Đây chắc hẳn là câu hỏi của các bạn vừa mới bắt đầu luyện thi IELTS rồi. Các bạn muốn biết cấu trúc một đề thi IELTS Listening hoàn chỉnh để có một cái nhìn khái quát nhất về kỹ năng nghe và định hướng học là vô cùng đúng đắn rồi. Đối với kỹ năng nghe, việc nắm bắt đề thi và xây dựng chiến thuật học ngay từ đầu là rất quan trọng. Bởi nếu bạn không xây dựng được đường lối học ngay từ đầu, bạn hoàn toàn có thể rơi vào trường hợp học mãi mà trình độ cứ mãi giậm chân tại chỗ. Bạn có thể tham khảo về cấu trúc bài thi và một số thông tin hữu ích về IELTS Listening trong bài viết này của Etrain nhé.
Cấu trúc bài thi IELTS Listening
Trong phần nghe IELTS sẽ có tất cả 4 bài tập, mỗi bài tập gồm 10 câu hỏi. Cụ thể:
Section 1
- Nội dung: Là cuộc đối thoại giữa hai người, có thể trực tiếp hoặc qua điện thoại về những trao đổi thường ngày trong cuộc sống. Ví dụ: Một cuộc gọi đặt vé máy bay, việc mua hàng hóa online, đăng ký khóa học gì đó….
- Loại thông tin thường gặp: Thường sẽ có hai loại thông tin trong Section 1. Đầu tiên, chắc chắn sẽ có phần hỏi những thông tin cá nhân như tên, tuổi, số điện thoại, địa chỉ, hộ chiếu….. Ngoài ra, section 1 còn hỏi về những thông tin có liên quan đến topic nhưng ở mức độ khá dễ.
- Ví dụ: Bạn được yêu cầu nghe một cuộc điện thoại của người A đặt mua vé máy bay và giao dịch với người B. Những thông tin có thể hỏi đó là: Tên người mua, Số điện thoại người mua, địa chỉ email của người mua, mua mấy vé, giá mỗi vé là bao nhiêu, địa điểm đến như thế nào, những yêu cầu của người mua vé trên máy bay như bữa ăn, ngồi ghế nào………..
- Loại câu hỏi thường gặp: Các loại câu hỏi thường gặp trong section 1 đã được mình tóm tắt tại đây, các bạn có thể nhấp chuột vào link và đọc chi tiết nhé!
Section 2
- Nội dung: Là cuộc độc thoại cá nhân của một người và vẫn là những topic informal như giới thiệu 1 địa điểm thăm quan, giới thiêu các hoạt động được tổ chức, một lễ hội……
- Loại thông tin thường gặp: Đầu tiên phải kể đến là thông tin chỉ các nơi chốn khác nhau như library, bedroom, hall…….. vì dạng bài rất hay gặp trong section 2 là labelling a map. Sau đó các bạn có thể nhắc đến các hoạt động và thông tin liên quan đến nó.
- Ví dụ: Section 2 giới thiệu về 1 zoo nào đó, trong đó nửa đầu sẽ mô tả cấu trúc của zoo đó, bao gồm nhà ăn ở đâu, khu vui chơi cho trẻ em ở vị trí nào, chỗ nào sẽ có quán café……. Nửa sau có thể hỏi bạn các hoạt động được tổ chức hàng tuần ở zoo đó, ví dụ như là vào thứ 2 sẽ có hoạt động tự cho các con thú ăn, diễn ra tại khu vực A vào lúc mấy giờ, và yêu cầu trẻ tham gia phải trên 10 tuổi….
- Các loại câu hỏi thường gặp: Một lần nữa mình đã tóm tắt ở bài Các dạng câu hỏi thường gặp trong Section 2, các bạn tham khảo nhé.
Section 3
- Nội dụng: Là cuộc đối thoại giữa hai đến 3 người về các chủ đề học thuật. Dạng hay hỏi nhất đó là giáo viên thảo luận với học sinh hoặc các học sinh trao đổi với nhau về bài tập lớn, một nghiên cứu nào đó hoặc là một bài thuyết trình.
- Loại thông tin: Rất khó có thể chia sẻ về loại thông tin thường gặp trong section 3 vì nó quá đa dạng và khó đoán. Mỗi topic khác nhau sẽ hỏi đến những thông tin khác nhau nhưng đều yêu cầu người nghe phải hiểu cuộc hội thoại chứ không phải nghe và bắt từ.
- Các loại câu hỏi thường gặp: Các bạn đọc trong bài Các dạng câu hỏi thường gặp trong Section 3 nhé
Section 4
- Nội dung: Là cuộc độc thoại cá nhân của 1 người giảng dạy về 1 chủ đề cực kỳ học thuật. Ví dụ học sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của mình về một sự kiện lịch sử, cung cấp thông tin về cuộc sống và sinh hoạt của một con vật hoặc nêu ra quá khứ và quá trình phát triển của một tòa nhà………….
- Loại thông tin: Nhiều lắm các bạn ạ và yêu cầu người nghe cần bám sát tốc độ bài nghe và sẽ có một số từ ngữ mang tính chuyên ngành một chút luôn. Đôi khi section 4 sẽ mang tính may mắn 1 chút vì nếu bạn nghe về một chủ đề, thông tin bạn đã biết thì sẽ dễ dàng hơn nhiều đó. Rất chú ý trong section 4 về số lượng từ các bạn điền vào chỗ trống vì thường dạng bài trong Section 4 đó là filling in the form hay tên khác là gap filling.
- Các loại câu hỏi thường gặp: Các bạn tham khảo bài viết Các dạng câu hỏi thường gặp trong Section 4 nhé.
Lưu ý
Có thể trong có trình ôn tập, giáo viên của bạn sẽ cho bạn nghe nhiều lần một bài nghe nhưng khi đi thi, các bạn chỉ có 1 LẦN nghe duy nhất thôi nhé. Hãy nghe kỹ lưỡng ngay từ đầu.
Ngoài ra, các bạn sẽ có thêm 10 phút để transfer đáp án từ phần làm của mình ra giấy.
Trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về IELTS Listening và bố cục bài thi Listening rồi. Đó chính là bước đầu tiên các bạn cần có để bắt đầu quá trình chinh phục Listening, sau đó hãy bước sang bước thứ 2 là tìm nguồn nghe thích hợp và bắt tay vào luyện tập nhé.