Các bước luyện đề thi IELTS Reading đúng cách

Bạn của mình đã chuẩn bị cho bài IELTS Reading Test như thế này:

Bạn luyện với rất nhiều đề thi ở rất nhiều các cuốn sách IELTS khác nhau như bộ Cambridge, các cuốn IELTS Plus và các cuốn recent actual tests. Bạn ý căn chỉnh đúng thời gian làm bài chỉ là 60 phút cho cả 3 passages. Sau khi hoàn thành 60 phút bạn quay xuống những trang cuối của cuốn sách và check đáp án xem rằng mình đã được bao nhiêu câu trả lời đúng, với bấy nhiêu câu trả lời đúng, bạn ý sẽ được band điểm bao nhiêu. Việc luyện đề cứ lặp đi lặp lại như thế ngày này qua ngày khác, hơn thế nữa bạn ý còn là một con người cực kì chăm chỉ, nhưng cuối cùng điểm thi Reading không hề cao?

Tại sao?

Bạn có thấy mình gặp phải vấn đề tương tự?

Vậy nếu đó cũng là vấn đề của bạn, cách giải quyết là gì?

Trước tiên, hãy thay đổi ngay cách học của bạn vì với mỗi đề IELTS Reading bạn không chỉ đơn thuần là check band điểm hiện tại là bao nhiêu, bạn cần trả lời được câu hỏi “Làm thế nào để bạn có thể tăng điểm số của mình”.

Sáng nào bạn cũng dậy rất muộn, toàn 9, 10 giờ mới bắt đầu bình minh, và mỗi khi thức dậy bạn đều phàn nàn với bản thân tại sao mình lại ngủ dậy muộn như thế. Buổi sáng trôi qua hoàn toàn vô nghĩa vì bạn chẳng làm được việc gì cả. Các buổi sáng tiếp theo, nó lại tiếp tục trôi qua vô nghĩa như vậy, ngày này qua ngày khác, bạn kêu ca, phàn nàn vào tất cả các buổi sáng. Nhưng sau đó bạn chẳng thay đổi bản thân mình, không lấy đồng hồ báo thức, không ngủ sớm hơn để dậy sớm hơn vào sáng hôm sau….thì kêu ca có lợi ích gì.

Tương tự với việc học IELTS Reading này cũng vậy. Không học từ mới thì tự vựng sẽ dậm chân tại một chỗ, không trau truốt lại kỹ năng đọc và tăng tốc độ đọc thì nó cũng sẽ không nhúc nhích tiến bộ. Hãy theo những bước sau để có sự “tiến bộ” trong khi học Reading.

Bước 1: Luyện đề theo phương pháp Keywords technique

Đây là phương pháp học được chia sẻ bởi thầy Simon – cựu examiner của UK gợi ý cho chúng ta và nó được chứng minh là một phương pháp hiệu quả. Các học sinh trong lớp IELTS của mình đều tăng điểm số sau 1 2 tháng luyện tập, và cũng có rất nhiều bạn khác xuất sắc đạt 8.5 hay 9.0 IELTS Reading khi luyện tập theo phương pháp này. Vậy tại sao bạn không thử và kiểm chứng tính hiệu quả của nó.

a) Keyword technique “đảo”

Các bước thực hiện phương pháp Keyword technique “đảo” như sau:

  • Trên trang web của thầy Simon đã chia sẻ những bảng tổng kết keywords do thầy và các học sinh của mình tạo ra. Các bảng keyword đó đã được tổng kết và ghi cụ thể là bảng keyword tổng kết bài đọc nào để các bạn dễ theo dõi. Tất cả chúng đều nằm trong các cuốn cambridge nên hãy “tậu” ngay 1 bộ cambridge để ôn thi IELTS nhé. Đây là bản pdf đã được tổng kết sẵn, các bạn có thể download về và sử dụng tại đây nhé.
  • Chọn 1 bài trong cuốn cambridge đã có bản keywords được tổng kết sẵn trong bản pdf trên.
  • Học các từ và cụm từ đồng nghĩa trong bản keyword tables của thầy Simon. Hiều nghĩa của các từ và cụm từ đồng nghĩa này.
  • Quay lại làm bài đọc, chú ý các keywords đã đọc trước đó.

Phương pháp sẽ giúp các bạn có được các cụm từ đồng nghĩa và hiểu các câu trả lời, tại sao câu 1 là A, tại sao câu 10 là True…

b) Keywords technique “thuận”

Cái tên này mình đặt ra vì nó mang tính chất xuôi chiều chứ không ngược chiều như phương pháp trên – bạn tự lập bảng keywords sau mỗi bài đọc.

Trình tự của phương pháp keywords technique “thuận” như sau:

  • Chọn bài đọc trong 1 trong các cuốn sách mà bạn có. Ưu tiên các cuốn cambridge và cuốn Recent Actual Reading Tests trước nhé.
  • Làm bài đọc trong vòng 60 phút.
  • Check lại đáp án sau khi làm bài. khoanh tròn các câu trả lời sai.
  • Đối chiếu lần lượt từng câu và giải thích đáp án, ghi lại các từ và cụm từ đồng nghĩa và lập thành bảng keywords table như trên.
  • Đọc đi đọc lại bảng keywords table nhiều lần để nhớ nó lâu hơn.
  • Sau 1 thời gian đủ dài để quên nội dung bài đọc, bạn quay lại làm bài đọc và xem sự khác biệt về số câu trả lời đúng.

Bước 2: Đọc lại bài đọc sau khi luyện đề

Đừng gấp sách vào ngay sau khi luyện đề xong, đọc hiểu bài đọc để bạn có thể hiểu được nội dung và kiến thức mà bài đọc chia sẻ. Việc đọc hiểu này giúp bạn giải thích được câu trả lời cho các câu hỏi, tại sao câu này mình làm sai, tại sao đáp án cho câu 2 lại là B…. Hơn thế nữa sau khi đọc dịch đoạn văn, bạn cũng sẽ tăng khả năng đọc hiểu của mình, dần dà tốc độ đọc cũng như kĩ năng đọc sẽ tiến bộ lúc nào mà bạn không hay.

Bước 3: Học từ vựng và ideas từ bài đọc

Khi bạn viết hoặc nói, bạn thường rơi vào các vấn nạn như chẳng có ý tưởng để viết bài hoặc trả lời câu hỏi, chẳng có từ vựng để diễn đạt ý tưởng xuất hiện trong đầu mình. Làm sao để giải quyết.

Cách giải quyết ở đây chính là đọc thật nhiều, tuy nhiên “đọc đi đôi với học”, bao gồm:

Học từ vựng từ bài đọc

Chính trong bài đọc có rất nhiều từ vựng theo chủ đề cũng như là những cụm từ hay mà bạn có thể học tập và sử dụng. Những từ vựng này liên quan đến chính chủ điểm trong bài đọc. Mình sẽ lấy ví dụ là vài đoạn trong bài đọc “Hurry sickness” trong Focus on IELTS và chỉ các từ vựng hay trong bài đọc để các bạn thấy.

A. According to statistics, it is becoming increasingly rare in many Western countries for families to eat together. It seems that people no longer have time to enjoy a meal, let alone buy and prepare the ingredients. Meanwhile, fast food outlets are proliferating. Further evidence of the effects of the increasing pace of life can be seen on all sides. Motorists drum their fingers impatiently at stop lights. Tempers flare in supermarket queues. Saddest of all is the success of an American series of books called “One Minute Bedtime Stories”. What, one has to ask, do parents do with the time thus saved?

В. According to Barton Sparagon, M.D., medical director of the Meyer Friedman Institute in San Francisco, and an expert on stress-related illness, the above are all symptoms of a modern epidemic called “hurry sickness”. The term was coined nearly 40 years ago by a prominent cardiologist, who noticed that all of his heart disease patients had common behavioural characteristics, the most obvious being that they were in a chronic rush. Hurry sickness has been an issue in our culture ever since, but the problem is escalating in degree and intensity, leading to rudeness, short-tempered behaviour and even violence, alongside a range of physical ills.

С. The primary culprit, according to Sparagon, is the increasing prevalence of technology – like e-mail, cell phones, pagers and laptop computers. We can bring work home, into our bedrooms and on our vacations. Time has sped up for so many people, and there is increased pressure to do more in the same number of hours, says Sparagon.
Jill Stein, a sociologist at the University of California at Los Angeles, agrees that time is being more compressed than ever. “In the past, an overnight letter used to be a big deal. Now if you can’t send an e-mail attachment, there’s something wrong. Because the technology is available to us, there an irresistible urge to use it.”

D. What about those annoying people who shout into their cell phones, oblivious to those around them? Stein says thatself-centred behaviour is related to larger social trends as well as technology. “There is a breakdown of the nuclear family, of community, of belonging; and an increased alienation and sense that we’re all disconnected from one another. This breakdown came before the technology, but the technology has exacerbated it.” Now we connect through this technology, says Stein, and we don’t have face-to-face interaction.
Ironically, as people pull their cell phones out in the most unlikely venues, our personal lives are available on a public level as never before. People are having work meetings and conversations about their spouses and their therapy sessions with complete impunity. Ordinarily we’d never be exposed to this information, says Stein.

E. Sparagon claims that there is more a sense of entitlement now than ever (“Why should anyone slow me down?”). But he warns that there is more than civility at stake. “Thischronic impatience is damaging not only to our social environment, but to our physical health. It builds, and then it doesn’t take much to explode. And for those who repress it, it’s equally damaging.”
The high-tech revolution and the lifestyle it has spawned have brought with them a rash of serious health problems, including heart attacks, palpitations depression, anxiety, immune disorders, digestive ills, insomnia and migraines. Sparagon says that human beings are not designed for prolonged, high-speed activity. “When you look at our heart rates, brain-wave patterns – our basic physiology has not evolved to keep pace with the technology – we are hard-wired to be able to handle a ‘fight-flight’ response where the stress ends within five to ten minutes. In our current culture, though, we struggle for hours on end.”

F. Even children are not spared the ills ofmodern-day overload. There’s a hidden epidemic of symptoms like hypertension, migraines and digestive problems among children as young as ten – disorders never before seen in children, says Sparagon. Whether these problems result from being swept into the maelstrom of their parents’ lives, or from full loads of extracurricular activities and unprecedented homework requirements – up to five hours a night for some – children are experiencing the same sense of overload, time pressure and demands that their parents experience, says Sparagon, “and they don’t have coping mechanisms to deal with it.”

G. Recovery is possible, but Sparagon emphasises that there is no quick fix. Many of thesestress-related behaviours have become deeply ingrained to the point where people are hardly aware of them. The greatest paradox, he says, is that even when people are ready to change their behaviour, they are in a hurry to do so.

H. Sparagon works with people to become aware of their stress and the impact it’s having on their lives. They examine their belief systems (What is really important? What can they let go of?) and they learn to challenge their behaviours. One popular exercise is to assign a chronically impatient person to stand in the longest line in the grocery store.
The only answer is to take it one day at a time. The irony is that all the techniques and technology designed to streamline our lives may ultimately be counterproductive. As Sparagon says, “People are finding that all of this multi-tasking, rushing and worrying is not only making life intolerable, but actually making them less efficient than they could otherwise be.”

Trong đoạn trên mình có list ra một số từ vựng hay như trên và check nghĩa của chúng trong từ điển, ghi chúng vào 1 cuốn sổ nhỏ hoặc làm flashcard và học đi học lại nhiều lần để học từ vựng nhớ lâu hơn và hiểu quả hơn. Tuy nhiên chúng ta không chú ý quá nhiều đến một số từ vựng chuyên ngành như “cardiologist” thì chúng ta không nên học nhé.

Học ý tưởng từ bài đọc

Ví dụ ở bài trên là một topic rất gần gũi với thực tế công việc nhé. Nó sẽ được ứng dụng trong một số trường hợp như sau – và những trường hợp này hoàn toàn được lấy từ những đề thi IELTS thật.

IELTS Writing task 2 ngày 14/03/2015

Nowadays, many families have both parents working. Some working parents believe other family members like grandparents can take care of their children, while others think childcare centres provide the best care. Discuss both views and give your own opinion.

Từ tiềm năng có thể được sử dụng ở đây là “be swept into the maelstrom of work” để thay thế cho câu theme ở đề bài. Như vậy bạn có thể viết được introduction như sau:

It is sometimes argued that both parents are increasingly swept into the maelstrom of works, so they do have enough time to take care of the development of their children. While some people subcribe to the view that these children can be carefully looked after by childcare centres, I think other family members like grandparents can do this job better.

IELTS Speaking part 3

Do you think that we can improve impatience?

Definitely yes, I think we can change this bad character by some simple ways. For example, when I was a child, my grandmother taught me to count from 1 to 10, one – two – three…., to calm down whenever I lossed my temper, and you know, I worked. I also read an article which says that one popular exercise is to assign a chronically impatient person to stand in the longest line in the grocery store.

Bằng chứng rất là hiển nhiên rồi đúng không nào. Chính từ những bài đọc IELTS mà bạn chỉ đơn thuẩn đọc và check đáp án đó lại có chứa rất nhiều những thứ đáng đọc và đáng học khác, không chỉ trong kì thi IELTS mà còn trong cả kiến thức thực tế nữa. Vậy nên, hãy có cách luyện các đề IELTS Reading đúng cách nhé.

Bạn cũng nên đọc thêm bài Các bước luyện đề IELTS Listening đúng cách, rất có thể ngay cả cách luyện Listening của bạn cũng cần phải đọc thay đổi sau bài đọc bài.

HỌC IELTS ONLINE QUA ZOOM,
CÁCH HỌC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI HIỆN ĐẠI
Để cô Thanh Loan giúp bạn đánh giá đầu vào chi tiết, xây dựng lộ trình học tập cá nhân hoá phù hợp với đầu vào và mục tiêu bạn mong muốn
0
    0
    GIỎ HÀNG
    Giỏ hàng trốngQuay lại
      Sử dụng