Chiến thuật làm bài IELTS Listening dạng bài Completion

Chúng ta sẽ tiếp tục hành trình đi tìm hiểu về từng dạng câu hỏi trong bài nghe IELTS và cách thức làm bài trước khi các bạn ngồi vào phòng thi nhé. Dắt quanh mình những hành trang cần thiết, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn và tiết kiệm thời gian làm bài. Dạng câu hỏi số 2 trong các dạng câu hỏi của IELTS Listening test là dạng bài hoàn thành chỗ trống – completion. Đây không phài là dạng bài khó trong Listening, nhưng nó sẽ khó nếu bạn không biết những điều dưới đây.

1. Yêu cầu của dạng bài Completion

Bạn sẽ được cho một bảng tóm tắt thông tin với các chỗ trống và được cho yêu cầu số từ điền vào chỗ trống. Nhiệm vụ của bạn là nghe và bắt được từ thích hợp điền vào chỗ trống. Có một số dạng bài hoàn thành vào chỗ trống như sau:

1) Form completion

Dạng câu hỏi này thường hay xuất hiện trong section 1 và yêu cầu bạn cần lắng nghe một cuộc trò chuyện giữa ít nhất hai người. Thường phần này là một cuộc trò chuyện qua điện thoại. Dựa trên các thông tin được cung cấp trong ghi âm, các bạn cần hoàn thành các chi tiết trong biểu mẫu. Trong section 1, thông tin được yêu cầu để điền vào dạng form completion này thường là tên, địa chỉ, ngày tháng và số.

2) Table completion

Tỉ lệ xuất hiện của dạng tóm tắt này trong section 2 là cao nhất. Bạn sẽ được cung cấp một bảng tóm tắt các đối tượng, sự lựa chọn chính (kinds of books, places, name of a person ….)  được nhắc đến trong bài nghe được phân loại theo một số tiêu chí cụ thể (advantages, disadvantages, time, places, tickets…..). Bạn sẽ được practice với dạng bài này ngay bên dưới phần practice.

3) Sentence completion

Dạng này thường có trong section 2 hoặc 3. Bạn hoàn thành câu hoặc đoạn tóm tắt bằng cách điền vào chỗ trống một số từ nhất định theo yêu cầu đưa ra ở đề bài. Các khoảng trống có thể đến ngay từ đầu, ở giữa hoặc ở cuối câu. Dạng hoàn thành câu dùng để note lại những ý chính trong 1 đoạn của bài nói.

4) Summary completion

Thường xuất hiện trong section 4 để tóm tắt lại toàn bộ bài diễn thuyết của lecturer hoặc của một chuyên gia nào đó, bài summary completion có độ dài khó hơn hẳn cả về kỹ năng nghe, kỹ năng làm bài và từ vựng.

2. Chiến lược tiếp cận dạng bài completion trong Listening

1) Đọc phần hướng dẫn – instruction

Điều đầu tiên và cũng là điều quan trọng nhất đó là đọc phần hướng dẫn cho từng câu hỏi thật cẩn thận. Trong dạng bài này thông tin bạn cần có được trong phần instruction là giới hạn từ được điền vào từng chỗ trống. Giả sử nếu bạn không đọc phần instruction, bạn sẽ không biết chính xác bài thi đang hỏi bạn cái gì. Phần instruction có thể hướng dẫn bạn để viết “no more than three words”  tức là bạn chỉ được viết tối đa 3 từ cho một câu trả lời. Nêu câu trả lời của bạn có 4 từ, ngay lập tức nó sẽ được tích sai.

Đây là bước mà hầu hết các bạn khi làm bài thi đều …bỏ qua. Note trong đầu bạn rằng, bước đầu tiên và quan trọng nhất là đọc hướng dẫn. Chỉ cần 1 cái đưa mắt rất nhanh bạn đã có thể thâu tóm được introduction và biết bạn cần phải làm gì. Đừng bỏ qua bước số 1 này!

2) Đọc câu hỏi cẩn thận

Gạch chân các từ quan trọng trong câu hỏi, thường là các danh từ và động từ vì đó sẽ là những từ được nhắc đến trong bài nghe. Đọc câu hỏi và định hình các thông tin liên quan đến câu trả lời. Ví dụ:

  • Đó là tên riêng, là số điện thoại hay số postcard, hay thời gian
  • Đó là danh từ, tính từ hay động từ
  • Đó là danh từ số ít hay số nhiều

Cố gắng để đoán đáp án nhiều nhất có thể trước khi bạn bắt đầu nghe – đó sẽ là những chiếc đèn pin chỉ đường đầu tiên cho bạn.

 …… was not allowed during a kite’s preparation.

Chỗ trống còn thiếu là chủ ngữ của câu nên cần điền vào chỗ trống 1 danh từ. Vì động từ “was” nên chủ ngữ là số ít è Điền vào chỗ trống một danh từ đếm được số ít hoặc danh từ không đếm được

3) Bắt tay vào nghe tập trung

Trong quá trình làm bài bạn cần làm hai công việc cùng lúc: nghe và ghi đáp án. Hai công việc được thực hiện song song này chắc chắn sẽ khiến cho bạn cảm thấy thực sự khó khăn. Những kỹ năng quan trọng khi làm bài là:

a) Nếu bạn bị “lạc đường”, đừng lo lắng

Ngay lập tức lấy lại sự tập trung vào bài làm của mình. Bạn cần lắng nghe keywords xem bài nghe đang nhắc đến câu nào và bắt đầu nghe tiếp từ câu đó. Với câu hỏi bị xót lại phía trước, bạn hãy quay lại trong 10 phút cuối khi chuyển đáp án vào tờ answer sheet, biết đâu bạn có thể đoán được đáp án và nó đúng.

b) Luôn cẩn thận với những “bẫy” trong bài nghe

Trong bài nghe của bạn người nói của thể nói ra một đáp án sai rồi quay trở lại phủ định đáp án sai đó vì vậy mà không phải bất cứ thông tin nghe thấy lần đầu tiên đều là đáp án thích hợp cho câu trả lời. Speaker cũng có thể đặt những từ phủ định như “not” ngay trước đáp án nên bạn hãy luôn cẩn thận. Câu trả lời dùng và những cạm bẫy của bài nghe luôn xuất hiện đan xen nhau nên hãy lắng nghe để hiểu được ngữ cảnh của bài nói, bạn mới có thể tìm ra câu trả lời đúng nhất được.

c) Luôn có sẵn câu hỏi tiếp theo trong đầu

Tiếp theo mình cần nghe để tìm được thông tin gì? Câu trả lời phải luôn có sẵn trong đầu bạn. Bạn hoàn toàn đã có thời gian đọc câu hỏi trước, vì vậy hãy luôn có định hướng trong đầu rằng tiếp theo bạn cần tìm câu trả lời cho câu hỏi nào.

4) Check lại đáp án và chuyển đáp án

Bạn không check lại đáp án nghe được và chuyển nó vào tờ answer sheet ngay sau khi làm xong bài này, đây là công việc của 10 phút cuối khi chuyển đáp án vào tờ answer sheet. Trong 10 phút đó, bạn cần đọc lại xem đáp án của mình có phù hợp về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa với chỗ trống nó cần điền vào không và tuyệt đối tránh những lỗi sai khi chuyển đáp án vào tờ answer sheet như spelling, số ít số nhiều, …

Bài chia sẻ đã giúp các bạn hiểu thêm về IELTS Listening dạng Completion và cách làm bài. Hãy lưu ý những điều mình vừa ghi lại ở trên cho bài thi này nhé.

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng