Trong phòng thi, có rất nhiều trường hợp xảy ra mà bạn khó có thể dự đoán được, vậy nên việc chuẩn bị tốt cho tất cả các trường hợp kể cả các trường hợp xấu là điều cần thiết. Bài viết hôm nay sẽ liệt kê một vài trường hợp thường gặp của các thí sinh đã từng trải qua và khá phổ biến để các bạn có thể có được kinh nghiệm cho bản thân.
Tình huống 1: Bạn không nghe rõ giám khảo nói
Có thể do giám khảo nói quá nhanh hoặc quá nhỏ, bạn không nghe rõ họ đang hỏi gì. Trường hợp này không hiếm với thí sinh thi IELTS Speaking. Các bạn không cần phải lo lắng họ sẽ trừ điểm bạn, bạn hoàn toàn có quyền và khi không nghe rõ, hãy hỏi lại, điều đó sẽ không ảnh hưởng đến điểm số của bạn đâu. Sau đây là một số cách ứng biến bạn nên chuẩn bị trước cho những tình huống như vậy:
Sorry, I don’t quite follow you. Can you say that again?
Sorry, I’m not sure what you mean
Sorry, I didn’t quite catch that.
Sorry, would you mind saying the question again?
Tuy nhiên, khi nghe câu hỏi, các bạn hãy chú ý và bình tĩnh để nghe, tránh phải hỏi lại như vậy.
Tình huống 2: Bạn không hiểu từ trong câu hỏi
Làm gì khi bạn không hiểu câu hỏi của giám khảo? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi thí sinh không hiều từ mới hay định nghĩa mới, bạn có thể yêu cầu giám khảo giải thích giúp và cũng yên tâm là không hề ảnh hưởng đến điểm số.
I’m sorry, but could you explain what you mean by “ ezine”?
I wonder if you could explain “ezine” in great detail?
I’m afraid I’m not quite clear about what you mean by “ezine”?
Tình huống 3: Bạn muốn ngắt lời giám khảo
Đôi khi, bạn cần ngắt lời họ để làm rõ một số ý, ví dụ như một số từ bạn không nghe rõ, bạn muốn làm rõ nghĩa và đảm bảo theo đúng suy nghĩ của mình, hãy ngắt lời họ một cách lịch sự:
Can I interrupt you for a moment?
Sorry to interrupt, but I want to..
I’d just like to say…
Tình huống 4: Bạn muốn làm rõ ý của mình
Có thể bạn sẽ lúng túng khi giải thích một định nghĩa hay một ý tưởng của bạn, hãy dùng một số cách sau để có thể giải thích rõ cho giám khảo hiều ý bạn muốn nói ở đây:
What I meant to say was …
Let me put it in another way
What I was trying to say was that..
Sorry, let’s me explain further.
Tình huống 5: Bạn không biết trả lời câu hỏi
Sẽ có thể có vài câu hỏi vượt qua phạm vi giới hạn kiến thức của bạn, lúc ấy bạn không hề có một thông tin hay luận điểm gì để có thể “chém” được với giám khảo. Vậy làm thế nào khi không có ý tưởng để nói? Hãy thành thật và sử dụng một số cụm từ cố định sau:
Sorry, I have very little idea of ..but I guess..
I don’t have much experience of..because…but I guess…
Actually, to be frank, I really don’t know very much about…
I’m afraid I cannot give you a satisfactory answer because..
Các bạn chú ý là dù không biết rõ câu trả lời nhưng hãy phỏng đoán và nói, quan trọng là biết giải thích và đưa ra ý kiến thuyết phục giám khảo về luận điểm của bạn.
Tình huống 6: Bạn muốn đảm bảo giám khảo hiểu ý mình
Đôi khi bối rối, bạn có thể diễn đạt lủng củng hoặc với những thứ phức tạp, bạn phải nói rất lòng vòng, khó hiểu, vì vậy, để chắc chắn giám khảo hiểu ý của mình, bạn hãy dùng một số cấu trúc sau:
I’m sorry but do you understand?
The problem is so complicated, do you understand it?
I’m trying to clarify my point but do you understand it?
Tình huống 7: Bạn bị lệch tủ
Không ít thí sinh đi thi IELTS với một cái đầu đầy kiến thức thuộc lòng và hi vọng sẽ trúng tủ, lúc ấy yên chí mà “bắn” tiếng Anh như gió trong phòng thi. Nhưng chủ đề nói là mênh mông, vậy nên xác suất để bạn trúng tủ là rất thấp, thay vào đó, các bạn hãy học cách làm bài, các kĩ năng để có thể tự trả lời một câu hỏi thay vì học thuộc lòng các chủ đề common. Có sự chuẩn bị kĩ là rất tốt nhưng không phải là cách học thuộc, học tủ, hãy tìm hiều những vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, đọc sách báo bằng tiếng anh cũng sẽ giúp bạn nhiều trong việc tìm ý để nói được.
Tóm lại, trong phòng thi, không phải lúc nào phần thi của bạn cũng “thuận buồm xuôi gió” và bạn có thể trả lời hết và biết hết những gì giám khảo hỏi, vậy nên, các bạn hãy cố gắng tím hiều thật kĩ và dự phòng những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra để kịp thời ứng biến. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm các tiêu chí chấm IELTS Speaking và 4 bí kíp đạt điểm cao trong IELTS Speaking để biết thêm về các yếu tố giúp bạn ăn điểm.
Chúc các bạn thành công!