa khi nhìn lướt qua các câu hỏi là những từ giúp bạn biết nội dung chính của câu hỏi (tên, địa điểm, ngày tháng,..) và thường là danh từ. Bạn hãy gạch chân các từ keywords này để đánh dấu đường đi của mình nhé.

11. Chú ý các vấn đề liên quan đến spelling và grammar 

Câu trả lời của bạn sẽ sai chỉ vì những lỗi tưởng như rất nhỏ này. Vì thế, khi điền câu trả lời vào trong phiếu ‘answer sheet’, hãy kiểm tra nó lại một lần nữa, để ý xem thì thời đã phù hợp chưa, số ít hay số nhiều, là động từ, danh từ hay tính từ,.. và đừng spell sai nhé.

12. Hãy chú ý đến tờ answer sheet

Đừng lo lắng hay quá để ý đến những gì bạn viết trong tờ ‘exam sheet’ (tờ đề bài), cái quan trọng là tờ ‘answer sheet’ (phiếu trả lời) tờ cuối cùng bạn điền đáp án đó. Có rất nhiều thí sinh tẩy xóa hay gạch bê bết vào tờ ‘exam sheet’ chỉ để viết đúng chính tả cho đáp án của mình, rất mất thời gian trong khi chả ai dựa vào đó để chấm điểm cho bạn. Trong lúc bạn làm điều đó, có thể bạn đã lỡ những gì bạn cần nghe cho các câu tiếp theo đấy. Chỉ cần cố gắng viết đáp án đúng nhất và cuối cùng vào phiếu trả lời là ok.

13. Đọc kĩ những yêu cầu trong đề bài đã cho

Nếu nó yêu cầu điền không quá 2 từ mà bạn điền 3 từ, vậy là bạn sai rồi. Hoặc ví dụ như đề bài yêu cầu bạn điền vào chỗ trống “at … pm”, đề bài chỉ yêu cầu bạn điền mỗi số giờ mà bạn lại viết vào trong phiếu trả lời là “at 5 pm”, thế cũng sai, câu trả lời đúng cần viết chỉ đơn giản là “5”. Hãy nhớ điền thừa từ hay thiếu từ vào 1 đáp án đều sai đó nhé

14. Sử dụng từ vựng và cách đánh vần theo Anh- Anh hay Anh- Mỹ? 

Trên website chính thức của IELTS có ghi rõ rằng: “Kì thi IELTS chấp nhận cả Anh- Anh lẫn Anh- Mỹ về cách viết, cấu trúc ngữ pháp và cách dùng từ”. Vì thế bạn dùng cái nào cũng được. 

Ví dụ: Đáp án có thể viết colour (Anh-Anh) hoặc color (Anh-Mỹ) đều được tính điểm.

Bạn có thể đọc thêm về sự khác biệt giữa chính tả của Anh-Anh và Anh-Mỹ để hiểu rõ nhé.

15. Nên viết in hoa hay in thường

Thực ra thì cả 2 cái này đều được chấp nhận trong kì thi hết. Tuy nhiên, để chọn giải pháp an toàn khi bạn không biết lúc nào thì nên viết kiểu gì thì tốt nhất là viết in hoa hết một lượt cho đỡ bị bắt bẻ. Ví dụ: thay vì viết “Pairs” hay “pairs”, hãy viết “PAIRS”. 

16. Hãy thật quen thuộc với phát âm Anh – Anh 

Sẽ rất tốt nếu bạn luyện để nghe được phát âm của các nước cũng dùng tiếng Anh như Australia, American, Canadian, New Zealand,… Tuy nhiên, kể cả khi có sự trộn lẫn của tiếng Anh giữa các vùng miền nhưng phần lớn thi IELTS sẽ là Anh-Anh. 

17. Chữ cái và số

Thực hành để phát âm chính xác chữ cái và chữ số, phân biệt được sự khác nhau giữa chúng vì trong IELTS Listening luôn có những thông tin liên quan đến chữ cái và số.

18. Cẩn thận với tất cả những gì bạn viết 

Nhiều từ nhìn thì có vẻ đúng nhưng thực chất là sai đó (thường thì sai về lỗi chính tả, số ít, số nhiều,..). Mình có tổng hợp 9 lỗi sai thường gặp khi chuyển đáp án vào từ answer sheet rồi, bạn có thể tham khảo nhé.

19. Không bỏ một khoảng trống đáp án nào 

Khi nộp bài, hãy viết tất cả các đáp án có khả năng. Có thể có những câu bạn chưa chắn chắn, hãy cứ đưa ra và có thể may mắn sẽ mỉm cười. Với những câu trắc nghiệm hãy chọn 1 đáp án bất kỳ, bạn có xác suất đúng 25% đến 33% đó.

20. Không viết nhầm đáp án

Chuyển đáp án vào phiếu trả lời một cách thật cẩn thận nhé. Đừng để những nhầm lẫn nhỏ nhưng vô cùng tai hại như điền đáp án của câu này của ô kia và ngược lại nhé. Điều này rất hay mắc phải khi bạn để trống một đáp án và nhìn gà hóa cuốc. 

21. Spelling và Grammar

Khi kiểm tra và soát lại đáp án, hãy check lại luôn spelling và grammar rồi cuối cùng mới chuyển chúng vào phiếu trả lời.

22. Hãy tập trung

Khi đã nghe bài test là phải thật tập trung, đừng để bị xao nhãng bởi những tác động từ bên ngoài và cũng đừng hoảng loạn khi bạn bị lỡ mất phần nghe nào đó hay điền chúng sai. Tất cả những điều đó sẽ khiến bạn mất tập trung và sai.

23. Dành thời gian luyện nghe tiếng anh nhiều nhất bạn có thể

Không chỉ luyện nghe bằng những bài test mà hãy cố gắng tạo môi trường tiếng anh xung quanh bạn mọi lúc mọi nơi. Hãy tìm những nguồn nghe phù hợp với trình độ của bạn và tăng độ khó một cách thật từ từ. Mọi nguồn nghe đều có giá trị kể cả khi nó không phải dạng thức dành cho IELTS. 

24. Học cách nghe và viết cùng một lúc

Luyện tập kĩ năng này là điều vô cùng quan trọng khi học thi IELTS Listening. Ngoài việc luyện qua các sách ôn thi thì bạn có thể bật các audios và ‘take notes’. Cách này có thể giúp bạn cải thiện tốt cả hai kĩ năng cần thiết.

Trên đây là một số tổng hợp về các lưu ý khi luyện thi và kĩ năng thi IELTS Listening mà mình thấy cực kỳ hữu dụng. Các bạn đọc rồi thấy hài lòng thì hãy Like, comment hoặc share nhé. 

Bài viết liên quan:

IELTS Thanh Loan – Trung tâm luyện thi IELTS cung cấp các khóa học IELTS Online, sách IELTS:

  • Hotline/Zalo: 0974 824 724
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: S103 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng