5 bước “chinh phục” biểu đồ Map trong IELTS Writing Task 1 [kèm nhiều bài mẫu]

Một trong những biểu đồ bị lầm tưởng là khó và đánh đố người học nhất trong Writing Task 1 chính là biểu đồ Map.

Tuy nhiên mình lại nghĩ là đây là dạng biểu đồ khá thú vị và nếu bạn chuẩn bị đúng cách, nó không hề khó chút nào.

Trong bài học này, mình sẽ chia sẻ với các bạn các kiến thức và thông tin cần thiết về dạng biểu đồ này nhé. Mình chắc chắn rằng chỉ sau khi đọc bài này, các bạn sẽ có thể viết bài văn mô tả Map theo đúng cách chấm điểm của IELTS Writing.

Let’s start!

Đặc điểm của biểu đồ Map trong IELTS Writing task 1

Nào, chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút về dạng biểu đồ Map này có những đặc điểm gì nhé.

#1 Map xuất hiện nhiều hơn trong đề thi IELTS Writing task 1 

Nếu như bạn học và thi IELTS vào những năm 2013 hay 2014 thì mỗi năm, Map chỉ xuất hiện 1-2 lần. Tỉ lệ xuất hiện quá ít đến nỗi bạn thường có sự chủ quan và không học cách mô tả dạng biểu đồ này. Đến khi gặp dạng Map, các bạn kêu khó, chả biết viết như thế nào …… chỉ bởi vì chúng ta đâu có tìm hiểu về nó.

Tuy nhiên thời gian gần đây, Map có tỉ lệ xuất hiện cao hơn rất nhiều. Để minh chứng cho điều này, các bạn hãy cùng mình nhìn vào 6 tháng đầu năm 2019 và các ngày thi/đề thi Map nhé.

Bạn thấy không, chỉ duy nhất 6 tháng, khoảng 18-10 lần thi, thì Map đã xuất hiện đến 3 lần rồi. Tần suất xuất hiện không hề nhỏ chút nào, đồng nghĩa với việc bạn rất cần phải bắt đầu học viết dạng biểu đồ này ngay thôi.

#2 Có hai loại biểu đồ Map trong IELTS Writing 

Đúng thế bạn ạ. Nếu với các dạng biểu đồ mô tả số liệu, như Line, Bar, Pie hay Table, thì chúng ta cũng chia thành hai nhóm chính:

(1) biểu đồ mô tả số liệu CÓ sự thay đổi theo thời gian
(2) dạng biểu đồ KHÔNG có sự thay đổi theo thời gian. Map cũng tương tự như vậy.

Lấy ví dụ nha:

The diagrams below show the changes that have taken place at West Park Secondary School since its construction in 1950

Biểu đồ trên đang nói đến một ngôi trường mang tên West Park tại 3 điểm thời gian khác nhau: 1950, 1980 và năm 2010 ⇒ Đây chính là dạng Map có sự thay đổi theo thời gian.

Nhiệm vụ của người viết là: Mô tả các địa điểm trên biểu đồ đã thay đổi như thế nào về vị trí, kích thước hay đặc điểm

Ví dụ: Từ năm 1950 đến năm 1980, ngôi trường vẫn giữ nguyên vị trí nhưng chỉ đóng vai trò như một toà nhà trung tâm. Các nhà cửa bên tay trái của ngôi trường đã hoàn toàn biến mất để nhường chỗ cho một bãi đỗ xe và khu khoa học…… 

Thêm một ví dụ nữa về Map:

The map below is of the town of Garlsdon. A new supermarket is planned for the town. The maps shows two possible sites for the supermarket.

Với ví dụ số 2, câu hỏi không cho chúng ta nhiều điểm thời gian khác nhau mà các bạn chỉ có duy nhất 1 bức tranh. ⇒ Đây chính là dạng Map có sự thay đổi theo thời gian.

Nhiệm vụ của người viết lúc này là cần phải so sánh các địa điểm có thể xây dựng siêu thị, ưu nhược điểm của nó là gì….

Ví dụ: Trong khi S1 nằm ở phía Tây Bắc và ở khu nông thôn vì S2 nằm đúng trung tâm của thị trấn 

Học cách viết dạng biểu đồ Map qua 5 bước

Mình sẽ hệ thống hoá 05 bước học Map này qua bức hình sau đây:

5 bước cơ bản để bắt đầu viết bài miêu tả biểu đồ Map

Bước 1: Học từ vựng – 50% thành công của bài viết

Một trong những bí quyết mình truyền cho học viên để tạo nên một bài miêu tả biểu đồ hay và thuyết phục, chính là học từ vựng liên quan đến dạng này. Với biểu đồ Map, bạn có 3 nhóm từ vựng nòng cốt như sau:

Nhóm 1: Từ vựng mô tả sự thay đổi

Đặc điểm của dạng Map (đặc biệt là dạng có sự thay đổi theo thời gian) chính là tập trung vào sự thay đổi của một khu vực/ địa điểm từ 2 hoặc 3 mốc thời gian khác nhau. Sự thay đổi đó có thể là sự di chuyển của 1 khu nhà, sự mở rộng của một con đường, hoặc sự mất đi của 1 nông trại, bla bla….

⇒ Từ vựng mô tả sự thay đổi như “thay thế“, “mở rộng“, “biến mất”, “xuất hiện”….. đóng vai trò rất quan trọng:

Nhóm 2: Từ vựng mô tả hướng 
Việc xác định đúng hướng trong biểu đồ Map sẽ cho phép chúng ta miêu tả các địa điểm chính xác, và giúp người đọc có thể hình dung các sự thay đổi, đặc điểm của biểu đồ hơn

Vậy hướng sẽ bao gồm những hướng nào? Bức ảnh này chính là câu trả lời:

Rồi, hãy quay trở lại với biểu đồ Map mà mình đã ví dụ trước đó 1 chút, ta thấy:

  • Năm 1980, đã xây dựng thêm Science Block và ở ngay cạnh với school ⇒ Ta có thể mô tả là: In 1980, science block was located in the west of the school (Khu khoa học nằm ở phía tây của trường học)

Ghi chú: Để có thể xác định hướng của biểu đồ 1 cách chuẩn xác nhất, bạn có thể vẽ 4 hướng giống như ảnh trên vào đề thi.

Nhóm 3: Từ vựng mô tả vị trí

Rất nhiều bạn học loại biểu đồ này đều rất mông lung và sợ hãi vì không thể rõ ràng trong việc xác định vị trí của thứ mình đang miêu tả. Thật tiếc là, sự lúng túng đó lại vô tình khiến bạn bị mất điểm hoặc không đáp ứng được tiêu chí mà bài viết yêu cầu.

Nhưng hãy cứ bình tĩnh ạ, ngay dưới đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn từ vựng miêu tả vị trí thường được sử dụng và được đánh giá cao từ giám khảo:

Như vậy, nếu mình muốn nói: Science Block được đặt bên trái của trường học ⇒ Câu miêu tả chuẩn nhất sẽ là:

In 1980, science block was located on the left of the school

Mình có khoá học IELTS Overall cho người mới bắt đầu
Nếu việc tự tìm tòi chọn lọc từ vựng, rồi sau đó lại còn phải thực hành các từ vựng này, rồi cách đọc phân tích thông tin, việc chữa bài …. quá khó và tốn nhiều thời gian. Cách tốt nhất là đi học.

Ví dụ như với dạng Map này, mình chỉ dạy các bạn trong duy nhất 1 buổi học của khoá IELTS Overall và các bạn có thể hoàn toàn viết được 1 bài band 6.0+ luôn.

  • Khoá học IELTS Overall bao gồm 40 buổi học, lịch học 2 buổi/tuần
  • Chia đều cho 4 kỹ năng: 10 buổi Listening Reading, 15 buổi Writing, 15 buổi Speaking
  • Các bài học sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó và 100% bài thực hành đều được chữa chi tiết, tỉ mỉ
  • Mục tiêu của khoá học là giúp bạn nắm chắc cách làm các dạng bài của từng kỹ năng trong IELTS và chinh phục đầu ra IELTS 6.0+

Học thử khoá IELTS Overall

Bước 2: Học ngữ pháp thật chắc

Xin nhấn mạnh lại một lần nữa rằng, ngữ pháp để miêu tả dạng biểu đồ này rất quan trọng. Cụ thể thì, hãy chắc chắn về kiến thức câu bị động.

Tại sao lại chủ yếu là câu bị động?

Để mình giải thích như thế này ạ: Hãy thử tưởng tượng, các toà nhà tại Hà Nội có thể tự mất đi hoặc có một phép màu nào khiến chúng tự di chuyển sang 1 khu vực khác không ạ? – Quá rõ ràng, chỉ có con người mới có thể tác động được, và sự mất đi hay thêm vào đều là do con người tạo ra nhưng ta lại không nhấn mạnh cụ thể là ai, mà chủ yếu đề cập đến sự thay đổi ở đây là gì ⇒ Phải sử dụng cấu trúc câu bị động mới “chuẩn bài” các bạn nhé.

Bước 3: Lên cấu trúc bài viết Map

Một công thức hoàn hảo chung cho cấu trúc viết bài Writing Task 1 ở tất cả các dạng biểu đồ chính là có bố cục đầy đủ 4 phần:

Bắt đầu từ câu Introduction, tiếp đến là Overview thật chuẩn và kết thúc bằng 2 đoạn Body riêng biệt.

Bố cục và cấu trúc cho dạng biều đồ Map này cũng không ngoại lệ. Chúng ta sẽ đi từng phần một nhé.

⚑ Introduction (1 câu duy nhất)

Bạn cần làm gì cho phần giới thiệu này?

  • Đọc và phân tích yêu cầu đề bài thật kĩ bằng cách gạch chân các keyword chính có trong bài. Việc này là để xem người ta đang nói về sự thay đổi của cái gì (khu dân cư, công viên, khu rừng hay là một toà nhà….)
  • Quan sát ảnh và hiểu qua về bức ảnh. Bước này quan trọng lắm này, nhìn ảnh chúng ta sẽ dễ hình dung hơn về những thay đổi, xác định được vị trí và phương hướng → nghĩ những từ vựng liên quan đã học.
  • Paraphrase: Sử dụng các từ vựng đồng nghĩa để diễn đạt lại thông tin trong câu hỏi

⇒ Và cấu trúc viết Introduction có thể như sau:

The two maps/ pictures/ maps + show/ demonstrate/ illustrate/ depict + how a place + change (thì thích hợp) + time

⚑ Overview (2 câu là quá chuẩn)

Ở phần tổng quát này, các bạn sẽ nhắc đến những đặc điểm nổi bật nhất trên biểu đồ. Mình thường hay hỏi bản thân một số câu hỏi như sau:

  • Bản đồ này có nhiều hay ít dân cư?
  • Biểu đồ này có sự thay đổi mạnh mẽ hay không đáng kể?
  • Có bất kì sự cải tiến nào về cơ sở hạ tầng hay không?
  • Và làm thế nào mà mấy cái toà nhà hoặc trung tâm kia lại thay đổi nhanh đến vậy?

Cấu trúc viết câu, các bạn hoàn toàn có thể vay mượn cấu trúc giống như viết các dạng khác của Writing Task 1 như:

  • It is obvious that…..
  • As can be seen from the maps, ….
  • It is clear that…….
  • …….

⚑ Body 1 + 2 (3-4 câu cho mỗi đoạn thân bài)

Phần này chính là linh hồn của bài viết. Với phần thân bài, bạn sẽ mô tả chi tiết các thông tin được nhắc đến trên biểu đồ theo một trình tự hợp lí nhất.

Với mỗi sự thay đổi, các bạn cần cung cấp đủ 3 nhóm thông tin như sau: Place (bạn đang mô tả địa điểm nào?) + Where (địa điểm này nằm ở đâu trên biểu đồ?) + How it changes (địa điểm này thay đổi như thế nào?)

Ví dụ: (1) Houses (2) on the left of the school (3) were destructed to make room for a car park and a science block

  1. Địa điểm được mình mô tả ở câu này là houses – những ngôi nhà
  2. Vị trí của ngôi nhà này là ở phía bên tay trái của ngôi trường
  3. Sự thay đổi ở đây là chúng bị phá đi để nhường chỗ cho 1 cái bãi đỗ xe và một khu nghiên cứu khoa học

Bước 4: Đọc bài mẫu mô tả dạng Map (download free)

Khi đã biết cách viết bài, bạn rất nên tham khảo thêm một số bài mẫu để học cách viết, từ vựng, cách duy trì ngữ pháp …. Và nguồn câu hỏi tốt nhất chính là từ các đề thi thật từ các năm trước đó.

Cụ thể trong bài viết này, mình xin được chia sẻ với các bạn một số đề thi + bài mẫu cho dạng Map nhé:

The plans below show a public park when it first opened in 1920 and the same park today.

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparisons where relevant.

Xem bài mẫu, phân tích từ vựng và bài mẫu chi tiết tại đây

The two maps below show an island before and after the construction of some tourist facilities.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Xem bài mẫu, phân tích từ vựng và bài mẫu chi tiết tại đây

The plans below show the layout of a university’s sports centre now, and how it will look after redevelopment.

Summarise the information by selecting and reporting the main features and make comparison where relevant.

Xem bài mẫu, phân tích từ vựng và bài mẫu chi tiết tại đây

The maps below show the centre of a small town called Islip as it is now, and plans for its development.

Summarise the information by selecting and reporting the main features, and make comparisons where relevant.

Xem bài mẫu, phân tích từ vựng và bài mẫu chi tiết tại đây

Gợi ý sách liên quan

Giải đề thi thật IELTS Writing Task 1 & 2

Nếu bạn muốn tham khảo các bài mẫu IELTS Writing bám sát với đề thi thật nhất, thuộc những chủ đề thường được hỏi trong IELTS Writing Task 2, sở hữu cuốn này chính là sự lựa chọn tuyệt vời.

 

Bước 5: Thực hành viết bài

4 bước trên là nền tảng để tạo nên kết tinh bài viết của bạn.

Lúc này, hãy thở nhẹ trước 1 hơi, chọn cho mình một thời điểm mà bạn dồi dào năng lượng nhất, chọn 1 bài Map mà bạn nghĩ là mới mẻ và bắt đầu viết. Thực hiện viết đúng cấu trúc câu, từng bước một. Hãy nhớ, đây là bạn đang tập viết nên đừng quá khắt khe với bản thân quá.

Nếu tự học: Bạn chỉ cần dành tầm 4 buổi để học viết tất cả các dạng Task 1, đối với dạng Map, bạn thực hiện viết 2 bài căn chuẩn thời gian mỗi tuần. Thời gian còn lại, bạn để dành để review, học từ bài mẫu và cải thiện vào bài viết sau của mình. Nếu đi học lớp IELTS Overall cùng Thanh Loan, chỉ cần 1 buổi học thôi là bạn có thể mô tả được Map nhé.

Lý do nhiều bạn thất bại trong việc chinh phục điểm số Writing chính là viết quá nhiều nhưng lại không review và xem lại lỗi sai của mình. Bạn đừng như vậy nhé!

Gửi bạn thêm một số video bài giảng về Map của cô Thanh Loan nhé:

Bài viết liên quan:

IELTS Thanh Loan – Trung tâm luyện thi IELTS cung cấp các khóa học IELTS Online, sách IELTS:

  • ĐT: 0974 824 724
  • Email: [email protected]
  • Địa chỉ: S103 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng