Bạn đang đau đầu vì IELTS Speaking? Bạn đang không biết phải nói như thế nào cho hợp lí? Nên nói nhanh hay nói chậm? Tốc độ nói có ảnh hưởng gì không? Hầu như các bạn luyện thi IELTS, khi “chạm trán” với “chướng ngại vật” đều sẽ có chung câu hỏi này. Vậy bạn đã biết hết chưa? Nếu chưa tìm được ra câu trả lời thì hãy cùng đọc bài blog này nhé. Bởi vì chủ đề IELTS Thanh Loan chia sẻ sẽ xoay quanh vấn đề tốc độ nói, nói như thế nào là tốc độ chuẩn và làm thế nào để nói với tốc độ chuẩn. “Các bạn chỉ cần lo luyện nói, còn kiến thức, bí kíp, lời khuyên cứ để IELTS Thanh Loan lo”.
Thời gian 5 phút lướt Facebook vèo cái là hết, nghe một bản nhạc cũng loáng cái là xong, đi ra đi vào cho hết thời gian thì lại càng vô nghĩa nhưng nếu đồng hành cùng IELTS Thanh Loan qua các bài viết thì chỉ với 5 phút đấy, chúng mình lại học được rất nhiều thứ đó. Cùng đọc bài của IELTS Thanh Loan nhé!
1. Tốc độ nói ảnh hưởng đến điểm số phần IELTS Speaking
Trả lời cho câu hỏi “Tốc độ nói có ảnh hưởng đến điểm số phần IELTS Speaking không?”, mình xin trả lời bạn là có nhé. Trong bài chia sẻ “Những điều về phát âm cần lưu ý cần để đạt điểm cao trong IELTS Speaking” mình đã đề cập đến tốc độ nói rồi. Tốc độ nói là yếu tố hàng đầu khi xét tiêu chí Fluency and Coherence (Tính trôi chảy và tính mạch lạc). Bài thi nói của chúng ta có thuyết phục, trôi chảy hay không một phần cũng là ở tốc độ nói này. Vậy thì, tốc độ nói ảnh hưởng như thế nào tới phần thi Speaking?
a. Ảnh hưởng đến sự lưu loát của bài nói.
Tốc độ nói ảnh hưởng đến đầu tiên chính là sự lưu loát của bài nói. Hay nói cách khác, sự trôi chảy của bài nói phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ nói.
Hãy tưởng tượng nhé, chúng ta đang ở trong phòng thi thật sự, và người ngồi trước mặt bạn kia chính là giám khảo, vậy mà khi trả lời bạn cứ ngập ngừng, ậm ừ, lúc nói được, lúc không nói được, lúc nói nhanh, lúc nói chậm thì liệu điểm số có được cao? Chắc chắn là không rồi! Cũng ở trong trường hợp đấy nhé, bây giờ bạn đã biết cách kiểm soát tốc độ nói của mình, tự tin, bình tĩnh thể hiện ý kiến của mình và đưa ra câu trả lời đối với những câu hỏi của giám khảo thì chắc chắn bạn sẽ nói lưu loát, rõ ràng hơn và band điểm cũng sẽ cao hơn rồi.
Bao giờ cũng vậy, đi trên một con đường thẳng tắp lúc nào cũng nhanh chóng, dễ dàng hơn con đường ngoằn ngoèo, sỏi đá. Tốc độ nói cũng như con đường chúng ta đi vậy, duy trì được tốc độ nói đều đặn, không đổi thì nó sẽ là con đường thẳng tắp thênh thang, còn nếu không thể kiểm soát, lúc nhanh, khi chậm, ngắc ngứ, ngập ngừng thì sẽ là con đường thứ hai kia, khó đi, khó đến đích. Vậy nên các bạn nhớ nhé. Bài nói có lưu loát hay không còn phải xem cách chúng ta nói nữa.
b. Ảnh hưởng đến ngữ pháp, từ vựng, phát âm.
Không chỉ ảnh hưởng đến sự lưu loát đâu các bạn ạ, tốc độ nói cũng tác động tới ngữ pháp, từ vựng và phát âm của chúng mình đấy.
Về ngữ pháp, nếu chúng ta nói không ổn định, thường xuyên bị ậm ừ thì đó quả thực là rắc rối lớn đấy. Đặc biệt với các bạn đang còn yếu về ngữ pháp thì lại càng nguy hiểm hơn. Bởi vì khi nói chúng ta thường không có thời gian trau chuốt ngữ pháp như khi viết, nên khi nói mà ngập ngừng hay nói quá nhanh thì sẽ rất dễ sai ngữ pháp do tâm lí hoang mang khi thấy mình nói không tốt. Thêm vào đó, khi bạn quá mải mê chú ý tới việc mình nói bị lặp lại, bị ngập ngừng thì cũng sẽ không còn thời gian tập trung vào từ vựng hay cách phát âm nữa.
Từ vựng, phát âm, ngữ pháp là 3 tiêu chí trong 4 tiêu chí chấm điểm Speaking, vậy thì bạn đã thấy tốc độ nói có mức ảnh hưởng như thế nào rồi chứ.
2. Tốc độ nói như thế nào là hợp lí?
Một lời khuyên chân thành từ mình đó là, các bạn nên cố gắng luyện tập để nói với tốc độ vừa phải. Bạn cho rằng nói càng nhanh càng tốt? Nói càng nhanh giám khảo càng cho rằng khả năng tiếng Anh của bạn cao, rằng ban nói rất trôi chảy và thành thạo? Câu trả lời là không! Bạn có thấy một người Việt Nam nói chậm nhưng có ai bảo họ không phải người Việt không? Nói nhanh không thể hiện điều gì cả, mà thực tế càng nói to và ở tốc độ vừa phải bạn càng phát âm rõ. Tuy vậy nói chậm ở đây không phải là nói mãi không được một chữ, ê a như kiểu: “I…am…a…freshman at X University” nhé.
Vậy, nói như thế nào thì được xem là nói với tốc độ vừa phải?
“Vừa phải”, thật ra chưa cần nói thì các bạn cũng đã có thể tự suy đoán là không nhanh cũng không chậm đúng không? Vừa phải ở đây còn là sự điềm tĩnh, tự tin, chắc chắn trong từng suy nghĩ, lời nói nữa đấy các bạn ạ. Six minutes đã tính rằng tốc độ nói bình thường của những phát ngôn viên nổi tiếng là 163 từ một phút. Một nghiên cứu về ngôn ngữ ứng dụng (applied linguistics) cũng đưa ra kết quả gần như tương tự cho một người nói tiếng Anh lưu loát. Vậy nên tốc độ nói phù hợp nhất với chúng ta sẽ rơi vào khoảng độ từ 130 từ tới 150 từ một phút.
Tuy nhiên, không phải ngày một ngày hai là có thể đạt được tốc độ ấy đâu các bạn ạ. Các MC hay thuyết giả chuyên nghiệm, cùng với tài năng bẩm sinh về việc nói, thì cũng phải tập luyện rất nhiều đó các bạn ạ. Các bạn có muốn biết bí quyết làm cách nào để tập luyện thật tốt, thật hiệu quả không? Đọc tiếp ở phía dưới này nhé
3. Làm thế nào để làm chủ tốc độ nói của bản thân?
Đúng là không dễ gì để có thể nói tốt được trong một thời gian ngắn nhưng nắm rõ được phương pháp tập luyện đúng đắn, hiệu quả thì lại giúp bạn rút gọn được một khoảng thời gian kha khá đấy. Dưới đây, mình đã đưa ra bốn cách mà mình thấy giúp ích rất nhiều cho việc kiểm soát tốc độ nói của bản thân. Các bạn xem và áp dụng nhé
a. Hãy luyện nói hằng ngày với tốc độ vừa phải
Cách đầu tiên mình muốn chỉ cho các bạn đó là luyện nói hằng ngày với tốc độ vừa phải. Tại sao lại thế ư? Vì việc luyện nói hằng ngày sẽ tạo ra cho chúng ta một thói quen nói vừa phải. Lâu dần, nó sẽ trở thành phản xạ tự nhiên, bất cứ khi nào bạn nói cũng sẽ đều nói ở một tốc độ rất ổn định.
Nếu bạn không luyện tập hàng ngày thì khi đi thi sẽ không bao giờ có thể duy trì được tốc độ nói đâu. Mình chắc chắn đấy. Ban đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy chán nản, không quen vì bình thường đang nói năng thoải mái, “bon miệng” như thế mà lại phải hãm lại. Nhưng nói tiếng Anh là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì, đặc biệt là khi chúng ta không phải người bản xứ, tiếng Anh cũng không được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày thì lại càng phải luyện tập nhiều. Mỗi ngày dành ra 30 phút tập nói tiếng Anh, và khi nào nói cũng nhắc nhở bản thân phải nói từ tốn, nhẹ nhàng thì chắc chắn một thời gian sau, bạn cũng sẽ cảm thấy ngạc nhiên với kết quả mà mình đạt được đó.
b. Chú ý phát âm rõ ràng
Luyện nói hằng ngày chưa đủ, chúng ta còn phải luôn chú ý phát âm rõ ràng nữa. Vấn đề về phát âm chính là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta hay bị dừng lại khi nói tiếng Anh. Có bạn thì sẵn sàng bỏ qua lỗi sai về phát âm để nói tiếp. Nhưng hầu hết, khi nói sai chúng ta sẽ dừng lại và lúng túng, mất bình tĩnh không biết phải nói gì tiếp theo. Vậy nên mình khuyên các bạn là hãy chắc chắn mình luôn biết cách phát âm thật chuẩn, thật rõ ràng nhé.
Tuy vậy các bạn nên lưu ý, quá chú ý vào phát âm cũng có thể gây ra tác dụng ngược đấy. Hẳn sẽ có bạn không đồng ý với quan điểm phát âm quá “chuẩn” sẽ làm giảm tốc độ nói tuy nhiên thực tế này lại rất đúng. Chúng ta vẫn biết rằng, một từ trong tiếng Anh sẽ được cấu tạo bởi các âm và được phát âm theo thứ tự từ trái qua phải. Một từ tiếng Anh được đọc đúng chỉ khi chúng ta phát âm đầy đủ các âm tạo nên nó. Thế nhưng, trong khi nói, thường chúng ta lại hay mắc phải một số lỗi sai về phát âm phổ biến như thiếu âm cuối (ending sounds) hoặc các nhóm phụ âm khó (consonant groups).
Ví dụ:
I asked her why she never helped her friends do homework
Trong câu trên, phát âm đầy đủ từng từ sẽ là:
aɪ æskt hər waɪ ʃi ˈnevər helpt hər frendz du ˈhoʊmwɜːrk
Tuy nhiên, khi nói một số từ ta thường sẽ không phát âm đầy đủ như
– asked đọc như /æst/
– her đọc như /ər/
– helped đọc như /helt/
– friends đọc như /frenz/
Vì thế, câu trên khi phát âm nhanh ta nghe nó giống như:
aɪ æstər waɪ ʃi ˈnevər ‘heltər frenz du ˈhoʊmwɜːrk
Cho nên, đừng quá tập trung vào phát âm mà làm ảnh hưởng tới tốc độ nói của mình nhé.
c. Tránh ậm ừ khi nói
Một việc nữa mà chúng ta cần làm để duy trì tốc độ nói tốt nhất đó chính là tránh ậm ừ khi nói. Tình trạng ậm ừ hay “bí” thường xảy ra khi chúng ta bị tâm lí, thiếu vốn từ vựng, không biết cách phát âm, hoặc thậm chí là có quá nhiều từ vựng trong đầu, không biết chọn từ nào cho hay, cho “chất”.
Mình khuyên các bạn để tránh ngập ngừng ngắt quãng thì trước hết hãy suy nghĩ thật đơn giản nhé. Bạn có biết suy nghĩ quá nhiều là nguyên nhân gốc rễ gây ra mọi vấn đề không? Đành rằng nghĩ trước khi nói là một điều tốt, các cụ xưa còn dạy rằng “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” cơ mà. Thế nhưng, vẫn đề thường gặp với người học tiếng Anh là chúng ta suy nghĩ quá nhiều chỉ để trả lời một câu đơn giản. Hàng loạt những điều “nhảy múa” trong đầu chúng ta mỗi khi có câu hỏi ập đến như “Mình nên trả lời kiểu gì?”, “Trả lời sao cho thú vị?”, “Trả lời như này chẳng hay gì, người ta sẽ nghĩ mình nhạt nhẽo mất”… và cuối cùng bạn chọn một cách trả lời rất thú vị: …IM LẶNG! Tất cả là vì các bạn không biết phải trả lời thế nào, sợ sai, sợ nói không hay và đủ các thứ sợ khác mà các bạn quên mất rằng, đối phương chỉ muốn biết “Have you had a party before” (Đằng ấy đã từng có một bữa tiệc nào chưa) thôi. Hãy nghĩ đơn giản thôi, gạt bỏ hết những lo lắng và thoải mái nói chuyện nhé. Hơn nữa trong tình huống này, bạn hãy sử dụng đến những fluency markers để tăng độ trôi chảy và lấp đấy những khoảng à, ờ trong bài nói nhé.
Một lưu ý nữa để tránh ậm ừ khi nói đó là đừng nên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Đây là một thói quen phổ biến của người học tiếng Anh, nghĩa là chúng ta cố dịch câu mình định nói thay vì diễn đạt trực tiếp ý tưởng của mình bằng tiếng Anh. Thói quen này hiển nhiên ảnh hưởng tốc độ nói của bạn. Các quy tắc ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt khác nhau, bên cạnh đó không phải lúc nào mình cũng tìm được một từ tiếng Anh tương đương với tiếng Việt để mà diễn tả. Thế nên, hãy tập cho mình thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh và trực tiếp diễn đạt ý tưởng của mình bằng tiếng Anh. Điều này sẽ giúp các bạn cải thiện tốc độ nói của mình một cách đáng ngạc nhiên đấy.
Vậy là mình đã chia sẻ với các bạn hầu hết những kiến thức về tốc độ nói trong IELTS Speaking rồi đấy. Các bạn thấy bài viết này bổ ích chứ? Cám ơn bạn rất nhiều.
Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục IELTS!